Nếu bạn đang tìm kiếm ếch pacman là gì, cách nuôi ếch pacman thì không cần mất thời gian nữa, Chúng tôi đã chọn Top 17 bài hay nhất về ếch pacman cho bạn
Ếch pacman là con gì?
- Tên quốc tế (PACMAN FROG)
- Tên khoa học Ceratophrys Ornata
Ếch Pacman có xuất sứ từ Nam Mỹ chúng là loài động vật lưỡng cừ sống trên cạn. Phần lớn chúng sống ở nơi ẩm ướt. Loài này du nhập vào nước ta từ những năm 2006. Với điều kiện nuôi không quá khó và sỡ hữu ngoại hình xinh xắn, ếch Pacman đã lấy được thiện cảm của nhiều bạn trẻ thích nuôi động vật mini tại Việt Nam. Là loại dễ thích nghi với môi trường sống, không cần cho ăn đều đặng chúng vẫn có thể sống bình thường, Chuông nuôi cũng không quá phức tạp.
Trong tự nhiên ếch Pacman đang ngày càng ít đi, do tác động lớn từ việc khai thác và mở rộng xây dựng của con người. Hiện nay, loại này đang là loài có nguy cơ tuyệt cũng cao. Tại đất nước Mỹ, nhiều người đã phát động phong trào tiến hành đưa chúng trở thành thú nuôi để bảo tồn chúng.
Đặc điểm của ếch Pacman
Được gọi là ếch ngoài hành tinh, ếch Pacman có nhiều màu sắc rực rỡ sống động như: Red, blue, green, vàng, socola,… Sở hữu thân hình sặc sở, chiếc đầu to gần bằng nữa cơ thể, miệng rộng, thân hình tròn xoe, kích cỡ max size từ 10 – 13 cm, con cái thường lớn hơn con đực khoảng 5 – 7 cm. Tuổi thọ của ếch Pacman có thể lên đến 10 năm thậm chí 15 năm.
Chúng là loài động vật lưỡng cư nên có thể tiết ra các độc tố trên da, lưu ý không nên tiếp xúc với da và mắt và các vết thương hở.
Cách nuôi ếch Pacman mau lớn
Chuồng nuôi
Chuồng nuôi của ếch Pacman cần kích thước đủ lớn, để chúng có thể thoải mái di chuyển và sinh họat một cách thuận lợi nhất.
Trong chuồng nuôi cần có một nơi cho ếch ẩn nấp. Độ ẩm thích hợp trong chuồng khoảng 70 – 85 %
Trong tự nhiên, ếch Pacman rất thích đào bới đất vì vật bạn cần tạo một môi trường nuôi thích hợp. Chuẩn bị các vật liệu lót nền đã được khử trùng như: đất, vỏ cây, rêu, sphagnum, viên sỏi lớn. Một điều hết sức lưu ý đó là có nhiều bạn dùng cát làm nhà để lót nền, sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của ếch khi chúng ăn vào.
Nhiệt độ trong chuồng lý tưởng để ếch phát triển tốt nên được duy trì từ 25 – 30°C vào ban ngày và 20 – 25°C vào ban đêm. Nếu có thể nên sử dụng đèn sưởi dưới nền (có thể mua ở cửa hàng). Trang bị thêm đèn chiếu sáng tia UVB mỗi ngày chiếu khoảng 10 – 12 giờ.
Chuồng nuôi cần phải được làm sạch mỗi tuần một lần, nếu không vệ sinh sạch sẽ ếch Pacman sẽ sẽ mắc bệnh ngoài ý muốn.
Thức ăn cho ếch Pacman
Ếch Pacman là loài lưỡng cư háo ăn nên chúng có thể ăn nhiều loại công trùng vừa miệng chúng. Với ếch nhỏ có thể cho chúng ăn hằng ngày, còn với con trưởng thành ăn 2 hoặc 3 lần mỗi tuần. Lượng thức ăn hằng ngày phụ thuộc và kích thước và nhiệt độ của cơ thể của ếch. Nếu nuôi ếch trong hồ thì nên thả những loài cá nhỏ hoặc tôm để chúng tự săn mồi. Thức ăn của ếch Pacman chủ yếu như:
- Giun đất: Đây là loại thức ăn yêu thích của ếch Pacman. Bới vì giun đất có cơ thể mền nên rất dễ ăn. Trong giun đất cũng chữa một lượng lớn khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết. Lưu ý nên mua giun đất ở cửa hàng hoặc giun được nuôi. Giun ngoài tự nhiên không đảm bảo sạch.
- Dế: Cũng nằm trong thực đơn hằn ngày của chúng. Loài này có bán nhiều và dễ tìm ở của hàng thú nuôi.
- Gián Dubia: Đây là loại thức ăn được ưa chuộng dùng để nuôi ếch. Với nhiều lợi ích như: cơ thể mền, chứa nhiều chất dinh dưỡng.
- Sâu tằm: Loại thức ăn này chỉ nên cho ăn phụ. Bởi vì trong sâu tắm có rất nhiều chất gây béo, khiến cho ếch Pacman trở nên mập. Vì vậy mỗi tuần chỉ cần cho ăn khoảng 6 – 7 con là đủ.
- Chuột con: Cũng cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp ếch phát triển toàn diện. Lưu ý chỉ nên cho ăn chuột mới sinh chưa có lông và chỉ nên cho ếch trưởng thành ăn.
- Cá con: Đây cũng là một lựa chọn khác. Bạn có thể tìm mua có con dành cho ếch Pacman ở cửa hàng.
Và một số loại thức ăn khác như: Sâu mealworm, chim cút non mới nở, lươn,…
Có thể bổ sung thêm canxi và vitamin vào thức ăn cho ếch Pacman.
Quá trình sinh sản của ếch Pacman
Để cho ra những cú ếch con có tư chất tốt khỏe mạnh. Đầu tiên nên chọn cặp giống đực cái đã trưởng thành có màu sắc đẹp, không dị tật hay mắc bệnh. Trong quá trình sinh sản chúng cần có quá trình ngủ đông 60 ngày trong môi trường thoáng mát và khô ráo.
Chuẩn bị nước máy để qua đêm (để khử clo)
Bỏ ếch đến hồ chứa đầy nước và bỏ thực vật thủy sinh để ếch Pacman có thể đẻ trứng và bám lên thực vật thủy sinh. Mùa mưa ếch sẽ sinh sản vì vậy cần tạo mưa để ếch sinh sản một cách tự nhiên nhất. Nhiệt độ trong hồ 25 độ C. Ếch cái thường đẻ trứng trong vòng 4 ngày. Trong mùa giao phối ếch cái sẽ đẻ 2000 – 4000 trứng/1 lần.
Sau khi ếch Pacman đẻ trứng xong nên chuyển sang hồ khác. Vì chúng có đặc tính ăn thịt lẫn nhau khi lớn hơn 1 chút.
Cách nuôi nòng nọc ếch pacman
Giai đoạn 1: Trứng và nòng nọc
Khi trứng đã nở thành nòng nọc, ngày đầu không cần phải thay nước. Nên thả rau muống vào trong hồ để nòng nọc có thể tự bám vào nghỉ ngơi. Trong quá trình nuôi tùy vào tình trạng chất lượng nước để thay nước định kỳ, nên thay nước 4 – 5 ngày một lần, hồ nuôi dưỡng nòng nọc nên tiến hành sục khí nhẹ để tăng hàm lượng oxy.
Để nòng nọc mau lớn, khỏe mạnh nên trộn thức ăn vào trứng và nghiền nát cho nòng nọc ăn hàng ngày cho tới khi nòng nọc phát triển thành ếch con.
Giai đoạn 2: Nước nuôi nòng nọc và ếch Pacman con
Nước phải sạch, không nhiễm phèn, mặn, có nhiều động thực vật đủ khí oxy.Khi nòng nọc biết ăn chất thải của chúng rất nhiều, nên quan sát kiểm tra nếu thấy nước có hiện tượng sủi bọt từ đáy lên mặt nước thì phải thay nước ngay. Tốt nhất nên thay 1/3 nước trong hồ để loại bỏ các chất thải từ thức ăn dư thừa và xác nòng nọc chết.
Vào thời gian nòng nọc teo đuôi chuẩn bị rụng giảm mức nước và bỏ thêm xốp, tàu lá dừa… làm chỗ cho nòng nọc bám và leo lên nghỉ.
Khi nòng nọc rụng đuôi thành ếch pacman con khoảng 1,5 – 2 cm, có đủ 4 chân để chúng nhảy lên cạn sống bám vào các thủy sinh thực vật.Ếch con rất dễ ăn nên đề phòng chúng ăn thịt lẫn nhau.
Giai đoạn 3: Chăm sóc ếch pacman con
Chế độ ăn có thể ăn những dộng vật sống như tôm nhỏ, cá con, ấu trùng, trùng đất,… nếu nước hôi phải thay hoàn toàn nước trong hồ nuôi. Sau 30 ngày ếch con có trọng lượng từ 6- 10 gam/con. Trước khi thả vào hồ phải chọn các con ếch cùng kích cỡ để thả vào một hồ tránh ăn lẫn nhau.
Các bệnh của ếch Pacman thường gặp
Trong quá trình nuôi dưỡng ếch Pacman sẽ xuất hiện những loại bệnh thường gặp như:
Bệnh trướng hơi: khi ếch mắc bệnh này sẽ có tình trạng trướng to ở bụng, dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là hay nằm ngửa. Để chữa chỉ cần tắm cho ếch bằng dung dịch Penicillin hoặc đồng sunfat.
Bệnh đường ruột: Dấu hiệu nhận biết là chúng đi ra phân trắng hoặc phân sống. Phần hậu môn của ếch cũng bị đỏ và có thể có một ít máu. Bạn có thể ra tiệm mua thuốc Ganidan về nghiền nhỏ và trộn với thức ăn cho ếch ăn hàng ngày.
Bệnh xuất huyết: Bệnh này do vi khuẩn gây ra có thể là do chuồng bẩn. Biểu hiện của bệnh có những nốt chấm đỏ trên thân, tụ máu ở góc đùi, chân sưng, di chuyển khó khăn, bỏ ăn, lừ đừ.
Ếch Pacman lột da
Một số các loài lưỡng cư và bò sát cứ mỗi một năm thì chúng lột da một lần để có làn da mịn màng.
Một trong những điều quan trọng nhất đối với ếch pacman chính là độ ẩm, phải đảm bảo có độ ẩm phù hợp với thân nhiệt của ếch. Điều này không chỉ giúp mát mẻ còn hỗ trợ quá trình lột da của chúng. Dấu hiệu ếch sắp lột da: chúng ngáp nhiều, giảm lượng ăn khá nhiều.
Bạn đang đọc : Top 17 bài về ếch pacman hay nhất 2023 được cập nhập bởi Tekmonk
Thông tin và kiến thức về chủ đề Top 17 bài về ếch pacman hay nhất 2023 do Học viện Công nghệ Tekmonk chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.
Tham khảo thêm các khóa học công nghệ đỉnh cao tại: Học viện công nghệ Tekmonk
Nguồn: Internet
Có thể bạn muốn biết:
Đã đọc:
223