BÀI 39. VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở
ĐÔNG NAM BỘ
(Có trắc nghiệm và đáp án)
I. Khái quát chung.
– Gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu.
– Diện tích (23,6 nghìn km2), số dân (12 triệu người, năm 2006). Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu.
– Có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển, cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác.
– Có ưu thế về vị trí địa lý, nguồn lao động lành nghề, cơ sở vật chất kỹ thuật, có chính sách phát triển phù hợp, thu hút được các nguồn đầu tư trong và ngoài nước, Đông Nam Bộ đang sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao.
II -Các thế mạnh và hạn chế của vùng (Nêu các thế mạnh và hạn chế của vùng ĐNB trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế.)
* Thuận lợi.
1-Vị trí địa lý.
-Giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên; Campuchia; Đồng bằng sông Cửu Long, biển Đông.
=> thuận lợi trao đổi nguyên liệu cho CN,phát triển kinh tế mở,giao lưu trong và ngoài nước nhất là trong điều kiện giao thông vận tải ngày càng phát triển .
2-Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
– Đất đai: Đất đỏ badan khá màu mỡ ( 40% diện tích đất của vùng ); đất xám bạc màu trên phù sa cổ.
– Khí hậu: cận xích đạo, nguồn nhiệt ẩm dồi dào. thủy lợi được cải thiện, thuận lợi phát triển các cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày trên quy mô lớn.
– Gần các ngư trường : Ninh Thuận Bình Thuận Bà Rịa Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau Kiên Giang -> thuận lợi xây dựng các cảng cá , nuôi trồng thủy sản nước lợ.
– Rừng: không lớn, cung cấp gỗ dân dụng và gỗ củi, nguyên liệu giấy .Rừng quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) , Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (Tp Hồ Chí Minh).
– Khoáng sản : dầu khí , đất sét, cao lanh => vật liệu xây dựng và công nghiệp gốm, sứ.
– Thủy điện : Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng lớn.
* Khó khăn : mùa khô kéo dài (4 tháng)-> thiếu nước cho cây trồng, sinh hoạt , công nghiệp.
3-Điều kiện kinh tế – xã hội.
– Dân cư đông,lao động dồi dào có chuyên môn cao.
– Thành phố Hồ Chí Minh: lớn nhất nước về diện tích ,dân số, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước.
– Vốn và kỹ thuật cao, thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước .
– Cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
III -Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.
-ĐNB có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước nên chỉ cần khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.
– Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế – xã hội, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
1-Một số phương hướng chính để khai thác theo chiêu sâu trong công nghiệp : (Trình bày một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong CN của vùng.)
– Tăng cường và cải thiện phát triển nguồn năng lượng.
+Các nhà máy thủy điện : Trị An (400 MW) trên sông Đồng Nai, Thác Mơ ,Cần Đơn trên Sông Bé.
+Các nhà máy điện tuốc bin khí được xây dựng và mở rộng gồm :Phú Mỹ 1 , 2 , 3 , 4 (lớn nhất 4.000 MW), các nhà máy Bà Rịa, Thủ Đức và một số nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu phục vụ cho các khu chế xuất.
+Đường dây cao áp 500 kV Hòa Bình Phú Lâm( TP HCM)
+Các trạm biến áp 500kV và một số mạch 500 kV được tiếp tục xây dựng như tuyến Phú Mỹ – Nhà Bè, Nhà Bè Phú Lâm. Hàng loạt công trình 220 kV được xây dựng theo quy hoạch.
– Nâng cao, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhất là GTVT và TTLL.
-Mở rộng hợp tác, đầu tư với nước ngoài, chú trọng các ngành CN trọng điểm.
– Khi phát triển công nghiệp cần phải luôn quan tam đến môi trường, tránh làm tổn hại đến ngành du lịch .
2-Trong khu vực dịch vụ.
– Ngành du lịch chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng.
– Ngày càng phát triển đa dạng : dịch vụ thương mại, ngân hàng, tín dụng, thông tin, hàng hải, du lịch
– Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về sự tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ.
3-Trong nông, lâm nghiệp.(CMR việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sự dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp của vùng.)
– ĐNB có mùa khô sâu sắc kéo dài,có nhiều vùng trũng thấp dọc theo sông Đồng Nai, sông La Ngà bị ngập úng vào mùa mưa.Nên vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu.
– Nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng:
+ Công trình thủy lợi Dầu Tiếng : thượng lưu sông Saigon ( Tây Ninh, lớn nhất của nước ta)
+ Dự án thủy lợi Phước Hòa (Bình Dương Bình Phước): giúp chia một phần nước của sông Bé cho sông Saigon , cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
– Nhờ giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà: diện tích đất trồng trọt tăng , hệ số sử dụng đất trồng hằng năm cũng tăng và khả năng bảo đảm lương thực, thực phẩm của vùng cũng khá hơn.
*Việc thay đổi cơ cấu cây trồng nâng cao hơn vị trí của vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.
-Những vườn cao su già cỗi, năng suất thấp, được thay thế bằng các giống cao su cho năng suất cao và ứng dụng công nghệ trồng mới, sản lượng không ngừng tăng lên.
– Sản xuất: cà phê, hồ tiêu, điều. Cây mía ,đậu tương chiếm vị trí hàng đầu trong các cây CN ngắn ngày.
* Lâm nghiệp :Bảo vệ rừng trên thượng lưu các sông để tránh mất nước ở các hồ chứa, giữ được mực nước ngầm, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn. Bảo vệ nghiêm ngặt các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển .
4.Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển. ( CMR phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng . )
-Vùng biển và bờ biển ĐNB có nhiều thuận lợi để phát triển tổng hợp KT biển,khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa, du lịch biển và giao thông vận tải biển.
-Việc phát hiện và khai thác dầu khí ( từ năm 1986) ở vùng thềm lục địa Nam Biển Đông của nước ta với quy mô ngày càng lớn, đã tác động mạnh đến sự phát triển của vùng, nhất là tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
– Vũng Tàu là nơi nghỉ mát lý tưởng , là cơ sở dịch vụ lớn về khai thác dầu khí.
-Việc phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ.
– Vũng Tàu là nơi nghỉ mát lý tưởng , là cơ sở dịch vụ lớn về khai thác dầu khí.
– Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.
______Câu hỏi ôn tập________
1/ Hãy nêu các thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế.
a) Vị trí địa lý:
– Nằm liền kề ĐBSCL, Tây Nguyên là những vùng nguyên liệu dồi dào để phát triển CN chế biến, dễ dàng giao lưu bằng đường bộ, kể cả với Campuchia, Duyên hải NTB.
– Cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu là cửa ngõ giao thông quốc tế.
b) ĐKTN & TNTN:
– Đất đỏ badan chiếm 40% diện tích vùng- nối tiếp vùng Nam Tây Nguyên, đất xám phù sa cổ chiếm diện tích ít hơn phân bố ở Tây Ninh, Bình Dương
à thích hợp hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả.
– Khí hậu cận xích đạo, ít chịu ảnh hưởng của bão, thuận lợi trồng cây công nghiệp nhiệt đới: cao su, café, đỗ tương, thuốc lá, cây ăn quả
– Hệ thống sông Đồng Nai có giá lớn về thuỷ điện, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ sản.
– Vùng nằm gần các ngư trường lớn: Ninh Thuận- Bình Thuận- BR- VT, Cà Mau- Kiên Giangàcó điều kiện xây dựng các cảng cá, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
– Rừng tuy không lớn nhưng là nguồn cung cấp gỗ dân dựng cho tp. HCM và ĐBSCL, nguyên liệu giấy cho Liên hiệp giấy Đồng Nai. Ven biển có rừng ngập mặn thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sảnà Nam Cát Tiên, Cần Giờ
– Khoáng sản: dầu, khí trữ lượng lớn ở thềm lục địa Vũng Tàu; đất sét, cao lanh cho CN VLXD, gốm, sứ ở Đồng Nai, Bình Dương.
c) ĐKKT- XH:
– Lực lượng lao động lành nghề, có chuyên cao; nguồn lao động năng động, thích ứng với cơ chế thị trường
– Có cơ sở vật chất- kỹ thuật hoàn thiện nhất nước, đặc biệt là GTVT & TTLL. Mạng lưới dịch vụ, thương mại, ngân hàng phát triển hơn các vùng khác.
– Có vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: tp. HCM- ĐN- BD- VT, đặc biệt quan trọng tp. HCM là TTCN, GTVT, DV lớn nhất nước. Tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
– Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đứng đầu cả nước.
2/ Hãy trình bày một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp (KTLTTCS) của vùng.
* KTLTTCS: là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và KT- XH, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng KT cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ MT.
* Công nghiệp của vùng chiếm tỷ trọng cao nhất nước (khoảng 55,6% GTSLCN cả nước), nổi bật: CN điện tử, luyện kim, hóa chất, chế tạo máy, tin học, thực phẩm
* Một số phương hướng chính:
* Tăng cường cải thiện & phát triển nguồn năng lượng:
– Xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Trị An trên sông Đồng Nai (400MW), thuỷ điện Thác Mơ trên sông Bé (150MW), Cần Đơn trên sông Bé
– Đường dây 500 kv từ Hòa Bình vào Phú Lâm (tp. HCM) có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu năng lượng cho vùng.
– Phát triển các nhà máy điện tuốc- bin khí: Phú Mỹ, Bà Rịa, Thủ Đức trong đó Trung tâm điện lực Phú Mỹ với tổng công suất thiết kế là 4. 000MW.
– Phát triển các nhà máy điện chạy bằng dầu phục vụ các khu CN, khu chế xuất.
* Nâng cao, hoàn thiện CSHT, nhất là GTVT- TTLL.
* Mở rộng hợp tác đầu tư nước ngoài, chú trọng các ngành trọng điểm, công nghệ cao, đặc biệt ngành hóa dầu trong tương lai. Tuy nhiên vấn đề môi trường cần phải quan tâm, tránh ảnh hưởng tới ngành du lịch.
3/ Chứng minh rằng việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp của vùng.
Vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp của vùng:
– Nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng, trong đó công trình thuỷ lợi hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) lớn nhất nước: rộng 270km2, chứa 1,5 tỷ m3, đảm bảo tưới tiêu cho 170.000 hacủa Tây Ninh & Củ Chi. Dự án thuỷ lợi Phước Hòa (BD, BP) cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra việc xây dựng các công trình thuỷ điện cũng giải quyết một phần nước tưới vào mùa khô, làm tăng hệ số sử dụng ruộng đất, DT trồng trọt tăng lên, khả năng đảm bảo LT- TP cũng khá hơn, thay đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao vị trí của vùng
4/ Chứng minh rằng sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng. Nêu một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa.
a) Vùng biển ĐNB có điều kiện thuận lợi phát triển tổng hợp KT biển:
Vùng biển ĐNB có điều kiện thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển:
– Khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa Nam Biển Đông, đã tác động đến sự phát triển của vùng, nhất là Vũng Tàu. Các dịch vụ về dầu khí & sự phát triển ngành hóa dầu trong tương lai góp phần phát triển kinh tế của vùng, cần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
– Phát triển GTVT biển với cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu.
– Phát triển du lịch biển: Vũng Tàu, Long Hải
– Đẩy mạnh nuôi trồng & đánh bắt thuỷ sản.
b) Một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa:
– Đẩy mạnh khai thác và chế biến dầu khí, xây dựng các trung tâm lọc dầu. Phát triển cụm khí- điện- đạm Phú Mỹ.
– Tăng cường đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản ở ven bờ.
– Phát triển các hoạt động du lịch biển, nhất là ở BR- VT.
– Đẩy mạnh phát triển các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu.
Trong khai thác và phát triển tổng hợp kinh tế biển phải chú ý vấn đề ô nhiễm môi trường do vận chuyển, khai thác và chế biến dầu khí.
——Trắc nghiệm—–
Câu 1. Vùng Đông Nam Bộ bao gồm mấy tỉnh, thành phố?
A. 5. B. 6. C.7. D. 8-
Câu 2. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
A. Bình Phước. B. Tây Ninh. C. Đồng Nai. D. Long An.
Câu 3. Diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ là:
A. 44,4 nghìn km² B.51,5 nghìn km² C. 54,7 nghìn km² D. 23,6 nghìn km²
Câu 4. Số dân của Đông Nam Bộ năm 2006 là:
A. 4,9 triệu người. B. 8,9 triệu người. C. 12 triệu người. D. 17,4 triệu người.
Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ? A. Diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác.
B. Số dân vào loại trung bình.
C. Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp.
D. Gía trị hàng xuất khẩu đứng thứ hai ở nước ta.
Câu 6. Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?
A. Có nền kinh tế hàng hóa phát triển muộn hơn so với vùng Đồng bằng sông Hồng.
B. Cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước.
C. Đang sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên.
D. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao.
Câu 7. Loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là:
A. Đất cát. B. Đât badan. C. Đất xám. D. Đất phù sa.
Câu 8. Đất badan chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích đất của vùng Đông Nam Bộ?
A. 30%. B. 40%. C. 50% D. 70%
Câu 9. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ của vùng Đông Nam Bộ, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh: A. Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Phước. B. Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.
C. Bình Phước và Đồng Nai. D. Tây Ninh và Bình Dương.
Câu 10. Đặc điểm nổi bật của đất phù sa cổ ở vùng Đông Nam Bộ là: A. Giàu chất dinh dưỡng.
B. Thoát nước tốt.
C. Có tầng mùn dày.
D. Phân bố chủ yếu tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.
Câu 11. Huyện đảo thuộc vùng Đông Nam Bộ là
A. Vân Đồn B. Phú Quý. C. Côn Đảo D. Phú Quốc
Câu 12. Dầu khí ở Đông Nam Bộ được khai thác ở
A. Thềm lục địa. B. Vùng ngoài khơi C. Vùng cửa sông D. Trên đất liền
Câu 13. Nguồn nhiệt năng được sản xuất chủ yếu ở Đông Nam Bộ là
A. Nhiệt điện chạy bằng khí thiên nhiên. B. Thủy điện
C. Nhiệt điện chạy bằng than. D. Điện chạy bằng dầu nhập khẩu
Câu 14. Thành phố Hồ Chí Minh có các điểm du lịch nổi tiếng với các di tích lịch sử là
A. Bến Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Dinh Thống Nhất.
B. Bến Nhà Rồng, Núi Bà Đen, Dinh Thống Nhất.
C. Núi Bà Đen, Địa đạo Củ Chi, Nhà tù Côn Đảo
D. Bến Nhà Rồng, Xuân Lộc, Núi Bà Đen
Câu 15 . Cây công nghiệp quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là
A. Cà phê B. Chè C. Cao su D. Dừa
Câu 16. Ngành công nghiệp có vai trò quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ hiện nay là
A. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
B. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
C. Công nghiệp dệt may.
D. Công nghiệp khai thác dầu khí
Câu 17. Đông Nam Bộ không giáp với vùng nào?
A. Tây Nguyên B. Bắc Trung Bộ
C. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 18. Hồ Thủy lợi lớn nhất Đông Nam Bộ là
A. Trị An B. Dầu Tiếng C. Kẻ Gỗ D. Bắc Hưng Hải
Câu 19. Khoáng sản có vai trò đặc biệt quan trọng ở Đông Nam Bộ là
A. Dầu khí B. Than C. Bôxit D. Thiết
Câu 20. Nông nghiệp ở Đông Nam Bộ không có thế mạnh về
A. Trồng cây lương thực B.Trồng cây công nghiệp lâu năm
C. Trồng cây công nghiệp hàng năm D. Trồng cây ăn quả
Câu 22. Ý nào không đúng với vùng Đông Nam Bộ A. Giá trị sản lượng nông nghiệp lớn nhất cả nước.
B. Cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất cả nước.
C. Vùng kinh tế năng động nhất cả nước.
D. Giá trị sản lượng công nghiệp lớn nhất cả nước.
Câu 23. Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ
A. Đất phù sa và đất ferlit. B. Đất badan và đất feralit.
C. Đất xám và đất phù sa D. Đất badan và đất xám
Câu 24. Tỉnh có thế mạnh để phát triển du lịch biển ở Đông Nam Bộ là
A. Bà Rịa Vũng Tàu. B. Bình Dương
C. Tây Ninh D. Bình Phước
Câu 25. Sản phẩm công nghiệp chỉ có duy nhất ở Đông Nam Bộ là
A. Ti vi. B. Sơn hóa học. C. Dầu thô. D. Xi măng
Câu 26. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Đông Nam Bộ là
A. Tài nguyên khoáng sản ít. B. Đất đai kém màu mỡ
C. Tài nguyên rừng nghèo. D.Mùa khô kéo dài
Câu 27. Thuận lợi của vùng ven biển Đông Nam Bộ đối với nuôi trồng thủy sản là có
A. Cửa sông lớn. B. Vũng, vịnh
C. Rừng ngập mặn. D. Đầm phá
Câu 28. Điểm nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ?
A. Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng
B. Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng
C. Dẫn đầu cả nước về tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả ngành dịch vụ
D. Các hoạt động dịch vụ thương mại, ngân hàng tín dụng,..phát triển chậm
Câu 29. Để khắc phục hạn chế do mùa khô kéo dài, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, vấn đề quan trọng cần quan tâm ở Đông Nam Bộ là
A. Cải tạo đất, thay đổi cơ cấu cây trồng
B. Thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng
C. Thay đổi cơ cấu cây trồng, chống xói mòn
D. Áp dụng kĩ thuật canh tác tiên tiến, thủy lợi
Câu 30. Tài nguyên khoáng sản nổi bật nhất của vùng Đông Nam Bộ là
A. Cao lanh cho công nghiệp gốm, sứ
B. Sét cho công nghiệp vật liệu xây dựng
C. Dầu khí ở vùng thềm lục địa
D. Bôxit cho công nghiệp luyện kim màu
Câu 31. Biểu hiện của khai thác theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ là vấn đề
A. Phát triển cơ sở năng lượng
B. Đa dạng hóa các loại hình phục vụ
C. Xây dựng các công trình thủy lợi lớn
D. Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
Câu 32. Mục tiêu của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
A. Đẩy mạnh đầu tư vốn , công nghệ
B. Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng cao
C. Nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ
D. Khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội
Câu 33. Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát thuộc tỉnh/ thành phố nào?
A. Đồng Nai. B. Bình Phước. C. Tây Ninh. D. TP. Hồ Chí Minh
Câu 34. Đường dây cao áp 500 KV nối
A. Hòa Bình Phú Mĩ. B. Hòa Bình Phú Lâm
C. Hòa Bình TP. Hồ Chí Minh. D. Hòa Bình Nhà Bè
Câu 35. Nhà máy thủy điện Trị An (sông Đồng Nai) có công suất khoảng
A. 400 MW. B. 150 MW. C. 500 MW. D. 300 MW
Câu 36. Mùa khô ở vùng Đông Nam Bộ thường kéo dài từ
A. Tháng 11 đến hết tháng 3. B. Tháng 10 đền tháng 3
C. Tháng 11 đến đầu tháng 4. D. Tháng 10 đến giữa tháng 4
Câu 37. Các nhà máy nhiệt điện ở Đông Nam Bộ hoạt động chủ yếu dựa vào nhiên liệu khí tự nhiên là
A. Thủ Đức, Hiệp Phước. B. Bà Rịa, Phú Mĩ
C. Thủ Đức, Phú Mĩ. D. Bà Rịa, Hiệp Phước
Câu 38. Diện tích trồng cây cà phê ở Đông Nam Bộ đứng thứ mấy của cả nước?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 39. Ở Đông Nam Bộ, quy mô của trung tâm công nghiệp Tây Ninh thuộc loại
A. Nhỏ. B. Vừa. C. Lớn. D. Rất lớn
Câu 40. Biểu hiện của khai thác theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là
A. Thu hút đầu tư nước ngoài và vấn đề môi trường
B. Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả
C. Phát triển cơ cấu công nghiệp của vùng, trong đó có dầu khí
D. Khai thác tài nguyên sinh vật, du lịch, giao thông vận tải biển
Câu 41. Hồ thủy lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh) đảm bảo tưới tiêu cho hơn:
A. 170 nghìn ha đất. B. 160 nghìn ha đất.
C. 175 nghìn ha đất. D. 165 nghìn ha đất
Câu 42. Quy mô công nghiệp theo thứ tự thấp dần ở Đông Nam Bộ là
A. TP. HồChí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một, Tây Ninh
B. TP. HồChí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Tây Ninh
C. TP. HồChí Minh, Thủ Dầu Một. Biên Hòa, Vũng Tàu, Tây Ninh
D. TP. HồChí Minh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Tây Ninh, Vũng Tàu.
Câu 43. Tỉ trọng GDP trong cơ cấu công nghiệp của Đông Nam Bộ chiếm bao nhiêu phần trăm của cả nước?
A. Trên 45% B. Trên 50% C. 60% D. 30% Câu 44. Nhà máy thủy điện Trị An nằm trên sông nào?
A. Sông Sài Gòn. B. Sông Bé. C. Sông Đồng Nai. D. Sông Vàm Cỏ
Câu 45. Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp thứ mấy của cả nước?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 46. Vườn Quốc gia Cát Tiên thuộc tỉnh/ thành phố nào của Đông Nam Bộ?
A. Đồng Nai. B. Bình Phước. C. TP. Hồ Chí Minh D. Tây Ninh
Câu 47. Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong lĩnh vực công nghiệp của vùng là:
(1). Tăng cường cơ sở năng lượng cho vùng bằng cách xây dựng các nhà máy thủy điện, nhiệt điện…
(2). Tăng cường cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và thông tin liên lạc
(3). Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
(4). Chú trọng tới vấn đề môi trường.
Số nhận định đúng là:
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3
Câu 48. Diện tích gieo trồng cao su ở Đông Nam Bộ năm 2005 là:
A. 306,4 nghìn ha. B. 310 nghìn ha. C. 405 nghìn ha. D. 425 nghìn ha
Câu 49. Diện tích và sản lượng cây cao su của Đông Nam Bộ đứng thứ mấy cả nước?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 50. Trong tương lai, Đông Nam Bộ sẽ xuất hiện ngành công nghiệp:
A. Thủy điện. B. Lọc, hóa dầu. C. Khai thác dầu khí. D. Dịch vụ hàng hải
——-Đápán——-
1B 2D 3D 4C 5B 6B 7B 8B 9D 10B
11C 12A 13A 14A 15C 16D 17B 18B 19B
20A 22A 23D 24A 25C 26D 27C 28D 29B 30C
31A 32C 33C 34B 35A 36A 37B
38B 39A 40B 41A 42B 43B 44C
45A 46A 47A 48A 49A 50B
iDiaLy.com
Tài liệu địa lý miễn phí
– Kênh VIDEO: Youtube.idialy.com
– Nhóm: nhom.idialy.com – group.idialy.com
– Trang: trang.idialy.com – fanpage.idialy.com
– Webiste/app: idialy.com
Lop10.idialy.com
Lop11.idialy.com
Lop12.idialy.com
giaoan.idialy.com
tracnghiem.idialy.com
bieudo.idialy.com
atlat.idialy.com
tinhtoan.idialy.com
sodotuduy.idialy.com
dethi.idialy.com
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 39 có đáp án
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tỉnh (thành phố) nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ có chung đường biên giới trên đất liền với Campuchia?
A.Bà Rịa Vũng Tàu.
B.Đồng Nai.
C.Tây Ninh.
D.Bình Dương.
Đáp án:B1. Nhận dạng kí hiệu đường biên giới trên bộ ở Atlat trang 3.
B2. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 29, xác định các tỉnh có chung đường biên giới trên đất liền với Campuchia là Tây Ninh, Bình Phước.
Đáp án cần chọn là:C
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết cây cao su phân bố chủ yếu ở tỉnh nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ?
A.Tây Ninh.
B.Bình Phước.
C.Đồng Nai.
D.Bình Dương.
Đáp án:B1. Nhận dạng kí hiệu cây cao su ở Atlat trang 29.
B2. Kí hiệu cây cao su thể hiện nhiều nhất ở tỉnh Bình Phước
Cây cao su phân bố chủ yếu ở tỉnh Bình Phước.
Đáp án cần chọn là:B
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng?
A.TP. Hồ Chí Minh.
B.Biên Hòa.
C.Bà Rịa Vũng Tàu.
D.Thủ Dầu Một.
Đáp án:B1. Nhận dạng kí hiệu trung tâm công nghiệp (vòng tròn màu đỏ)
B2.Vòng tròn lớn nhát thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp ở quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng là: TP. Hồ Chí Minh.
Đáp án cần chọn là:A
Câu 4: Việc phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ đặt ra nhu cầu lớn về
A.vốn đầu tư.
B.nguồn nguyên, nhiêu liệu.
C.thị trường tiêu thụ.
D.cơ sở năng lượng.
Đáp án:Việc phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ đặt ra nhu cầu lớn về cơ sở năng lượng.
Đáp án cần chọn là:D
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy điện nào sau đây ở Đông Nam Bộ chạy bằng tuabin khí?
A.Trị An.
B.Thác Mơ.
C.Bà Rịa.
D.Cần Đơn.
Đáp án:Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 29:
B1. Nhận dạng kí hiệu nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí.
B2. Xác định được:
– Nhà máy điện chạy bằng khí là Bà Rịa.
– Các nhà máy điện thủy điện: Cần Đơn, Thác Mơ, Trị An.
Loại đáp án A, B, D
Đáp án cần chọn là:C
Câu 6: Mục đích của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là:
A.đẩy mạnh đầu tư vốn.
B.nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ.
C.đẩy mạnh đầu tư công nghệ.
D.tăng cường đầu tư lao động chuyên môn cao.
Đáp án:Khái niệm: khai thác lãnh thổ theo chiều sâu được hiểulà việc nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổtrên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế – xã hội, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Đáp án cần chọn là:B
Câu 7: Về nông nghiệp, Đông Nam Bộ là vùng
A.chuyên canh cây lương thực hàng đầu cả nước.
B.chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu cả nước.
C.chuyên canh cây thực phẩm hàng đầu cả nước.
D.chăn nuôi gia súc hàng đầu cả nước.
Đáp án:Việc thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn vị trí của vùng nhưlà vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.
Đáp án cần chọn là:B
Câu 8: Việc phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí ở Đông Nam Bộ góp phần
A.tạo nhiều việc làm cho người lao động.
B.đảm bảo an ninh, quốc phòng.
C.làm đa dạng hóa các sản phẩm công nghiệp của vùng.
D.thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng.
Đáp án:Việc phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khíthúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổcủa vùng Đông Nam Bộ.
Đáp án cần chọn là:D
Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng với các đặc điểm chung của Đông Nam Bộ
A.Giá trị sản lượng xuất khẩu vào loại trung bình so với cả nước.
B.Có diện tích vào loại lớn so với các vùng khác.
C.Có dân số vào loại nhỏ so với các vùng khác.
D.Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp.
Đáp án:Sử dụng phương pháp loại trừ:
Các đặc điểm chung của Đông Nam Bộ à:
– Đông Nam Bộdẫn đầucả nước về hàng hóa xuất khẩu:
Nhận xét A. Giá trị sản lượng xuất khẩu vào loạitrung bìnhso với cả nước.sai. Loại A.
– Diện tíchnhỏ:23,6 nghìn km2, dân số đông, mật độ dân số cao
Nhận xét B: diện tích vào loại trung bình của cả nước và nhận xét C: có dân số vào loại trung bình của cả nước là Sai
Loại B, C
– Dẫn đầu cả nước về GDP (42%), giá trị sản xuất công nghiệp.
Đáp án cần chọn là:D
Câu 10: Có bao nhiêu vấn đề sau đây được đặt ra trong phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ?
1) Vấn đề thủy lợi.
2) Việc thay đổi cơ cấu cây trồng.
3) Bảo vệ vốn rừng trên thượng lưu các sông.
4) Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn.
A.1.
B.2.
C.3.
D.4.
Đáp án:Các vấn đề đặt ra trong phát triển nông, lâm nghiệp ở Đông Nam Bộ là
– Vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu,các công trình thủy lợi được xây dựng, giải quyết vấn đề nước sinh hoạt và sản xuất.
– Thay đổi cơ cấu cây trồngđang nâng cao hơn vị trí của vùng như: là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.
-Cần bảo vệ vốn rừng ở thượng lưu cũng như phục hồi và phát triển rừng ngập mặn.
Như vậy có 4 vấn đề được đặt ra trong phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.
Đáp án cần chọn là:D
Câu 11: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ là do
A.đây là vùng có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng sự phát triển chưa tương xứng vì lãnh thổ hẹp.
B.đây là vùng có cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác.
C.đây là vùng có GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị xuất khẩu cao nhất cả nước.
D.sức ép dân số lên các vấn đề kinh tế – xã hội và môi trường.
Đáp án:ĐNB có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội thuận lợi cho phát triển kinh tế: vị trí địa lí, chính sách phát triển, cơ sở vc kĩ thuật, thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, chỉcó khai thác lãnh thổ theo chiều sâu mới phát huy được hiệu quả nhất các nguồn lực này, mang lại năng suất chất lượng.
Đáp án cần chọn là:A
Câu 12: Điểm nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ?
A.Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng.
B.Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng.
C.Dẫn đầu cả nước về tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả ngành dịch vụ.
D.Các hoạt động dịch vụ thương mại, ngân hàng tín dụng, phát triển chậm.
Đáp án:Đặc điểm ngành dịch vụ ĐNB là
– Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng
– Phát triển đa dạng các hoạt động dịch vụ .
– Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về sự tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngàng dịch vụ.
Nhận xét A, B, C loại
Nhận xét D: Các hoạt động dịch vụ thương mại, ngân hàng tín dụng,..phát triển chậm Sai.
Đáp án cần chọn là:D
Câu 13: Trong việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ, ngoài thủy lợi thì biện pháp quan trọng tiếp theo là:
A.áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất.
B.tăng cường phân bón và thuốc trừ sâu.
C.thay đổi cơ cấu cây trồng.
D.nâng cao trình độ cho nguồn lao động.
Đáp án:– Vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ.
– Tiếp đến là vấn đề thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn vị trí của vùng như: là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.
Đáp án cần chọn là:C
Câu 14: Tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế những năm gần đây ở Đông Nam Bộ tăng nhanh, chủ yếu do
A.đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp điện, điện tử.
B.hình thành và phát triển công nghiệp khai thác dầu khí.
C.tăng cường đầu tư vào ngành dệt, may, da giày.
D.phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
Đáp án:Công nghiệp khai thác dầu khí đem lại nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu nhiều ngoại tệ
Thúc đấy sự phát triển công nghiệp của vùng, nâng cao tỉ trọng công nghiệp.
Đáp án cần chọn là:B
Câu 15: Nguyên nhân quan trọng nhất về mặt tự nhiên để cây cao su phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ là:
A.nguồn nước mặt phong phú.
B.có nhiều cơ sở chế biến mủ cao su trong vùng.
C.thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định.
D.có loại đất xám rất thích hợp cho cây cao su, khí hậu nóng ẩm, ít bão.
Đáp án:Xác định từ khóa:điều kện tự nhiên
Đáp án B, C là điều kiện KT XH Loại B, C
– Cao su là loài cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới
Thích hợp với khí hậu nóng ẩm, đất xám phù sa cổ; điều kiện khí hậu ổn định, gió nhẹ (do thân cây cao và gỗ giòn) ở ĐNB.
Đáp án cần chọn là:D
Câu 16: Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ, vì kinh tế biển
A.đa dạng về ngành.
B.gắn liền với vùng ven biển.
C.mang lại hiệu quả cao.
D.tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác.
Đáp án:Vùng ĐNB, đặc biệt là tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (tỉnh duy nhất giáp biển) là nơi hội tụ nhiều thế mạnh về kinh tế biển: nghề cá, du lịch biển, vận tải biển, trong đó tài nguyên có giá trị nhất là dầu khí ở thềm lục địa phía Nam
Phát triển tổng hợp kinh tế biển, đặc biêt là khai thác và chế biến dầu khí tạo ra động lực lớn, thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển kinh tế của vùng ven biển Bà Rịa Vũng Tàu.
Ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ nói chung.
Đáp án cần chọn là:C
Câu 17: Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở Đông Nam Bộ là:
A.tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.
B.bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.
C.hình thành thêm nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất mới.
D.phát triển mạnh công nghiệp khai thác dầu khí.
Đáp án:Khái niệm: phát triển bền vững là sự phát triển có hiệu quả ở hiện tại nhưng vẫn đảm bảo sự tiếp tục trong tương lai. Như vậy một nền công nghiệp bền vững cần đáp ứng đủ hai tiêu chí.
-Thứ 1 là hiệu quả kinh tế cao, ổn định:để mang lại hiệu quả kinh tế cao cần khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, cụ thể là đẩy mạnh vốn đầu tư, khoa học công nghệ , phát triển các ngành công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng nhanh giá trị sản xuất.
-Thứ 2 là đảm bảo sự phát triển trong tương lai:là sự phát triển không làm tổn hại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở Đông Nam Bộ làB.bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.
Đáp án cần chọn là:B
Câu 18: Cho bảng số liếu:Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ(Đơn vị %)
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không chính xác về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?
A.Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm.
B.Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng khá nhanh.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
C.Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng khá cao và có xu hướng giảm.
D.Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh.
Đáp án:Nhận xét:
– Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng cao thứ 2 và có xu hướng giảm (38,8% xuống 24,1%)
Nhận xét A.Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm. Sai
Nhận xét C đúng
– Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm (19,7% xuống 23,4%)
Nhận xét B đúng
– Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh (41,5% lên 52,5%)
Nhận xét D đúng
Đáp án cần chọn là:A
Câu 19: Cho bảng số liệu sau:Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá so sánh năm 2010 của Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, giai đoạn 2005 2013(Đơn vị: tỉ đồng)
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự so sánh giá trị sản xuất ngành xây dựng của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ giai đoạn 2005 2013 là
A.Kết hợp.
B.Tròn.
C.Cột ghép.
D.Đường.
Đáp án:Xác định từ khóa: Biểu đồ thể hiện sựso sánh giá trị sản xuất so sánh giá trị sản xuất chính là so sánh giá trị tuyệt đối của hai đối tượng (có cùng đơn vị)
Áp dụng phương pháp nhận dạng biểu đồ cột ghép
Lựa chọn biểu đồ cột ghét để thể hiện sự so sánh giá trị sản xuất ngành xây dựng của ĐBSH và ĐNB.
Đáp án cần chọn là:C
Câu 20: Về nông nghiệp, Đông Nam Bộ là vùng
A.chuyên canh cây lương thực hàng đầu của nước ta.
B.chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của nước ta.
C.chuyên canh cây thực phẩm hàng đầu của nước ta.
D.chăn nuôi gia súc hàng đầu của nước ta.
Đáp án:Về nông nghiệp, Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của nước ta.
Đáp án cần chọn là:B
iDiaLy.com
Tài liệu địa lý miễn phí
– Kênh VIDEO: Youtube.idialy.com
– Nhóm: nhom.idialy.com – group.idialy.com
– Trang: trang.idialy.com – fanpage.idialy.com
– Webiste/app: idialy.com
Lop10.idialy.com
Lop11.idialy.com
Lop12.idialy.com
giaoan.idialy.com
tracnghiem.idialy.com
bieudo.idialy.com
atlat.idialy.com
tinhtoan.idialy.com
sodotuduy.idialy.com
dethi.idialy.com
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 39 (có đáp án): Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ (Phần 1)
Câu 1:Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
A. Đồng NaiB. Bà Rịa Vũng Tàu
C. BÌnh DươngD. Long An
Hiển thị đáp ánĐáp án:D
Giải thích :Mục 1, SGK/176 địa lí 12 cơ bản.
Câu 2:ý nào không đúng là điều kiện thuận lợi của vùng Đông Nam Bộ ?
A. Giáp các vùng giàu nguyên liệu
B. Có cửa ngĩ thông ra biển
C. Có tiền năng lớn về đất phù sa
D. Có địa hình tương đối bằng phẳng
Hiển thị đáp ánĐáp án:C
Giải thích :Mục 2, SGK/177 địa lí 12 cơ bản.
Câu 3:Khoáng sản có ý nghĩa quang trọng hàng đầu đối với vùng Đông Nam Bộ và cả nước là
A. Dầu khíB. Bôxit
C. ThanD. Crôm
Hiển thị đáp ánĐáp án:A
Giải thích :Mục 2, SGK/178 địa lí 12 cơ bản.
Câu 4:Khó khăn về tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ là
A. Diện tích đất phèn, đất mặn lớn
B. Thiếu nước về mùa khô
C. Hiện tượng cát bay, cát lấn
D. Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn kéo dài
Hiển thị đáp ánĐáp án:B
Giải thích :Mục 2, SGK/178 địa lí 12 cơ bản.
Câu 5:Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là
A. Có đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lướn
B. Có đất badan tập trung thành vùng lớn
C. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm
D. Nhiệt độ quanh năm cao trên 27oC
Hiển thị đáp ánĐáp án:B
Giải thích :Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là cả hai vùng này đều có diện tích đất badan giàu dinh dưỡng tập trung thành vùng lớn, rất thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều, tiêu,
Câu 6:Về tự nhiên, vùng Đông Nam Bộ khác Tây Nguyên ở chỗ
A. Khí hậu ít có sự phân hóa theo độ cao
B. Sông có giá trị hơn về thủy điện
C. Nguồn nước ngầm phong phú hơn
D. Có tiềm năng lướn về rừng
Hiển thị đáp ánĐáp án:A
Giải thích :Về tự nhiên, vùng Đông Nam Bộ khác Tây Nguyên ở chỗ khí hậu ở vùng Đông Nam Bộ ít phân hóa theo độ cao còn Tây Nguyên có các cao nguyên xếp tầng cao 800 1000 1500m với một số đỉnh núi cao trên 2000m nên khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.
Câu 7:So với các vùng khác trong cả nước, Đông Nam Bộ là vùng
A. Có cơ cấu kinh tế phát triển nhất
B. Có số dân ít nhất
C. Có nhiều thiên tai nhất
D. Có GDP thấp nhất
Hiển thị đáp ánĐáp án:A
Giải thích :Mục 2, SGK/178 địa lí 12 cơ bản.
Câu 8:Sự khác biệt về trình độ lao động của vùng Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là
A. Hạn chế về trình độ hơn
B. Năng động nhạy bén hơn trong cơ chế thị trường
C. Có trình độ học vấn cao hơn
D. Có kinh nghiệm trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp
Hiển thị đáp ánĐáp án:B
Giải thích :Mục 2, SGK/178 địa lí 12 cơ bản.
Câu 9:Nhân tố quan trọng nhất để Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta là
A. Tiền năng đát badan và đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng
B. Khí hậu có sự phân mùa
C. Khí hậu cận xích đạo
D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
Hiển thị đáp ánĐáp án:A
Giải thích :Mục 2, SGK/177 địa lí 12 cơ bản.
Câu 10:Biểu hiện nào không chứng minh cho Đông Nam Bộ là vùng chuyên cang cây công nghiệp lớn nhất nước ta ?
A. Là vùng chuyên canh cao su lớn nhất cả nước
B. Là vùng chuyên canh cà phê lớn thứ hai cả nước
C. Là vùng chuyên canh điều lớn nhất cả nước
D. Là vùng chuyên canh dừa lớn nhất cả nước
Hiển thị đáp ánĐáp án:D
Giải thích :Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta. Diện tích cây cao su và cây điều lớn nhất cả nước, diện tích cây cà phê đứng thứ 2 cả nước sau vùng Tây Nguyên. Diện tích cây dừa lớn nhất cả nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ có diện tích dừa ít nhưng đang có xu hướng tăng lên.
Câu 11:Biểu hiện nào không thể hiện được Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất?
A. Có tổng GDP lớn nhất
B. Có giá trị snar xuất công nghiệp cao nhất
C. Có GDP bình quân đầu người lớn nhất
D. Có mật độ dân số lớn nhất
Hiển thị đáp ánĐáp án:D
Giải thích:Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số lớn nhất cả nước. Mật độ dân số nhiều hay ít không phải biểu hiện cho phát triển kinh tế.
Câu 12:Vấn dề tiêu biểu nhất của Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là
A. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
B. Phát triển nghề cá
C. Hình thành các vùng chuyên canh
D. Thu hút đầu tư
Hiển thị đáp ánĐáp án:A
Giải thích:Mục 3, SGK/178 địa lí 10 cơ bản.
Câu 13:Nhà máy thủy điện nào dưới đây thuộc vùng Đông Nam Bộ
A. YalyB. Sông Hinh
C. Thác BàD. Trị An
Hiển thị đáp ánĐáp án:D
Giải thích:Mục 3, SGK/178 địa lí 10 cơ bản.
Câu 14:Vấn đề cần giải quyết khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là
A. Tăng cường cơ sở năng lượng
B. Bổ sung lực lượng lao động
C. Đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải
D. Hỗ trợ vốn
Hiển thị đáp ánĐáp án:A
Giải thích:Mục 3, SGK/178 địa lí 10 cơ bản.
Câu 15:Vấn đề không đặt ra đối với việc phát triển công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ hiện nay là
A. Mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài
B. Quan tâm tới vấn đề môi trường
C. Hạn chế phát triển các khu công nghiệp
D. Tránh làm tổn hại đến ngành du lịch
Hiển thị đáp ánĐáp án:C
Giải thích:Mục 3, SGK/178 địa lí 10 cơ bản.
Câu 16:Vấn đề năng lượng của vùng Đông Nam Bộ sẽ được giải quyết theo hướng
A. Phát triển nguồn điện và mạng lưới điện
B. Nhập điện từ nước ngoài
C. Sử dụng điện nguyên tử
D. Sử dụng nguồn địa nhiệt
Hiển thị đáp ánĐáp án:A
Giải thích:Mục 3, SGK/178 địa lí 10 cơ bản.
Câu 17:Cây trồng chính của vùng Đông Nam Bộ là
A. Cao suB. Cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm
C. Cây công nghiệp nhiệt đớiD. Lúa gạo
Hiển thị đáp ánĐáp án:B
Giải thích:Mục 2, SGK/177 địa lí 10 cơ bản.
Câu 18:Cây công nghiệp có vị trí quan trọng nhất đối với vùng Đông Nam Bộ
A. Cà phêB. Cao su
C. Hồ tiêuD. Chè
Hiển thị đáp ánĐáp án:B
Giải thích:Mục 2, SGK/177 địa lí 10 cơ bản
Câu 19:Công trình thủy lợi Dầu Tiếng ở vùng Đông Nam Bộ thuộc tỉnh
A. Tây NinhB. Bình Dương
C. Bình PhướcD. Bà Rịa Vũng Tàu
Hiển thị đáp ánĐáp án:A
Giải thích:Mục 3, SGK/180 địa lí 10 cơ bản.
Câu 20:Vấn đề cần giải quyết khi khai thác lãnh theo chiều sâu trong nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ
A. Thủy lợiB. Thị trường
C. Lao độngD. Vốn
Hiển thị đáp ánĐáp án:A
Giải thích:Mục 3, SGK/180 địa lí 10 cơ bản.
iDiaLy.com
Tài liệu địa lý miễn phí
– Kênh VIDEO: Youtube.idialy.com
– Nhóm: nhom.idialy.com – group.idialy.com
– Trang: trang.idialy.com – fanpage.idialy.com
– Webiste/app: idialy.com
Lop10.idialy.com
Lop11.idialy.com
Lop12.idialy.com
giaoan.idialy.com
tracnghiem.idialy.com
bieudo.idialy.com
atlat.idialy.com
tinhtoan.idialy.com
sodotuduy.idialy.com
dethi.idialy.com
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 39 (có đáp án): Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ (Phần 2)
Câu 1.Giải pháp có ý nghĩa hàng đầu trong khai thác lãnh thổ theo chiều sâu của nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là
A. đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
B. hoàn chỉnh mạng lưới thủy lợi.
C. bảo vệ vốn rừng.
D. thay đổi cơ cấu cây trồng.
Hiển thị đáp ánĐáp án:B
Giải thích: SGK/180, địa lí 12 cơ bản.
Câu 2.Để khai thác tốt hơn lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp, Đông Nam Bộ cần phải:
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
A. Tăng cường cơ sở năng lượng, giải quyết tốt vấn đề môi trường.
B. Đầu tư mạnh vào công nghiệp khai thác dầu khí để xuất khẩu.
C. Hình thành thêm các khu công nghiệp ở các thành phố lớn.
D. Nâng cấp mạng lưới giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Hiển thị đáp ánĐáp án:A
Giải thích: SGK/179, địa lí 12 cơ bản.
Câu 3.Nói về tiêu chí của vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ, ý kiến nào dưới đây không đúng?
A. nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đầu tư vốn, khoa học công nghệ.
B. giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
C. ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ.
D. khai thác có hiệu quả các nguồn lực, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Hiển thị đáp ánĐáp án:C
Giải thích: SGK/178, địa lí 12 cơ bản.
Câu 4.Ở Đông Nam Bộ, để khắc phục hạn chế do mùa khô kéo dài, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, vấn đề quan trọng cần quan tâm là
A. áp dụng kĩ thuật canh tác tiên tiến, thuỷ lợi.
B. cải tạo đất, thay đổi cơ cấu cây trồng.
C. thay đổi cơ cấu cây trồng, chống xói mòn đất.
D. thuỷ lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng.
Hiển thị đáp ánĐáp án:D
Giải thích: SGK/180, địa lí 12 cơ bản.
Câu 5.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tỉnh (thành phố) nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ không tiếp giáp với Campuchia?
A. Bà Rịa, Tây Ninh.
B. Đồng Nai, Bình Phước.
C. Tây Ninh, Bình Phước.
D. Bình Dương, Đồng Nai.
Hiển thị đáp ánĐáp án:D
Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, ta thấy các tỉnh (thành phố) thuộc Đông Nam Bộ có chung đường biên giới trên đất liền với Campuchia tỉnh Tây Ninh và Bình Phước.
Câu 6.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết cây thuốc lá phân bố chủ yếu ở tỉnh nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ?
A. Bình Dương.
B. Bà Rịa Vũng Tàu.
C. Tây Ninh.
D. Đồng Nai.
Hiển thị đáp ánĐáp án:C
B1. Nhận dạng kí hiệu cây thuốc lá ở Atlat trang 29 và Atlat trang 3.
B2. Kí hiệu cây cao su thể hiện nhiều nhất ở tỉnh Tây Ninh Cây thuốc lá phân bố chủ yếu ở tỉnh Tây Ninh và tiếp theo là tỉnh Đồng Nai.
Câu 7.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?
A. Biên Hòa
B. TP. Hồ Chí Minh
C. Bình Dương
D. Tây Ninh
Hiển thị đáp ánĐáp án:A
B1. Nhận dạng kí hiệu trung tâm công nghiệp và kết hợp Atlat trang 3.
B2. Ta thấy, Thủ Dầu Một, Biên Hòa và Vũng Tàu có giá trị sản xuất công nghiệp ở quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng; TP. Hồ Chí Minh có giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng và các trung tâm công nghiệp còn lại có giá trị sản xuất dưới 9 nghìn tỉ đồng (Tây Ninh, Bình Dương,…).
Câu 8.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy điện nào sau đây ở Đông Nam Bộ chạy bằng dầu?
A. Thủ Đức.
B. Bà Rịa.
C. Phú Mỹ.
D. Cà Mau.
Hiển thị đáp ánĐáp án:A
Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, ta thấy nhà máy điện ở Đông Nam Bộ chạy bằng dầu là nhà máy điện Thủ Đức; còn nhà máy nhiệt điện Bà Rịa, Phú Mỹ chạy bằng khí, nhà máy điện Cà Mau chạy bằng khí nhưng thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 9.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tỉnh (thành phố) nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ có chung đường biên giới trên đất liền với Campuchia?
A. Bà Rịa Vũng Tàu
B. Đồng Nai
C. Tây Ninh
D. Bình Dương
Hiển thị đáp ánĐáp án:C
B1. Nhận dạng kí hiệu đường biên giới trên bộ ở Atlat trang 3.
B2. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 29, xác định các tỉnh có chung đường biên giới trên đất liền với Campuchia là Tây Ninh, Bình Phước.
Câu 10.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết cây cao su phân bố chủ yếu ở tỉnh nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ?
A. Tây Ninh
B. Bình Phước
C. Đồng Nai
D. Bình Dương
Hiển thị đáp ánĐáp án:B
B1. Nhận dạng kí hiệu cây cao su ở Atlat trang 29.
B2. Kí hiệu cây cao su thể hiện nhiều nhất ở tỉnh Bình Phước. Cây cao su phân bố chủ yếu ở tỉnh Bình Phước.
Câu 11.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng?
A. TP. Hồ Chí Minh
B. Biên Hòa
C. Bà Rịa Vũng Tàu
D.Thủ Dầu Một
Hiển thị đáp ánĐáp án:A
B1. Nhận dạng kí hiệu trung tâm công nghiệp (vòng tròn màu đỏ).
B2. Vòng tròn lớn nhát thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp ở quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng là: TP. Hô Chí Minh.
Câu 12.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy điện nào sau đây ở Đông Nam Bộ chạy bằng tuôc bin khí?
A. Trị An
B. Thác Mơ
C. Bà Rịa
D. Cần Đơn
Hiển thị đáp ánĐáp án:C
Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 29:
B1. Nhận dạng kí hiệu nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí.
B2. Xác định được:
– Nhà máy điện chạy bằng khí là Bà Rịa.
– Các nhà máy điện Cần Đơn, Thác Mơ, Trị An là nhà máy thủy điện.
Loại đáp án A, B, D.
Câu 13.Sự khác biệt về trình độ lao động của vùng Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là
A. Hạn chế về trình độ hơn.
B. Năng động nhạy bén hơn trong cơ chế thị trường.
C. Có trình độ học vấn cao hơn.
D. Có kinh nghiệm trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Hiển thị đáp ánĐáp án:B
Giải thích: Sự khác biệt về trình độ lao động của vùng Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là: Năng động nhạy bén hơn trong cơ chế thị trường.
Câu 14.Nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc hướng tới mục tiêu phát triển công nghiệp một cách bền vững ở Đông Nam Bộ là
A. hình thành thêm nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất mới.
B. tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.
C. bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.
D. phát triển mạnh công nghiệp khai thác dầu khí.
Hiển thị đáp ánĐáp án:C
Nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc hướng tới mục tiêu phát triển công nghiệp một cách bền vững ở Đông Nam Bộ là bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.
Câu 15.Các vùng trồng cây ăn quả hàng đầu nước ta là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiển thị đáp ánĐáp án:D
Giải thích: Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi nên Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trồng cây ăn quả hàng đầu nước ta.
Câu 16.Về tự nhiên, vùng Đông Nam Bộ khác Tây Nguyên ở chỗ
A. Khí hậu ít có sự phân hóa theo độ cao.
B. Sông có giá trị hơn về thủy điện.
C. Nguồn nước ngầm phong phú hơn.
D. Có tiềm năng lớn về rừng.
Hiển thị đáp ánĐáp án:A
Giải thích: Về tự nhiên, vùng Đông Nam Bộ khác Tây Nguyên ở chỗ khí hậu ở Đông Nam Bộ ít có sự phân hóa theo độ cao còn Tây Nguyên do có các cao nguyên phân bậc theo độ cao nên khí hậu ở đây có sự phân hóa theo độ cao hơn.
Câu 17.Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ là do
A. đây là vùng có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng sự phát triển chưa tương xứng vì lãnh thổ hẹp.
B. đây là vùng có cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác.
C. đây là vùng có GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị xuất khẩu cao nhất cả nước.
D. sức ép dân số lên các vấn đề kinh tế – xã hội và môi trường.
Hiển thị đáp ánĐáp án:A
ĐNB có nhiều điều kiện tự nhiên và KT Xh thuận lợi cho phát triển kinh tế: vị trí địa lí, chính sách phát triển, cơ sở vc kĩ thuật, thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước. Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, lãnh thổ có khai thác theo chiều sâu mới phát huy được hiệu quả nhất các nguồn lực này, mang lại năng suất chất lượng.
Câu 18.Có bao nhiêu vấn đề sau đây được đặt ra trong phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ?
1. Vấn đề thủy lợi
2. Việc thay đổi cơ cấu cây trồng
3. Bảo vệ vốn rừng trên thượng lưu các sông
4. Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hiển thị đáp ánĐáp án:D
Các vấn đề đặt ra trong phát triển nông, lâm nghiệp ở ĐNB là:
– Vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu, các công trình thủy lợi được xây dựng, giải quyết vấn đề nước sinh hoaạtaà sản xuất.
– Thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn vị trí của vùng như: là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.
– Cần bảo vệ vốn rừng ở thượng lưu cũng như phục hồi và phát triển rừng ngập.
Như vậy có 4 vấn đề được đặt ra trong phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.
Câu 19.Trong việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ, ngoài thủy lợi thì biện pháp quan trọng tiếp theo là
A. áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất.
B. tăng cường phân bón và thuốc trừ sâu.
C. thay thế các giống cây trồng cũ bằng các giống cây trồng cho nắng suất cao.
D. nâng cao trình độ cho nguồn lao động.
Hiển thị đáp ánĐáp án:C
Vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển NN ở ĐNB. Tiếp đến là vấn đề thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn vị trí của vùng như là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.
Câu 20.Do sự hình thành và phát triển công nghiệp khai thác dầu khí nên khu vực Đông Nam Bộ đã có những chuyển biến nào dưới đây?
A. Có nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào.
B. Có nguồn lao động đông, chuyên môn kĩ thuật cao.
C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp điện, điện tử.
D. Tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế tăng nhanh.
Hiển thị đáp ánĐáp án:D
Giải thích: Công nghiệp khai thác dầu khí đem lại nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu nhiều ngoại tệ nên đã thúc đấy sự phát triển công nghiệp của vùng, nâng cao tỉ trọng công nghiệp và làm cho tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế những năm gần đây ở Đông Nam Bộ tăng nhanh.
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 39 (có đáp án): (mức độ vận dụng)
Câu 21.Hoạt động kinh tế biển ít có giá trị đối với nền kinh tế của Đông Nam Bộ là
A. khai thác, chế biến dầu khí.
B. giao thông vận tải biển.
C. du lịch biển.
D. nuôi trồng thuỷ sản.
Hiển thị đáp ánĐáp án:D
Giải thích: Trong các ngành nêu trên thì điều kiện cho ngành nuôi trồng thuỷ sản ít có giá trị đối với nền kinh tế của Đông Nam Bộ.
Câu 22.Ở Đông Nam Bộ, Sản lượng dầu thô khai thác tăng không phải là do
A. Tăng cường hợp tác với nước ngoài.
B. Ngày càng khai thác nhiều mỏ hơn.
C. Đầu tư vào máy móc thiết bị.
D. Có nhiều nhà má lọc hóa dầu.
Hiển thị đáp ánĐáp án:D
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Giải thích: Ở ĐNB, Sản lượng dầu thô khai thác tăng không phải là do: Có nhiều nhà má lọc hóa dầu. Sản lượng dầu thô khai thác tăng là do: Tăng cường hợp tác với nước ngoài; ngày càng khai thác nhiều mỏ hơn, đầu tư vào máy móc thiết bị.
Câu 23.Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là
A. sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm.
B. só đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lớn.
C. đất badan tập trung thành vùng lớn.
D. nhiệt độ quanh năm cao trên 27ºC.
Hiển thị đáp ánĐáp án:C
Giải thích: Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là có đất badan tập trung thành vùng lớn, rất thuận lợi để trồng chuyên canh các loại cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều,… với qui mô lớn.
Câu 24.Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ là do
A. Sự đa dạng của ngành công nghiệp.
B. Chính sách mở cửa và nền kinh tế nhiều thành phần.
C. Sự năng động của nguồn lao động.
D. Sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí.
Hiển thị đáp ánĐáp án:B
Giải thích: Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ là do chính sách mở cửa và nền kinh tế nhiều thành phần.
Câu 25.Có bao nhiêu vấn đề sau đây được đặt ra trong khai thác theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ?
1. Vấn đề thuỷ lợi.
2. Việc thay đổi cơ cấu cây trồng.
3. Bảo vệ vốn rừng trên thượng lưu các sông.
4. Phục hồi và phát triển các vùng rừng ngập mặn.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hiển thị đáp ánĐáp án:D
Giải thích: Các vấn đề được đặt ra trong khai thác theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là:
– Vấn đề thuỷ lợi.
– Việc thay đổi cơ cấu cây trồng.
– Bảo vệ vốn rừng trên thượng lưu các sông.
– Phục hồi và phát triển các vùng rừng ngập mặn.
Câu 26.Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất ở vùng Đông Nam Bộ là
A. thiếu nước vào mùa khô.
B. khí hậu không ổn định.
C. hạn hán và lũ lụt.
D. đất bị hoang mạc hóa.
Hiển thị đáp ánĐáp án:A
Giải thích: Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất ở vùng Đông Nam Bộ là thiếu nước trầm trọng vào mùa khô. Hiện nay nhiều công trình thủy lợi và hồ chứa nước đang và đã được xây dựng để sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.
Câu 27.Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở Đông Nam Bộ là
A. tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.
B. bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.
C. hình thành thêm nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất mới.
D. phát triển mạnh công nghiệp khai thác dầu khí.
Hiển thị đáp ánĐáp án:B
Phát triển bền vững là sự phát triển có hiệu quả ở hiện tại nhưng vẫn đảm bảo sự tiếp tục trong tương lai. Như vậy một nền công nghiệp bền vững cần đáp ứng đủ hai tiêu chí.
– Thứ 1 là hiệu quả kinh tế cao, ổn định: để mang lại hiệu quả kinh tế cao cần khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, cụ thể là đẩy mạnh vốn đầu tư, khoa học công nghệ , phát triển các ngành công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng nhanh giá trị sản xuất.
– Thứ 2 là đảm bảo sự phát triển trong tương lai: là sự phát triển không làm tổn hại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở Đông Nam Bộ là bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.
Câu 28.Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ, vì kinh tế biển
A. đa dạng về ngành
B. gắn liền với vùng ven biển
C. mang lại hiệu quả cao
D. tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác.
Hiển thị đáp ánĐáp án:C
Phát triển tổng hợp kinh tế biển ở ĐNB, đặc biệt là tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (tỉnh duy nhất giáp biển) là nơi hội tụ nhiều thế mạnh nổi trội về kinh tế biển: tài nguyên có giá trị nhất là khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam + trung tâm du lịch biển lớn + vận tải biển (cảng Bà Rịa Vũng Tàu) + khai thác hải sản (ngư trường lớn).
Phát triển tổng hợp kinh tế biển, đặc biêt là khai thác và chế biến dầu khí tạo ra động lực lớn, thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển kinh tế của vùng ven biển Bà Rịa Vũng Tàu.
Ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ nói chung.
Câu 29.Có bao nhiêu ý kiến sau đây đúng về vai trò của việc thu hút đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển công nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ?
1) Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn vốn đầu tư.
2) Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn khoa học công nghệ.
3) Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn khoa học quản lí.
4) Cho phép thực hiện có hiệu quả việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hiển thị đáp ánĐáp án:D
Giải thích: Vai trò của việc thu hút đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển công nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là:
– Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn vốn đầu tư.
– Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn khoa học công nghệ.
– Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn khoa học quản lí.
– Cho phép thực hiện có hiệu quả việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.
Câu 30.Nhận định nào không đúng với ảnh hưởng của phát triển tổng hợp kinh tế biển tới sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ?
A. Đa dạng về ngành.
B. Gắn liền với vùng ven biển.
C. Mang lại hiệu quả kinh tế thấp.
D. Tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác.
Hiển thị đáp ánĐáp án:C
Giải thích: Ảnh hưởng của phát triển tổng hợp kinh tế biển tới sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ là sự đa dạng về ngành (giao thông vận tải, du lịch biển đảo, khai thác khoáng sản, khai thác chế biến thủy, hải sản), gắn liền với vùng ven biển, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác.
Câu 31.Nguyên nhân quan trọng nhất về mặt tự nhiên để cây cao su phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ là
A. nguồn nước mặt phong phú
B. có nhiều cơ sở chế biến mủ cao su trong vùng
C. thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định
D. có loại đất xám rất thích hợp cho cây cao su, khí hậu nóng ẩm, ít bão.
Hiển thị đáp ánĐáp án:D
Xác định từ khóa: điều kện tự nhiên
– Đáp án B, C là điều kiện KT XH Loại B, C
– Cao su là loài cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới. Thích hợp với khí hậu nóng ẩm, đất xám phù sa cổ; thân cây cao phù hợp với điều kiện khí hậu ổn định, thoáng trên các cao nguyên.
Câu 32.Tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế những năm gần đây ở Đông Nam Bộ tăng nhanh, chủ yếu do
A. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp điện, điện tử.
B. hình thành và phát triển công nghiệp khai thác dầu khí.
C. tăng cường đầu tư vào ngành dệt, may, da giày.
D. phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
Hiển thị đáp ánĐáp án:B
Công nghiệp khai thác dầu khí đem lại nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu nhiều ngoại tệ và thúc đấy sự phát triển công nghiệp của vùng, nâng cao tỉ trọng công nghiệp.
Câu 33.Tại sao Đông Nam Bộ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các vùng khác?
A. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế.
B. Lao động có trình độ cao nhất.
C. Có nguồn tài nguyên phong phú nhất cả nước.
D. Có cơ sở hạ tầng đồng bộ nhất cả nước.
Hiển thị đáp ánĐáp án:D
Giải thích: Nguyên nhân làm cho Đông Nam Bộ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các vùng khác là do vùng Đông Nam Bộ sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế.
Câu 34.Vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp do
A. có nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào.
B. có nguồn lao động đông, chuyên môn kĩ thuật cao.
C. phát huy được các thế mạnh vốn có.
D. thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn.
Hiển thị đáp ánĐáp án:D
Giải thích: Vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp nguyên nhân chủ yếu là do thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn.
Câu 35.Nguyên nhân làm cho thuỷ lợi trở thành vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển nông, lâm nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
A. Đông Nam Bộ có một mùa khô kéo dài và sâu sắc.
B. nhiều vùng thấp dọc sông Đồng Nai.
C. cây công nghiệp cần nhiều nước tưới.
D. La Ngà bị úng ngập trong mùa mưa.
Hiển thị đáp ánĐáp án:A
Giải thích: Nguyên nhân làm cho thuỷ lợi trở thành vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển nông, lâm nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là ở Đông Nam Bộ có một mùa khô kéo dài và sâu sắc.
Câu 36.Vấn đề được đặt ra hiện nay đối với Đông Nam Bộ trong việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo chiều sâu là:
A. thiếu lao động chuyên môn cao.
B. bảo vệ môi trường.
C. thiếu nguyên liệu.
D. quy hoạch không gian lãnh thổ.
Hiển thị đáp ánĐáp án:B
Giải thích: Phát triển công nghiệp theo chiều sâu không tách rời xu thế mở rộng quan hệ đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành công nghiệp năng lượng (nhiệt điện, thủy điện), các ngành công nghiệp hóa chất, dược phẩm, thực phẩm,… những ngành có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước, đất và cả không khí rất cao. Chính vì vậy, vấn đề được đặt ra hiện nay đối với Đông Nam Bộ trong việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo chiều sâu là bảo vệ môi trường nhằm mục đích sự phát triển không làm tổn hại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Câu 37.Cho bảng số liệu:
Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ (Đơn vị %)
Giá trị sản xuất công nghiệp | Năm 1995 | Năm 2005 |
Tổng số | 100 | 100 |
Nhà nước | 38.8 | 24.1 |
Ngoài nhà nước | 19.7 | 23.4 |
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài | 41.5 | 52.5 |
Theo bảng số liệu trên, biểu đồ nào thích hợp nhất để thể hiện tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?
A. Biểu đồ cột.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ tròn.
D. Biểu đồ đường.
Hiển thị đáp ánĐáp án:C
Giải thích: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài Biểu đồ tròn (cụ thể là mỗi năm 1 hình tròn) là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ năm 1995 và năm 2005.
Câu 38.Cho bảng số liếu: Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ (Đơn vị %)
Giá trị sản xuất công nghiệp | Năm 1995 | Năm 2005 |
Tổng số | 100 | 100 |
Nhà nước | 38.8 | 24.1 |
Ngoài nhà nước | 19.7 | 23.4 |
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài | 41.5 | 52.5 |
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không chính xác về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?
A. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm.
B. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng khá nhanh.
C. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng khá cao và có xu hướng giảm.
D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh.
Hiển thị đáp ánĐáp án:A
Nhận xét:
– Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng cao thứ 2 và có xu hướng giảm (38,8% xuống 24,1%) Nhận xét A. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm là Sai và Nhận xét C đúng.
– Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm (19,7% xuống 23,4%) Nhận xét B đúng.
– Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh (41,5% lên 52,5%) Nhận xét D đúng.
Câu 39.Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH XÂY DỰNG THEO GIÁ SO SÁNH NĂM 2010 CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐÔNG NAM BỘ, GIAI ĐOẠN 2005 2013 (Đơn vị: tỉ đồng)
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự so sánh giá trị sản xuất ngành xây dựng của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ giai đoạn 2005 2013 là
A. Kết hợp
B. Tròn
C. Cột ghép
D. Đường
Hiển thị đáp ánĐáp án:C
Xác định từ khóa: Biểu đồ thể hiện sự so sánh giá trị sản xuất so sánh giá trị sản xuất chính là so sánh giá trị tuyệt đối của hai đối tượng (có cùng đơn vị). Áp dụng phương pháp nhận dạng biểu đồ cột ghép Lựa chọn biểu đồ cột ghét để thể hiện sự so sánh giá trị sản xuất ngành xây dựng của ĐBSH và ĐNB.
Câu 40.Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH XÂY DỰNG THEO GIÁ SO SÁNH NĂM 2010 CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐÔNG NAM BỘ, GIAI ĐOẠN 2005 2013 (Đơn vị: tỉ đồng)
| 2005 | 2010 | 2011 | 2013 |
Đồng bằng sông Hồng | 115 352,3 | 185 286,1 | 195 633,5 | 217 079,4 |
Đông Nam Bộ | 73 077,4 | 128 663,4 | 125 603,2 | 142 326,6 |
Nhận xét đúng nhất về giá trị sản xuất ngành xây dựng của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ giai đoạn 2005 2013 là
A. Tốc độ tăng trưởng của Đồng bằng sông Hồng nhanh hơn Đông Nam Bộ.
B. Giá trị sản xuất ngành xây dựng của cả 2 ngành tăng liên tục qua các năm.
C. Giá trị sản xuất ngành xây dựng của Đông Nam Bộ tăng gấp 1,95 lần.
D. Giá trị sản xuất ngành xây dựng của Đông Nam Bộ có xu hướng giảm mạnh.
Hiển thị đáp ánĐáp án:C
Giải thích: Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:
– Giá trị sản xuất ngành xây dựng của 2 vùng nhìn chung có xu hướng tăng nhưng khác nhau:
+ Giá trị sản xuất ngành xây dựng của Đồng bằng sông Hồng tăng liên tục và tăng thêm 101 727,1 tỉ đồng (tăng gấp khoảng 1,9 lần).
+ Giá trị sản xuất ngành xây dựng của Đông Nam Bộ tăng nhưng không ổn định (2005 2010; 2011 – 2013 tăng và 2010 2011 giảm). Tăng thêm 69 249,2 tỉ đồng (tăng gấp 1,9 lần).
– Tốc độ tăng trưởng của Đông Nam Bộ nhanh hơn Đồng bằng sông Hồng (194,8% so với 188,2%).
Như vậy, giá trị sản xuất ngành xây dựng của Đông Nam Bộ tăng gấp 1,95 lần là đáp án đúng nhất.
=> iDiaLy.com – Tất cả bài đăng chỉ mang tính chất tham khảo.