Ngôn ngữ lập trình là gì?Học ngôn ngữ nào dễ xin việc nhất 2023
5/5 - (1 vote)
Ngôn ngữ lập trình là gì? Học ngôn ngữ nào dễ xin việc nhất 2023 là câu hỏi của nhiều bạn sinh viên khi mới bắt đầu học lập trình. Nếu các bạn đang học công nghệ thông tin (IT) thì sẽ biết rằng, số lượng ngôn ngữ lập trình hiện nay đã lên đến con số hàng trăm và nó sẽ còn tiếp tục tăng nữa.
Cho nên chọn học loại ngôn ngữ lập trình nào cho phù hợp với nhu cầu thị trường trong hiện tại và tương lai là điều hết sức cần thiết để tránh mất thời gian và công sức học tập. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Ngôn ngữ lập trình là gì?
Theo định nghĩa của Wikipedia về ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ lập trình được hiểu như sau:
Ngôn ngữ lập trình là một ký hiệu để viết chương trình, là các đặc tả của một phép tính hoặc thuật toán.[2] Một số tác giả hạn chế thuật ngữ “ngôn ngữ lập trình” đối với những ngôn ngữ có thể thể hiện tất cả các thuật toán có thể.[2][3] Các đặc điểm thường được coi là quan trọng đối với những gì cấu thành một ngôn ngữ lập trình bao gồm:
Chức năng và mục tiêu
Ngôn ngữ lập trình máy tính là ngôn ngữ được sử dụng để viết các chương trình máy tính, liên quan đến việc một máy tính thực hiện một số loại tính toán[4] hoặc thuật toán và có thể điều khiển các thiết bị bên ngoài như máy in, ổ đĩa, robot,[5]… Ví dụ, các chương trình PostScript thường được tạo bởi một chương trình khác để điều khiển máy in hoặc màn hình máy tính. Tổng quát hơn, một ngôn ngữ lập trình có thể mô tả tính toán trên một số máy, có thể là trừu tượng.
Người ta thường chấp nhận rằng một đặc tả hoàn chỉnh cho một ngôn ngữ lập trình bao gồm một mô tả, có thể được lý tưởng hóa, về một máy hoặc bộ xử lý cho ngôn ngữ đó.[6] Trong hầu hết các ngữ cảnh thực tế, một ngôn ngữ lập trình liên quan đến máy tính; do đó, các ngôn ngữ lập trình thường được định nghĩa và nghiên cứu theo cách này.[7]
Ngôn ngữ lập trình khác với ngôn ngữ tự nhiên ở chỗ ngôn ngữ tự nhiên chỉ được sử dụng để tương tác giữa con người với nhau, trong khi ngôn ngữ lập trình cũng cho phép con người truyền đạt các hướng dẫn cho máy móc.
Tóm tắt
Ngôn ngữ lập trình thường chứa các trừu tượng để xác định và thao tác với cấu trúc dữ liệu hoặc kiểm soát luồng thực thi. Sự cần thiết thực tế mà một ngôn ngữ lập trình hỗ trợ đầy đủ trừu tượng được thể hiện bằng nguyên tắc trừu tượng.[8] Nguyên tắc này đôi khi được xây dựng như một khuyến nghị cho lập trình viên để sử dụng hợp lý những điều trừu tượng đó.[9]
Ngôn ngữ máy: Hay còn được gọi là ngôn ngữ lập trình thế hệ thứ nhất (1 GL). Đây là hình thức ngôn ngữ lập trình sơ khai nhất, trong đó lập trình việc sẽ viết từng câu lệnh dưới dạng số. Với ngôn ngữ lập trình thế hệ 1, phần cứng có thể thực thi ngay mà không cần tới các tình biên dịch (compiler)
Hợp ngữ: Hợp ngữ là ngôn ngữ lập trình thế hệ thứ hai (2GL), tuy vẫn còn gắn chặt với kiến trúc tập lệnh của máy tính song hợp ngữ đã giảm thiểu các tính toán và lỗi khi viết câu lệnh, giúp chương trình dễ đọc hơn rất nhiều.
Ngôn ngữ lập trình bậc cao (3 GL) ra đời vào khoảng những năm 50 của thế kỉ 20 và cho tới nay đã có hàng nghìn ngôn ngữ lập trình bậc cao khác nhau được phát triển. Ngôn ngữ lập trình bậc cao
Ngôn ngữ lập trình web: về cơ bản các ngôn ngữ lập trình web là các ngôn ngữ lập trình bậc cao được sử dụng để tạo ra các trang html tùy biến.
Các ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay
Ở đây mình có thống kê một số ngôn ngữ phổ biến như sau:
Java: Java là một trong các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất, là ngôn ngữ được sử dụng bởi hàng trăm triệu lập trình viên và được phát triển trên hàng tỷ thiết bị trên toàn cầu. Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng và nó được thiết kế chạy đa nền tảng, đa hệ điều hành. Java có thể xây dựng các ứng dụng Desktop, các trò chơi. Thêm nữa, Java còn được sử dụng rộng rãi trong lập trình phía server, thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp, xây dựng các hệ thống back-end.
Python: Python đang là một trong các ngôn ngữ lập trình bậc cao phổ biến được sử dụng rộng rãi cho mọi chương trình máy tính. Đây là một ngôn ngữ dễ tiếp cận nhất cho người mới học lập trình. Python cũng được sử dụng nhiều trong các bài toán về trí tuệ nhân tạo và học máy.
C: C được phát triển bởi Dennis Ritchie vào năm 1972 để sử dụng trong hệ điều hành UNIX. Nó là tiền thân của ngôn ngữ C++. Đây là một ngôn ngữ hướng chức năng cà thủ tục (hướng đối tượng được bổ sung thâm ở C++). Ban đầu, nó được sử dụng nhiều trong lập trình hệ thống nhưng do tính hiệu quả và mạnh mẽ nên nó đã được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nữa.
C++: Đây là ngôn ngữ kế thừa của ngôn ngữ lập tình C. C++ có thêm lập trình hướng đối tượng, bổ sung thêm các thư viện, hàm và một số tính năng mới chưa có ở C++. C++ là một ngôn ngữ có hiệu năng cao nên được sử dụng xây dựng các ứng dụng desktop, các phần mềm hệ thống và các chương trình game.
PHP: đây là một ngôn ngữ lập kịch bản dùng ở phía server (back – end) và sử dụng chủ yếu trong lập trình web. Hiện nay, hơn 80% website được xây dựng bằng PHP bao gồm Wikipedia, WordPress, Facebook, Tumblr,… Bên cạnh tính phổ biến, nó cũng dễ để sử dụng và cung cấp nhiều tính năng nâng cao cho các lập trình viên có kinh nghiệm.
Javascript: Javascript đang ngày càng phổ biến và có thứ hạng cao trong các ngôn ngữ lập trình phổ biển, đây là một ngôn ngữ kịch bản mạnh mẽ và linh hoạt. Phần lớn cú pháp giống như ngôn ngữ lập trình C. Hơn nữa, nó có khả năng tương thích trên mọi trình duyệt web và có hơn 90% các website hiện nay đang sử dụng ngôn ngữ kịch bản này. Với sự ra đời của Node.js, nó đang là một công nghệ lập trình phía server và cho phép tương tác thời gian thực.
Ruby: Ruby là một ngôn ngữ linh động, hướng đối tượng và là một ngôn ngữ kịch bản đa chức năng. Được sử dụng phổ biến bởi nó là một web framework – Rais
C# (C Sharp): C# là một ngôn ngữ đơn giản, hiện đại, hướng đối tượng được phát triển bởi Microsoft nằm trong bộ framework.NET. Nó được thiết kế là một ngôn ngữ nền tảng chúng, bao gồm chương trình thực thi và môi trường thực thi cho phép sử dụng các ngôn ngữ lập trình bậc cao khác để lập trình cho các nền tảng và kiến trúc khác nhau.
Swift: Swift được kế thừa từ Objective-C. Nó khá clean (dễ hiểu), nhanh và có thể giảm độ dài của dòng lệnh, tiết kiệm thời gian và năng lượng. Swift được phát triển bởi Apple. Swift dùng để xây dựng các ứng dụng cho hệ điều hành Mac, IOS, tvOS và watchOS. Thêm nữa, sau khi trở thành mã nguồn mở, nó cũng có thể sử dụng trên hệ điều hành Linux hoặc windows để chạy các ứng dụng tương thích với các thiết bị của Apple.
R: là một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở. R được sử dụng chủ yếu trong môi trường phần mềm bao gồm cả tính toán thống kê và đồ họa. Bạn có thể dùng R để tính toán số học qua sử dụng các package bổ sung. R dùng để sử dụng trong khai phá dữ liệu và khoa học thống kê, xây dựng các phần mềm thống kê cho phân tích dữ liệu.
Sau khi xem cả tá ngôn ngữ lập trình mình sẽ giới thiệu với các bạn TOP 3 ngôn ngữ lập trình đáng học nhất năm 2023, những ngôn ngữ lập trình mà mình thấy tiềm năng khá là lớn ở Việt Nam trong khoảng 5-7 năm tới.
Học ngôn ngữ lập trình nào dễ xin việc nhất 2023
#1. Python
Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao được áp dụng trong nhiều công việc:
Lập trình ứng dụng web: Các trang như Mozilla, Reddit, Instagram và PBS đều được viết bằng Python.
Khoa học và tính toán: Nhiều thư viện trong Python sử dụng cho việc tính toán và dữ liệu. Ngoài ra, Python còn được sử dụng nhiều trong machine learning, khai thác dữ liệu và deep learning.
Tạo nguyên mẫu phần mềm. ️
Những lý do nên chọn Python:
Ngôn ngữ tốt để dạy lập trình: Python được nhiều công ty, trường học sử dụng để dạy lập trình cho những người mới lần đầu học lập trình.
Viết code ít hơn: Python cho phép viết những chương trình có nhiều chức năng tốt hơn với ít dòng code hơn.
Cú pháp đơn giản, không quá khắt khe
Là ngôn ngữ cơ bản được sử dụng trong các trường Đại học dạy về Công nghệ trên thế giới.
Khoá học Lập trình Python cơ bản vẫn đang mở, inbox Tekmonk ngay để nhận lịch khai giảng nhé!
#2. JavaScript
Nếu như python nổi lên như một hiện tượng thì JavaScript cũng vậy. Việc JavaScript ra đời và được phát triển là dựa trên sự phát triển của Internet.
Cụ thể hơn là sự phát triển của các ứng dụng web, đặc biệt là phía Client do các máy tính cá nhân ngày càng “khỏe” -> Browser làm được nhiều việc hơn.
Số lượng Frameword JavaScript (Front End) cũng nổi lên như nấm sau mưa. Một số cái tên tiêu biểu như ReactJS (Facebook phát triển), AngularJS (Google phát triển), VueJS (Một kỹ sư phần mềm Trung Quốc phát triển).
Mình sẽ có một bài riêng nói về các Framework, nhưng các bạn phải luôn nghi nhớ rằng dù là Framework nào thì cũng được xây dựng từ ngôn ngữ lập trình.
Ở đây mình nói đến việc các bạn phải hiểu kỹ các khái niệm của JavaScript trước khi học một Framework.
Quay lại với câu chuyện lập trình web chưa bao giờ hết “hot” do nhu cầu ngày càng nhiều, đặc biệt là các hệ thống web lớn. Vì vậy học JavaScript đã và sẽ chưa bao giờ là quá sớm hay quá muộn.
Java thì là một ngôn ngữ lập trình có thể nói là “huyền thoại”. Sự ra đời của Java đã chuẩn hóa nhiều khái niệm lập trình, cũng như là cảm hứng cho nhiều ngôn ngữ lập trình khác.
Ví dụ như JavaScript đã đặt tên gần giống với Java để “ké” chút danh tiếng, mặc dù hai ngôn ngữ này chả liên quan gì đến nhau cả !
Nói về tuổi đời, Java cũng đã khoảng 30 năm kể từ ngày nó được thai nghén bởi James Gosling và bạn đồng nghiệp ở Sun Microsystems.
Vậy tại sao Java cũ nhưng chúng ta vẫn nên học. Cũng đơn giản thôi, thứ nhất là Java là ngôn ngữ thuần hướng đối tượng. Học Java sẽ giúp người học tiếp cận các khái niệm lập trình một cách chuẩn chỉ.
Hai nữa là trong suốt gần 30 năm qua, có vô số ứng dụng lớn nhỏ được tạo ra từ Java và cho đến nay vẫn đang hoạt động. Vì vậy học Java sẽ không lo thất nghiệp vì số lượng công việc với Java khá là nhiều, nhưng cũng khó.
Học Java các bạn có thể làm các ứng dụng di động trên hệ điều hành Android, có thể là các ứng web với Framework Spring…
[contact-form-7 id=”814″ title=”Register form”]
Học viện Công nghệ TekMonk – đồng hành và truyền lửa cho các thế hệ dẫn dắt tiên phong về công nghệ 📍 Địa chỉ 1: CEN X SPACE. Tầng 3, tháp 3-4, toà nhà Dolphin Plaza, số 6 Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội. 📍 Địa chỉ 2: UP Coworking Space Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, 1 Lương Yên, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội 📍 Địa chỉ 3: Officity Coworking Space Tầng 3, Toàn B, Việt Đức Complex, Số 39 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội 📍 Địa chỉ 4: Krow Office Tầng 14, Tòa nhà Hapro, 11B Cát Linh, Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội Hotline: 024.56789.123 Website: tekmonk.edu.vn Fanpage : https://facebook.com/Tekmonk.Accademy