Học lập trình có khó không? Ưu nhược điểm nghề lập trình 2023
5/5 - (1 vote)
Học lập trình có khó không? Thời điểm mình viết bài này (2022) đang là giai đoạn mà nghề lập trình hot như nước sôi, rất nhiều các công ty tuyển lập trình viên mà không tuyển được dù đã đưa ra nhiều chính sách phúc lợi tốt và trả lương cao.
#
Nội dung
1
Lập trình là gì?
2
Lập trình có khó không
3
Các ngôn ngữ lập trình thông dụng
4
Điểm sáng của nghề lập trình
5
Điểm tối của nghề
Tóm lại, ngành IT nói chung và lập trình nói riêng đang rất “khát người”, và có cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này cũng rất rộng mở.
Dưới tâm lý “ổn định nghề nghiệp, có việc làm sau khi ra trường”, rất nhiều bạn trẻ đã chọn con đường trở thành lập trình viên với mong muốn có được một công việc tốt sau này.
Và đây là một bài viết ngắn ngọn, giới thiệu qua về lập trình là gì, học lập trình có khó không, các điểm sáng, điểm tối của nghề. Hy vọng sẽ giúp ích cho các đang có ý định trở thành lập trình viên trong tương lai.
Lập trình là việc tạo ra một phần mềm máy tính nhằm xử lý một thông tin nào đó, các lập trình viên sẽ viết code để tạo nên phần mềm hoàn chỉnh.
Trên là cách hiểu nôm na nhất về lập trình, tức là một định nghĩa mà ai cũng có thể đưa cho dù không tham khảo wikipedia, hay một từ điển nào. Nhưng các bạn hãy lưu ý 2 điểm sau:
– Lập trình là việc tạo ra phần mềm Đúng, lập trình sẽ tạo ra phần mềm, nhưng để tạo ra một phần mềm có ý nghĩa, có thể áp dụng trong cuộc sống thì lập trình thôi là chưa đủ. Trước khi tới bước lập trình, thường sẽ có bước thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế.
Sau lập trình, phần mềm thường trải qua một bước kiểm thử, để đảm bảo phần mềm hoạt động đúng theo yêu cầu. Trước khi có một phần mềm hoàn chỉnh trên máy tính, người ta đã có một phần mềm “khá hoàn chỉnh” trên giấy rồi.
– Các lập trình viên sẽ viết code để tạo nên phần mềm Đúng, viết code là một công việc của lập trình viên, nhưng không có nghĩa là các lập trình viên chỉ biết viết code. Ngoài viết code, họ cũng phải tham gia nhiều cuộc họp, cũng phải đóng góp ý kiến vào các bước thu thập yêu cầu, phân thích, thiết kế,… Chúng ta sẽ tìm hiểu về các công việc của một lập trình viên ở một bài viết khác.
Mình lưu ý 2 điểm trên vì muốn các bạn hiểu rằng, để tạo ra phần mềm thì không chỉ có bước lập trình, và lập trình viên cũng không phải chỉ biết code. Đừng nghĩ rằng bạn chỉ cần tìm hiểu về lập trình, rồi chăm chăm học code là có thể trở thành lập trình viên.
Hiện nay có 2 dạng ngôn ngữ lập trình phổ biến là ngôn ngữ lập trình dựa trên khối lệnh và ngôn ngữ lập trình dựa trên dòng lệnh, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem chúng là gì.
1.Lập trình dựa trên khối lệnh là gì?
Lập trình dựa trên khối là một hoạt động ở cấp độ đầu vào cho phép người học phát triển tư duy tính toán. Bằng cách kéo và thả “khối”, người mới bắt đầu được giới thiệu về lập trình thông qua một cách tiếp cận đơn giản hơn: trực quan thay vì văn bản. Các lập trình viên có thể sử dụng các “khối” hướng dẫn mã hóa để khiến nhân vật di chuyển, nhảy, đá và thậm chí nói chuyện.
Lập trình dựa trên khối lệnh: Lịch sử
Lợi ích của việc học lập trình là rất nhiều, từ việc cải thiện các kỹ năng cần thiết cho thế giới kỹ thuật số ngày càng tăng đến tư duy sáng tạo. Tuy nhiên, khi nói đến việc học các kỹ năng cơ bản cần thiết để lập trình, các ngôn ngữ dựa trên dòng lệnh truyền thống có thể khó học.
Để giảm những khó khăn mà người học phải đối mặt, MIT đã giới thiệu ngôn ngữ lệp trình dựa trên khối lệnh đầu tiên, Scratch. Scratch được giới thiệu vào năm 2003 và cho đến ngày nay, vẫn là một trong những gói phần mềm phổ biến nhất. Bằng cách loại bỏ văn bản lập trình, người mới bắt đầu có thể giảm thiểu sai lầm và tập trung vào các nguyên tắc nền tảng, chẳng hạn như sắp xếp thứ tự; Tạo ra một quá trình học tập thú vị và dễ dàng hơn.
Scratch hoạt động như thế nào?
Scratch sử dụng các dòng lệnh được chuẩn bị trước, được nhóm lại với nhau trong “khối”. Để tạo một chuỗi mã, một lập trình viên sẽ chọn khối họ muốn, kéo nó vào trường nhập liệu và thả nó.
Quá trình này tuân theo một chu kỳ trong đó một lập trình viên sẽ chọn một khối mã khác, lặp lại quy trình cho đến khi một chuỗi đầy đủ được hình thành, do đó hoàn thành mục tiêu của họ.
Có rất nhiều khối khác nhau mà một lập trình viên có thể sử dụng để điều khiển Marty. Chúng bao gồm:
Khối chuyển động: Được sử dụng để điều khiển chuyển động. Một lập trình viên sẽ sử dụng những thứ này để khiến nhân vật di chuyển, xoay hoặc đi bộ. Các khối này có thể được điều chỉnh bằng một số đảm bảo nhân vật hoàn thành chuyển động số lần cần thiết.
Ví dụ: rẽ 9 bước sang trái và đi về phía trước 5 bước.
Trông khối: Được sử dụng để thay đổi ngoại hình của nhân vật, thông qua đèn LED của anh ấy.
Ví dụ: đặt đèn LED mắt thành màu xanh lá cây.
Khối âm thanh: Được sử dụng để thêm âm thanh vào nhân vật. Những điều này cho phép nhân vật nói và lập trình viên có thể chỉnh sửa các hiệu ứng âm thanh như cao độ và âm lượng.
Ví dụ: một khối âm thanh có thể được sử dụng để làm cho âm thanh Marty bị nhầm lẫn.
Khối cảm biến: Được sử dụng để kết nối với các tiện ích bổ sung cảm biến của Marty.
Ví dụ: sử dụng cảm biến khoảng cách của nhân vật sẽ phát hiện một vật thể trên đường đi của anh ta. Do đó, tránh va chạm, cho phép nhân vật di chuyển xung quanh các vật thể.
Thậm chí còn có nhiều loại khối hơn mà bạn có thể sử dụng để tạo một chương trình đầy đủ.
2. Lập trình dựa trên dòng lệnh là gì
Khái niệm Lập trình dựa trên dòng lệnh
Lập trình dựa trên dòng lệnh liên quan đến việc viết các dòng lệnh và có thể được giới thiệu cho trẻ em sau khi chúng quen với lập trình dựa trên khối lệnh. Lập trình dựa trên dòng lệnh về cơ bản là nhập các lệnh bằng ngôn ngữ lập trình theo cú pháp. Cú pháp là các quy tắc ngữ pháp và chính tả của một ngôn ngữ lập trình.
Lập trình dựa trên dòng lệnh có thể được dạy cho trẻ em không?
Có thể dạy trẻ nhỏ cú pháp của ngôn ngữ lập trình dựa trên văn bản, nhưng các nhà giáo dục cần phải kiên nhẫn và thích nghi. Đó là bởi vì trẻ em không phát triển đầy đủ các kỹ năng tâm lý. Họ cũng không quen thuộc với bàn phím, có nghĩa là họ gõ và học chậm.
Trẻ em có thể trở nên khá thành thạo với các ngôn ngữ lập trình dựa trên văn bản. Tuy nhiên, những người đam mê mã hóa cuối cùng sẽ muốn vượt ra ngoài mã hóa dựa trên khối.
Tại thời điểm đó, biết cách ra lệnh cho máy bằng ngôn ngữ lập trình dựa trên văn bản là vô cùng hữu ích.
II. HỌC LẬP TRÌNH CÓ KHÓ KHÔNG?
Câu trả lời là không. Học lập trình không khó nhé!
Cho dù bạn học bất kỳ kỹ năng nào, thì bạn cũng cần phải có sự đầu tư thời gian và kèm theo đó là sự kiên nhẫn. Có như vậy, chúng tôi chắc chắn rằng bạn sẽ học được mọi thứ một cách dễ dàng. Và việc học lập trình cũng không phải là một ngoại lệ.
Để trả lời câu hỏi học lập trình có khó không một cách rõ ràng hơn, chúng ta cần cân nhắc một vài yếu tố sau:
Bạn muốn học ngôn ngữ lập trình nào đầu tiên?
Ngôn ngữ lập trình đó có dễ học không?
Bạn có dành ra đủ thời gian để đầu tư cho việc học lập trình không?
Bạn có ý định phát triển phần mềm gì?
Trả lời câu hỏi cuối cùng đóng vai trò rất quan trọng đến quyết định bạn nên học ngôn ngữ lập trình nào đầu tiên. Tại vì mỗi ngôn ngữ lập trình khác nhau sẽ phục vụ cho các mục đích khác nhau, không có ngôn ngữ lập trình nào có thể đáp ứng toàn diện về mọi mặt.
Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, nếu bạn viết một chương trình cộng hai số lại với nhau thì chỉ cần bỏ ra vài phút và mọi ngôn ngữ lập trình đều có thể viết được.
Tuy nhiên khi bạn muốn viết một phần mềm ứng dụng di động chạy trên IOS thì bắt buộc bạn phải sử dụng ngôn ngữ lập trình Swift hoặc Objective-C để viết.
2. Các ngôn ngữ lập trình dễ học và ứng dụng của chúng
Khi bắt đầu học ngôn ngữ lập trình nào đó, bạn không nên bắt đầu với những thứ quá khó đối với bản thân.
Cố gắng học các ngôn ngữ lập trình có độ khó cao thay vì học các ngôn ngữ lập trình dễ học hơn sẽ khiến bạn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập. Điều này dễ làm bạn chán nản và bỏ cuộc ngay sau đó.
Vì vậy, bạn nên bắt đầu với những ngôn ngữ lập trình dễ học trước tiên. Nếu làm như vậy bạn sẽ ngạc nhiên rằng việc học ngôn ngữ lập trình thật dễ dàng biết chừng nào!
Dưới đây là liệt kê các ngôn ngữ lập trình bậc cao dễ học dành cho bạn:
2.1 HTML (HyperText Markup Language)
Mặc dù HTML không phải là một ngôn ngữ lập trình, nó là ngôn ngữ markup. Tuy nhiên HTML được sử dụng thường xuyên với các ngôn ngữ lập trình khác để xây dựng giao diện trang web.
Nếu bạn có kế hoạch trở thành một lập trình viên web, thì bạn bắt buộc phải biết ngôn ngữ HTML trước tiên và ngôn ngữ này rất dễ học cho những người mới bắt đầu.
2.2 Python
Python là ngôn ngữ lập trình có cú pháp đơn giản và thân thiện, một người chưa học lập trình trước đó có thể đọc hiểu các cú pháp cơ bản của Python.
Chính những điều này làm cho Python trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các bạn mới học lập trình.
Không những vậy Python còn là ngôn ngữ được yêu thích nhất của các nhà khoa học dữ liệu và các lập trình viên. Do đó nhiều công ty sử dụng Python như là ngôn ngữ lập trình chính thức trong các dự án của công ty. Ví dụ như Google, Wikipedia, NASA và Yahoo.
JavaScript là một ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bởi sự đa năng và phát triển không ngừng của nó. JavaScript có thể được dùng để lập trình cả hai phía front-end và back-end của một trang web.
Các nhà lập trình web, đặc biệt là các lập trình viên front-end thường sử dụng JavaScript để xây dựng các chức năng giúp tăng tính tương tác giữa người dùng và website.
Một số công ty sử dụng ngôn ngữ lập trình JavaScript như: Microsoft, Netflix và PayPal.
2.4 PHP
PHP là một ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ. Các hệ thống được xây dựng dựa trên nền tảng ngôn ngữ lập trình PHP thì vẫn có thể hoạt động bình thường kể cả khi xuất hiện lỗi không mong muốn.
PHP là một trong những ngôn ngữ lập trình lâu đời nhất hiện nay. Trong những ngày đầu thành lập, Facebook sử dụng PHP là nền tảng chính của hệ thống. WordPress cũng được xây dựng dựa trên ngôn ngữ lập trình PHP.
2.5 Java
Java là ngôn ngữ lập trình được sử dụng rộng rãi ngày nay để xây dựng các ứng dụng di động và các hệ thống máy chủ phức tạp.
Java có cú pháp tuân theo những khuôn khổ bắt buộc. Do đó các ứng dụng phần mềm được xây dựng bằng Java có độ ổn định và bảo mật khá cao.
Nhiều hệ thống ngân hàng, cơ quan chính phủ được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình Java. Một số công ty tiêu biểu khác cũng sử dụng Java như: Amazon, Spotify và Pinterest.
3. Các ngôn ngữ lập trình khó học
Khi bạn đi sâu để tìm hiểu những ngôn ngữ lập trình khó hơn, bạn sẽ thấy một vài điểm tương đồng giữa chúng.
Tất cả ngôn ngữ lập trình thuộc phân khúc này rất khó học đối với người mới bắt đầu. Vậy điều gì làm cho chúng khó học như vậy?
Khi bạn học các ngôn ngữ lập trình dễ học như PHP, Java, Python, JavaScript,… bạn sẽ không cần phải quan tâm về việc phân bổ và quản lý vùng nhớ sao cho tối ưu nhất. Các ngôn ngữ này sẽ tự động làm giúp bạn.
Tuy nhiên đối với các ngôn ngữ khó học hơn. Bạn phải tự mình làm những công việc này.
3.1 Assembly
Assembly là ngôn ngữ lập trình bậc thấp. Assembly dùng để giao tiếp trực tiếp với phần cứng máy tính.
Không giống như những ngôn ngữ máy khác (bao gồm các ký tự nhị phân và thập lục phân). Assembly được thiết kế ra nhằm mục đích để con người có thể đọc hiểu được.
Tuy nhiên nếu so với các ngôn ngữ lập trình khác thì nó vẫn không có tính trực quan cao.
3.2 C, C++, C# và Objective-C
C++, C# và Objective-C là những phiên bản khác nhau của ngôn ngữ lập trình C.
Tuy bắt nguồn từ C nhưng các ngôn ngữ lập trình này đã phát triển mạnh mẽ và hoàn toàn riêng biệt. Đòi hỏi người học phải dành ra khá nhiều thời gian cho mỗi ngôn ngữ.
Các ứng dụng di động iOS được phát triển bằng Objective-C. Trong khi đó, các ứng dụng phần mềm của Microsoft Windows dựa trên nền tảng C#.
Còn C++ được sử dụng nhiều trong các dự án mã nguồn mở, thậm chí trong lĩnh vực phát triển web. Ví dụ LinkedIn được xây dựng bằng C++.
Tất cả những ngôn ngữ lập trình mà chúng ta đã liệt kê ở trên là những ngôn ngữ khó học cho người mới bắt đầu.
Nhưng những ngôn ngữ này có rất nhiều giá trị và hữu ích. Nếu bạn đã tự tin với kiến thức lập trình của mình thì bạn nên học những ngôn ngữ này tiếp theo.
III. CÁC ĐIỂM SÁNG CỦA NGHỀ
Một vài đặc điểm khiến nghề lập trình có giá hơn so với nghề khác:
3.1 Dễ dàng có công việc tốt và lương cũng khá cao
Cái này dễ hiểu, vì ngành IT ở Việt Nam đang thiếu hụt rất nhiều nhân sự, nghĩa là số lượng đang không đáp được nhu cầu. Vì thế mà các công ty họ phải đưa ra các chính sách tốt để thu hút, hoặc giữ chân các nhân sự IT chất lượng.
Riêng đặc điểm nay thôi đã đủ để ngành IT sáng hơn đa số các ngành khác.
3.2 Cơ hội phát triển bản thân rộng mở
Khởi đầu bạn có thể là một lập trình viên đi làm thuê cho các công ty, nhưng sau đó một vài năm, bạn có thể là CEO, CTO của một startup công nghệ nào đó.
Cơ hội phát triển bản thân của ngành này cực kỳ rộng mở, giống như cánh cửa thần kỳ của Doraemon vậy, bạn chỉ cần mở ra, còn đi theo hướng nào, đi tới đâu thì quyết định là ở bạn. Không có gì giới hạn việc bạn “lớn” cả.
3.3 Có thể làm việc ở nhiều nơi trên thế giới
Lập trình là một nghề “toàn cầu”, một trang web được lập trình tại Việt Nam cũng giống như một trang web được lập trình tại Mỹ, Úc, Canada. Chỉ cần có Tiếng Anh (đương nhiên là cả trình độ chuyên môn nữa) là bạn có thể làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Lập trình cũng là một công việc lý tưởng để “Work from home”, bạn có thể đang ăn phở ở quê nhưng lại làm việc cho một công ty ở xứ ăn “Hăm bơ gơ”. Sống ở Việt Nam, nhưng thu nhập lại ở Mỹ. Ấy, đọc câu này nhiều bạn chắc sẽ ảo tưởng nghĩ thế này thì nhanh giàu lắm.
Việc sống ở Việt nhưng thu nhập ở Mỹ là điều có thật, nhưng nó cũng tỷ lệ thuận với công sức bạn bỏ ra để vượt qua các khó khăn như khác ngôn ngữ, khác múi giờ, khác văn hóa, không tiện trao đổi. Nên nhớ “có làm thì mới có ăn”, nếu không người ta đã giàu hết rồi.
3.4 Rất nhiều lĩnh vực cho bạn lựa chọn
Các lĩnh vực của lập trình rất rộng: lập trình web, lập trình ứng dụng di dộng, lập trình ứng dụng máy tính, lập trình thiết bị điện tử, lập trình ô tô, … Chưa kể mỗi lĩnh vực kể trên lại có thể chia nhỏ được nữa. Nói chung là rất nhiều.
IV. CÁC ĐIỂM TỐI CỦA NGHỀ
Bên cạnh những điểm sáng như mặt trời, thì cũng có những điểm tối:
4.1 Kén người
Người chọn nghề, nhưng nghề cũng chọn người. Mà mình nghĩ chắc ngành nghề nào cũng vậy thôi chứ chẳng riêng nghề lập trình này. Nhưng thôi cứ kể ra để các bạn cùng biết.
Bạn phải là người say mê công nghệ: Công nghệ nó đổi từng ngày bạn ạ, công nghệ của năm nay chưa chắc áp dụng được cho năm sau. Bạn phải là người say mê công nghệ thì mới chạy theo được sự thay đổi nhanh hơn cả người yêu cũ trở mặt này.
Rất cần tư duy logic: Tư duy logic đặc biệt quan trọng trong lập trình, vì lập trình vốn dĩ là một chuỗi các sự kiện nối lại với nhau, kiểu nếu xảy ra A thì mới xảy ra B. Mình cũng không rõ làm thế nào để đánh giá một người có tư duy logic hay không, cái này bạn tự xem lại bản thân nhé.
Có lối sống lành mạnh: Đừng tin vào việc một lập trình viên thường xuyên phải thức đêm để hoàn thành công việc như mọi người vẫn nói. Mình không hoàn toàn phủ nhận điều này, có điều nó không thật sự THƯỜNG XUYÊN. Và nhiêu đó, không đủ để các bạn nghĩ rằng “Lập trình viên thì phải biết thức đêm”.
Thực tế, có lối sống lành mạnh (sức khỏe tốt, ít rượu bia, ít chất kích thích, ăn ngủ nghỉ đúng giờ) là một trong những yếu tố quan trọng của lập trình viên. Bởi tư thế làm việc là ngồi làm việc, ít đi lại, và cái đầu luôn trong tình trạng căng thẳng suy nghĩ mà lại cộng thêm lối sống không lành mạnh thì khác gì bạn đang “dùng đồ như phá”.
Một số yếu tố khác có thể như: chịu được áp lực công việc cao, giữ đúng tiến độ,… nhưng mình cho rằng bất kỳ công việc nào cũng cần có những yếu tố này nên thôi không kể ra.
Đó, nghề lập trình nó kén người vậy đó. Tuy là bạn không cần phải có đầy đủ các yếu tố trên, nhưng càng thiếu thì càng giảm khả năng bạn trở thành lập trình viên giỏi.
4.2 Tuổi nghề thấp
Nghe các bậc tiền bối nói rằng tuổi nghề lập trình thường <= 35 tuổi. Không phải vì tuổi đó chúng “lú lẫn” tới mức không code được, mà tầm tuổi đó chúng ta “không đủ tuổi” để đọ độ nhiệt huyết với mấy anh thanh niên 20, 25.
Ngoài 35 tuổi, chúng có nhiều vấn đề cần lo lắng hơn là sự nghiệp (thậm chí sự nghiệp đã ổn định), tuy không cố tình xao nhãng công việc, nhưng mỗi người chỉ có 24h, nên buộc chúng ta phải giảm sự tập trung vào công việc.
Nhưng cũng đừng lo quá, chẳng có ai code mãi đâu, khi có kinh nghiệm, bạn sẽ dần được bổ nhiệm những vị trí cao hơn như trưởng nhóm, trưởng phòng, quản lý dự án, hoặc startup công ty riêng…
Vị trí càng cao, thì càng cần nhiều trải nghiệm, kinh nghiệm hơn là code. Hay thậm chí, trải nghiệm của bạn còn đáng giá hơn là code.
V. LỜI KẾT
Theo mình đánh giá, mặc dù có cả điểm sáng và điểm tối nhưng suy cho cùng lập trình vẫn đem lại nhiều điều tốt đẹp cho những ai theo đuổi nó. Vì vậy, nếu thấy phù hợp, thì bạn cũng nên thử học lập trình xem sao, biết đâu bạn sẽ trở thành huyền thoại trong giới công nghệ.
Nguồn: internet
[contact-form-7 id=”814″ title=”Register form”]
Học viện Công nghệ TekMonk – đồng hành và truyền lửa cho các thế hệ dẫn dắt tiên phong về công nghệ 📍 Địa chỉ 1: CEN X SPACE. Tầng 3, tháp 3-4, toà nhà Dolphin Plaza, số 6 Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội. 📍 Địa chỉ 2: UP Coworking Space Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, 1 Lương Yên, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội 📍 Địa chỉ 3: Officity Coworking Space Tầng 3, Toàn B, Việt Đức Complex, Số 39 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội 📍 Địa chỉ 4: Krow Office Tầng 14, Tòa nhà Hapro, 11B Cát Linh, Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội Hotline: 024.56789.123 Website: tekmonk.edu.vn Fanpage : https://facebook.com/Tekmonk.Accademy