Phân tích Sang thu khổ 3 hay nhất

Đánh giá bài này

Phân tích khổ cuối bài Sang thu hay nhất

Hãy cùng chúng tôi phân tíchkhổ cuối bài Sang thubài thơ nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài thơ Sang thu là sự cảm nhận tinh tế, nhạy cảm của tác giả về sự chuyển biến tuyệt đẹp của thiên nhiên từ mùa hè sang mùa thu.

Phân tích Sang thu khổ 3 hay nhất

Phân tích khổ cuối bài Sang thu

Cuối hạ đầu thu luôn là những khoảnh khắc lòng người đong đầy cảm xúc lẫn lộn. Đó là những chơi vơi nhưng xuyến xao và chút âu lo vấn vương. Mỗi phút giây qua đi dù là mỏng manh nhưng cũng dư âm dư tình đến luyến lưu. Dòng cảm xúc bất tận ấy được Hữu Thỉnh bắt trọn và phô diễn dưới ngòi bút tài hoa:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sớm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Vẫn là những tia nắng những hạt mưa tinh nghịch của mùa hạ nhưng chỉ là “vẫn còn” “vơi dần”. Những trưa nắng oi ả, gay gắt hay những trận mưa bất chợt, ào ào của mùa hạ bây giờ chỉ còn phảng phất, rải rác. Dường như mùa hạ vẫn đang vấn vương điều chi, vẫn muốn lưu lại chút hương sắc của mình với đất trời tạo hóa. Như để lại chút thương chút nhớ hạ gieo vào lòng đất một chút mưa cuối mùa ngọt ngào, một chút nắng nhẹ nhàng. Nhưng dù có níu kéo thì hiện thực vẫn cứ thể trảy trôi, thời gian vẫn cứ tuần hoàn dù chẳng đành lòng nhưg hạ vẫn phải chấp nhận rời xa để nhường chỗ cho Thu sang. Thu sang mang khoác cho cảnh vật cho thiên nhiên những khí sắc mới, đặc trưng riêng biệt:

“sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Xem thêm >>>Dàn ý Cảm nhận khổ thơ cuối bài thơ Sang thu

Sấm là hiện tượng tự nhiên của thời tiết. Sấm thường xuất hiện sau những cơn mưa giông, cơn mưa rào vào mùa hạ. Hàng cây đứng tuổi là chỉ những cây cổ thụ lâu năm. Đây là một hình ảnh tả thực của tự nhiên. Sau những cơn mưa rào thì sấm hay xuất hiện gần những cây có tán lá rộng, to- thường là những cây cổ thụ. Khi bước sang thu sấm đã chẳng còn tinh nghịch như thế nữa mà đã vơi bớt dần bởi nó biết mùa thu là mùa của yêu thương của những nhẹ nhàng dịu êm. Thế nhưng có lẽ cái ẩn ý mà hữu thỉnh muốn gửi gắm có lẽ chẳng dừng lại ở đó. Ẩn sau cái lớp nghĩa thực kia là một chuỗi những suy tư lắng sâu. Sấm , mưa biểu trưng cho những giông bão, khó khăn. Ở đây tác giả dùng hàng cây chứ không dùng cây-gợi sự liên kết, gắn bó. Hàng cây đứng tuổi là hình ảnh ẩn dụ chỉ cả một thế hệ, đó là những con người đã đi qua hết nửa cuộc đời, đã nếm trải những đắng cay ngọt ngào của dòng đời xô bồ. Chính những từng trải ấy đã khiến họ trở nên kiên cường, mạnh mẽ, biết cách đối mặt với giông tố, khó khăn, không còn lung lay, xao động trước những cơn “sấm” ồn ã. Gửi cái nhìn xa xăm hơn nữa, Hữu Thỉnh muốn hướng đến tình yêu Tổ quốc thiết tha, ông bày tỏ thái độ ngưỡng mộ, ngợi ca sức mạnh dũng cảm, kiên trung bất khuất, đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong suốt những năm tháng chiến đấu gian khổ bảo vệ nền độc lập, tự do, hòa bình cho dân tộc.

Trong ý thơ trên còn có mang đậm một quan điểm nhân sinh sâu sắc, cũng giống như mùa thu bình yên và lặng lẽ, con người ta khi đã đến cái tuổi xế chiều, khi đã trải qua những năm tháng bão giông sẽ chẳng còn những bồng bột, thật bình thản và nhẹ nhàng để cảm nhận và suy tư.

Chỉ với những câu thơ ngắn gọn, từ ngữ dân dã, giản dị bằng cái chất cái hồn lãng mạn của mình Hữu Thỉnh đã vẽ ra một bức tranh thu độc đáo. Cái hồn quê chân chất cái mùi của đât của thiên như mở ra sau mỗi vẫn thơ. Tinh tế nhẹ nhàng và lắng sâu. Lòng người vì thế cũng như trải dài ra, nao nao đến từng phút giây. Hình ảnh quê hương đất nước thật đẹp, thật yên bình và đầy dư vị.

Bài có hài lòng về hướng dẫn phân tích khổ cuối bài Sang thu bên trên hay không? hãy phản hồi bằng cách bình luận ngay bên dưới nhé.

Đừng quên chúng tôi còn có bài phân tích khổ đầu bài Sang thu, hãy xem nếu bạn đang cần đến.

Lớp 9 –

  • Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà bài văn 9

  • Đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng kể lại bài thơ

  • Cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay nhất

  • Nội dung, đặc sắc nghệ thuật bài thơ Viếng lăng bác

  • Đóng vai ông Sáu kể lại chuyện Chiếc lược ngà hay và cảm động

  • Bài viết số 3 lớp 9 đề 4: Kể cuộc gặp gỡ anh bộ đội nhân ngày 22/12

  • Bài viết số 3 lớp 9 đề 3: kể kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô cũ

Để nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài Sang Thu của Hữu Thỉnh thì các em có thể tham khảo dàn ý kèm một số bài văn mẫu tuyển chọn do THPT Sóc Trăng tổng hợp dưới đây nhé.

See also  Có các Hóa chất sau anilin metylamin etylamin natri hiđroxit chất có tính bazơ yếu nhất là 2023

Đề bài: Em hãy nêu cảm nhận của mình về khổ thơ cuối bài Sang Thu (Hữu Thỉnh)

Phân tích đề cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài Sang Thu của Hữu Thỉnh

– Yêu cầu đề bài: nêu cảm nhận của bản thân về khổ thơ cuối (khổ thứ 3) bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Bạn đang xem: Cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài Sang Thu – Hữu Thỉnh

– Phương pháp làm bài: cảm nhận, phân tích


(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dàn ý phân tích khổ thơ thứ 3 bài Sang thu

1. Mở bài

– Giới thiệu đề tài mùa thu trong thi ca

– Dẫn vào khổ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

2. Thân bài

Cảm nhận của em về khổ 3 bài Sang thu

* Cảm nhận về 2 câu thơ đầu

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa”

– Là hình ảnh thiên nhiên sang thu qua các hình ảnh cụ thể: nắng, mưa

-> Nắng là hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gây gắt như đầu tháng 5,6

– Mưa: những cơn mưa cũng đã ít dần qua từ “vơi” gợi sự thưa thớt ít dần không còn sối xả, ầm ầm như những cơn mưa mùa hạ nữa

* 2 câu thơ cuối

– Hình ảnh ẩn dụ :

“Sấm cũng bớt bất ngờ.

Trên hàng cây đứng tuổi”

– Sấm thường gắn liền với những cơn mưa mùa hạ, lúc chuyển mùa giữa hạ và thu sấm rất ít xuất hiện

– Sấm hình ảnh ẩn dụ những tiếng vang của ngoại cảnh, của cuộc đời

– Hàng cây đứng tuổi chỉ những con người từng trải, những con người trải qua những khó khăn của cuộc đời khiến họ vững vàng hơn

=> Tất cả chỉ sự tiếc nuối trong tiết trời chuyển giao mùa

3. Kết bài

Thông qua Sang thu, Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc cảm nhận mới về mùa thu của quê hương.

Không chỉ phân tích khổ thơ cuối này, để hiểu sâu sắc và rõ nét về bức tranh thiên nhiên giao mùa các em đừng quên tham khảo văn mẫu Cảm nhận bức tranh thiên nhiên giao mùa trong bài thơ Sang thu nữa nhé! 

Sơ đồ tư duy cảm nhận về khổ thơ cuối bài Sang Thu – Hữu Thỉnh

Phân tích Sang thu khổ 3 hay nhất

Dưới đây là một số bài văn mẫu cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài Sang Thu cho các em tham khảo, có thêm ý tưởng làm bài.


(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Văn mẫu tham khảo phân tích khổ cuối Sang thu hay nhất

Bài văn mẫu 1:

Văn mẫu phân tích khổ cuối Sang thu ngắn gọn

Hữu Thỉnh là một nhà thơ trưởng thành từ quân đội. Thơ ông nhẹ nhàng sâu lắng ông mang đến cho người đọc bao cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo. Ông viết nghiều về những con người ở nông thôn, về mùa thu đặc biệt là bài thơ Sang thu đó là sự chuyển biến nhẹ nhàng giữa mùa hạ và mùa thu được tác giả gợi lên bằng những hình ảnh quen thuộc

Tiêu biểu là khổ thơ cuối của bài thơ tác giả đã cho người đọc thấy được những suy ngẫm mang tính triết lý về mùa thu về đời người:

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Hình ảnh mùa thu hiện ra đậm đà hơn. Vẫn là nắng mưa sấm chớp của mùa hạ nhưng mức độ là khác nhau nó đã giảm dần, nhạt dần qua hai cụm từ “vẫn còn” và “vơi dần”. Nắng ở đây vẫn còn nhưng không gay gắt như đầu mùa hạ hay mưa cũng vơi dần đi không còn rào rào xối xả mà thay vào đó là sự nhẹ nhàng còn lại của mùa hạ đón chào mùa thu. Nếu hai câu thơ trước là hình ảnh mang nghĩa tả thực, thì hai câu thơ cuối còn là hình ảnh ẩn dụ ấn tượng, giàu ý nghĩa. Về nghĩa tả thực, hình tượng sấm là hiện tượng thường xuất hiện trước và sau những cơn mưa lớn trong mùa hạ, cây đúng tuổi là những cây già đã sống lâu năm thân to sần sùi cao lớn nhưng dưới con mắt của Hữu Thỉnh nó không chỉ đơn giản đến vậy. Sấm trong thơ ông chỉ những thăng trầm gian nan của cuộc đời, những khó khăn vất vả giúp chúng ta trưởng thành hơn trong cuộc đời vững vàng hơn còn cây đứng tuổi chỉ những con người từng trải, đã được ném bao nhiêu mùi vị của cuộc đời: mặn, ngọt, đắng, cay của cuộc đời và tất nhiên những con người ấy khi trải qua những khó khăn ấy sẽ không còn vấp ngã lung lay trước sóng gió của cuộc đời.

Hai câu thơ trên tác giả còn muốn gửi gắm đến người đọc ca ngợi tinh thần bất khuất, kiên cường, mạnh mẽ chống giặc của dân tộc ta quyết tậm bảo vệ bờ cõi nước nhà.

See also  Cách tải và cài đặt trò chơi Google đi theo ông già Noel 2023

Qua bài thơ người đọc thấy rõ được sự tinh tế của nhà thơ về sự chuyển đổi của trời đất giữa cuối hạ và đầu thu đồng thời ông còn muốn gửi gắm đến mọi người những triết lý sâu xa về mùa thu về cuộc đời.

Xem thêm: Phân tích hai khổ thơ đầu trong bài thơ Sang thu

Bài văn mẫu 2:

Phân tích khổ 3 Sang thu – Sự lưu luyến trong tiết trời chuyển mùa

Hạ đi – thu tới, khi cái nắng gắt của màu hạ qua đi nhường chỗ cho sự êm ái của mùa thu sự dịu dàng dễ chịu ấy làm cho cong người trào dâng bao cảm xúc.Chính sự chuyển mùa giữa hai mùa ấy thật nhẹ nhàng và ngập ngừng như lưu luyến, vấn vương một cái gì đó của thời đã qua.

Khoảnh khắc ấy thật đẹp, nhưng không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy. Riêng nhà thơ Hữu Thỉnh lại khác ông có cái nhìn thật tinh tường một cảm nhận thật sắc nét và một cách sống hòa hợp với thiên nhiên nên mới có thể vẽ lại bức tranh in dấu sự chuyển mình của đất trời qua bài thơ “Sang Thu” – linh hồn của cả bài thơ chỉ vẻn vẹn trong hai từ thế thôi, song ý nghĩa sâu sắc chất chứa trong hai từ ngắn ngủi ấy lại không hề ít. Và có lẽ những ý nghĩa đó, lại tập trung nhiều hơn vào khổ thơ cuối bài:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đừng tuổi”

Mở đầu khổ thơ vẫn là nắng và mưa của mùa hạ đấy thôi, nhưng chỉ là “vẫn còn” và “vơi dần” ,tất cả ngày một nhạt đi, chứ không như cái nắng gay gắt, chói chan cùng cơn mưa ào, xối xả của một mùa hạ sôi động nữa. Dường như vẫn còn luyến tiếc lắm, nhưng cuối cùng hạ vẫn phải chấp nhận rằng: “thu sang” và hạ phải đến một chân trời khác. Bằng nghệ thuật ẩn dụ sâu sắc, Hữu Thỉnh đã kết thúc khổ thơ qua hai câu văn thấm đẫm triết lý đáng để ta phải suy ngẫm:

“Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng câu đừng tuổi.”

“Sấm” – đơn thuần là một hiện tượng đặc trưng của mùa hạ khi trước và sau cơn mưa lớn, “cây đứng tuổi” – theo nghĩa dễ hiểu nhất thì đó chỉ là những cái cây đã nhiều tuổi vì sống lâu năm. Nhưng điều mà Hữu Thỉnh muốn gửi đến chúng ta đâu chỉ là những điều giản đơn đến thế, mà “sấm” ở đây cũng được xem là những thăng trầm, sóng gió của vòng đời luôn thay đổi và qua những gian nan, thử thách ấy, con người cũng sẽ đổi thay một cách mạnh mẽ hơn và vững vàng hơn.

Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” – tức chỉ người từng trải, những con người đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống, và tất nhiên khi họ đã trải nghiệm qua những khó khăn đó, thì giờ đây sẽ không phải rơi vào tình thế xao động hay lung lay trước những biến cố của vòng xoáy cuộc đời nữa. Nhìn sâu hơn qua hai câu thơ trên, Hữu Thỉnh cũng muốn nói lên sức mạnh của dân tộc Việt Nam thật kiên cường và bất khuất, thật dũng cảm và mạnh mẽ chống lại bọn giặc ngoài xâm để gửi trọn niềm tin yêu đến Tổ quốc, quê hương và bảo vệ bờ cỏi nước nhà.

Từ bao nỗi suy tư của mình, Hữu Thỉnh đã góp phần làm cho cả bài thơ và khổ thơ cuối thêm nhiều ý nghĩa sâu sắc, in dấu trong lòng người đọc một ấn tượng khó phai mờ về một mùa thu tha thiết, nồng hậu và cả mùa hạ sôi động của dĩ vãng nữa. Cũng chính vì lẽ đó, mà ta cảm thấy yêu thiên nhiên hơn, yếu cái giao mùa và sự chuyển biến của đất trời trên quên hương mình, cũng như yêu vòng tuần hoàn máu chạy khắp cơ thể qua chính con tim này!


(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra để làm tốt những bài văn phân tích và cảm nhận bài thơ Sang thu, các em có thể tham khảo biện pháp tu từ trong bài Sang thu để nắm được nghệ thuật tài tình được Hữu Thỉnh sử dụng trong bài thơ nhé!

Bài văn mẫu 3:

Dòng cảm xúc của Hữu Thỉnh khi tiết trời sang thu

Cuối hạ đầu thu luôn là những khoảnh khắc lòng người đong đầy cảm xúc lẫn lộn. Đó là những chơi vơi nhưng xuyến xao và chút âu lo vấn vương. Mỗi phút giây qua đi dù là mỏng manh nhưng cũng dư âm dư tình đến luyến lưu. Dòng cảm xúc bất tận ấy được Hữu Thỉnh bắt trọn và phô diễn dưới ngòi bút tài hoa:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sớm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Vẫn là những tia nắng những hạt mưa tinh nghịch của mùa hạ nhưng chỉ là “vẫn còn” “vơi dần”. Những trưa nắng oi ả, gay gắt hay những trận mưa bất chợt, ào ào của mùa hạ bây giờ chỉ còn phảng phất, rải rác. Dường như mùa hạ vẫn đang vấn vương điều chi, vẫn muốn lưu lại chút hương sắc của mình với đất trời tạo hóa. Như để lại chút thương chút nhớ hạ gieo vào lòng đất một chút mưa cuối mùa ngọt ngào, một chút nắng nhẹ nhàng. Nhưng dù có níu kéo thì hiện thực vẫn cứ thể trảy trôi, thời gian vẫn cứ tuần hoàn dù chẳng đành lòng nhưng hạ vẫn phải chấp nhận rời xa để nhường chỗ cho Thu sang. Thu sang mang khoác cho cảnh vật cho thiên nhiên những khí sắc mới, đặc trưng riêng biệt:

See also  Top 10 truyện tiên hiệp full miễn phí 2022 2023

“Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Sấm là hiện tượng tự nhiên của thời tiết. Sấm thường xuất hiện sau những cơn mưa giông, cơn mưa rào vào mùa hạ. Hàng cây đứng tuổi là chỉ những cây cổ thụ lâu năm. Đây là một hình ảnh tả thực của tự nhiên. Sau những cơn mưa rào thì sấm hay xuất hiện gần những cây có tán lá rộng, to- thường là những cây cổ thụ. Khi bước sang thu sấm đã chẳng còn tinh nghịch như thế nữa mà đã vơi bớt dần bởi nó biết mùa thu là mùa của yêu thương của những nhẹ nhàng dịu êm. Thế nhưng có lẽ cái ẩn ý mà hữu thỉnh muốn gửi gắm có lẽ chẳng dừng lại ở đó. Ẩn sau cái lớp nghĩa thực kia là một chuỗi những suy tư lắng sâu.

Sấm, mưa biểu trưng cho những giông bão, khó khăn. Ở đây tác giả dùng hàng cây chứ không dùng cây-gợi sự liên kết, gắn bó. Hàng cây đứng tuổi là hình ảnh ẩn dụ chỉ cả một thế hệ, đó là những con người đã đi qua hết nửa cuộc đời, đã nếm trải những đắng cay ngọt ngào của dòng đời xô bồ. Chính những từng trải ấy đã khiến họ trở nên kiên cường, mạnh mẽ, biết cách đối mặt với giông tố, khó khăn, không còn lung lay, xao động trước những cơn “sấm” ồn ã. Gửi cái nhìn xa xăm hơn nữa, Hữu Thỉnh muốn hướng đến tình yêu Tổ quốc thiết tha, ông bày tỏ thái độ ngưỡng mộ, ngợi ca sức mạnh dũng cảm, kiên trung bất khuất, đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong suốt những năm tháng chiến đấu gian khổ bảo vệ nền độc lập, tự do, hòa bình cho dân tộc.

Trong ý thơ trên còn có mang đậm một quan điểm nhân sinh sâu sắc, cũng giống như mùa thu bình yên và lặng lẽ, con người ta khi đã đến cái tuổi xế chiều, khi đã trải qua những năm tháng bão giông sẽ chẳng còn những bồng bột, thật bình thản và nhẹ nhàng để cảm nhận và suy tư.

Chỉ với những câu thơ ngắn gọn, từ ngữ dân dã, giản dị bằng cái chất cái hồn lãng mạn của mình Hữu Thỉnh đã vẽ ra một bức tranh thu độc đáo. Cái hồn quê chân chất cái mùi của đất của thiên như mở ra sau mỗi vẫn thơ. Tinh tế nhẹ nhàng và lắng sâu. Lòng người vì thế cũng như trải dài ra, nao nao đến từng phút giây. Hình ảnh quê hương đất nước thật đẹp, thật yên bình và đầy dư vị.

Tham khảo thêm các bài văn mẫu:

  • Cảm nhận bức tranh thiên nhiên giao mùa trong bài thơ Sang thu
  • Phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế qua bài thơ Sang thu

********

Trên đây là dàn ý và hướng dẫn làm bài cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài Sang Thu – Hữu Thỉnh hay nhất do Đọc sưu tầm được, mong rằng nội dung kiến thức này giúp các em ôn luyện thật tốt! Hãy them khảo trọn bộ văn mẫu lớp 9 chi tiết theo các bài học để ôn luyện thật tốt kì thi tuyển sinh vào 10 sắp tới em nhé!

[Văn mẫu 9] Top 3 bài văn mẫu cảm nhận về khổ thơ cuối bài Sang Thu của Hữu Thỉnh hay nhất để giúp các em hiểu rõ hơn về sự thay đổi của tạo vật khi sang thu bằng tâm tưởng, suy tư của tác giả

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Bạn đang đọc : Phân tích Sang thu khổ 3 hay nhất được cập nhập bởi Tekmonk

Thông tin và kiến thức về chủ đề Phân tích Sang thu khổ 3 hay nhất do Học viện Công nghệ Tekmonk chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Tham khảo thêm các khóa học công nghệ đỉnh cao tại: Học viện công nghệ Tekmonk
Phân tích Sang thu khổ 3 hay nhất

Nguồn: Internet

Có thể bạn muốn biết:

Có thể bạn quan tâm More From Author

vnedu vn tra diem lop 9
nạp valorant
Top 10 truyện tranh ngôn tình tổng tài (h+) bá đạo
tui lv

Leave a comment