Nghề lập trình khi Định hướng nghề nghiệp trong kỷ nguyên Số 2022
Đánh giá bài này
Các ngành nghề về cơ cấu trong thời đại Số đã có sự thay đổi. Định hướng nghề nghiệp ngay từ bây giờ là cách tốt nhất để chuẩn bị và nắm bắt cơ hội phát triển sự nghiệp trong thời đại Số. Trước tiên cần nắm bắt những yêu cầu và những ngành nghề quan trọng.
Định hướng nghề nghiệp nào trong kỷ nguyên Số?
Kỷ nguyên Số, kỷ nguyên của Công nghệ đang làm thay đổi thế giới. Những công việc cũ đang dần bị thay thế bằng những công việc mới.
Phụ huynh thời 4.0 nên tìm hiểu và định hướng cho con những ngành nghề sau để có cơ hội phát triển tốt nhất trong tương lai.
Thực trạng định hướng nghề nghiệp cho sinh viên
Mỗi năm, tỷ lệ cử nhân đại học tốt nghiệp lại nhiều vô cùng, nhưng cớ sao các doanh nghiệp vẫn trong trạng thái thiếu nguồn nhân lực. Dưới đây, sẽ là thực trạng trong việc chọn ngành, chọn nghề của hầu hết các sinh viên mới ra trường hiện nay.
Sự thất bại
Cuộc sống vốn muôn màu muôn vẻ, trong cả cuộc đời vốn không ai có một cuộc sống tràn ngập màu hồng mãi mãi. Bên cạnh sự thành công, hạnh phúc thì cũng kèm theo những thất bại, đau thương.
Sự thất bại là trạng thái phổ biến trong xã hội ngày nay, xuất hiện khi chúng ta không đạt được những mục tiêu, kỳ vọng đặt ra. Nhưng đừng lo, tới cả doanh nhân thành đạt hay hàng triệu các sinh viên ra trường mỗi năm đều đã, đang và sẽ trải qua loại cảm xúc này trong đời.
Tôi sẽ lấy cho các bạn một ví dụ về nhà bác học Thomas Edison, trước khi thành công với phát minh “bóng đèn dây tóc”, ông đã từng bị sa thải cùng công việc đầu tiên với lý do “thiếu năng lực”. Nhưng với sự kiên trì, bền bỉ ông đã tạo ra sáng chế tuyệt tác của nhân loại và trở thành nhà bác học vĩ đại thế giới.
Ví dụ trên là minh chứng cho việc nỗ lực, kiên trì sẽ mang lại thành công áp dụng trong mọi trường hợp. Ngày nay, do thiếu định hướng nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường, khiến các bạn trẻ mới chập chững bước chân vào đời, chưa có nhiều trải nghiệm dễ bị shock khi gặp thất bại. Nhưng đây chính là những bài học đầu đời, buộc bạn phải chấp nhận bởi tính khốc liệt trong xã hội ngày nay.
Thiếu kỹ năng
Phần nhiều tình trạng sinh viên thất nghiệp sau ra trường, hay sinh viên ra trường chỉ tìm được những công việc lương thấp, thiếu tính chuyên môn là tới từ thiếu kỹ năng, thiếu định hướng nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường.
Sinh viên trên ghế giảng đường, hiện nay vẫn chủ yếu đang được giảng dạy và học tập, rèn luyện qua các lý thuyết chuyên sâu. Điều này, khiến vô tình các bạn trẻ lãng quên đi kỹ năng thực tế, một trong những yếu tố quan trọng nhất trong công việc sau này.
Thực tế, theo những kinh nghiệm của nhiều người đi trước đưa ra đánh giá thì các kiến thức đại học chỉ phục vụ 10- 15% trong quá trình làm việc. Học đại học chỉ rèn luyện cho chúng ta về mặt tư duy, còn kỹ năng khác thì gần như rất ít trường có năng lực đào tạo. Vì vậy, có rất nhiều sinh viên học tốt, bằng xuất sắc, bằng giỏi. Tốt nghiệp những trường đại học tốp đầu như Ngoại Thương, Kinh Tế Quốc Dân, Học Viện Ngân Hàng, Bách Khoa,…nhưng vẫn đánh mất cơ hội việc làm chỉ vì 3 chữ “thiếu kỹ năng”.
Thiếu kỹ năng được cho là căn bệnh, điểm yếu chí mạng của những sinh viên xuất sắc, được đánh giá về chuyên môn và lực học cao. Rất nhiều bạn trẻ sở hữu mọi điều kiện, thành tích lý tưởng nhưng đến khi đi thực tập, làm khóa luận thì lại yếu kém hơn rất nhiều.
Do đó, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên luôn yêu cầu các bạn phải trau dồi thêm nhiều kỹ năng, toàn diện về mặt kiến thức và kỹ năng mềm sẽ giúp cơ hội việc làm của các bạn được rộng mở.
Thiếu kinh nghiệm
Kinh nghiệm là việc am hiểu, là tri thức của mỗi con người về một vấn đề, một công việc họ đã được trải qua, trực tiếp đối mặt với nó. Và thiếu kinh nghiệm chính là một bài học vô cùng đắt giá cho những sinh viên có ít sự trải nghiệm, không đi tiếp xúc tương tác với môi trường làm việc khi đang còn ngồi trên ghế giảng đường.
Một phần, thiếu kinh nghiệm được xuất phát từ thiếu định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Những công việc part- time đơn giản hay phức tạp tại những doanh nghiệp, cửa hàng,…Tuy chỉ mang lại một nguồn tài chính nhỏ bé, không có tính lâu dài, nhưng những kỹ năng, trải nghiệm mang lại cho chúng ta vô cùng giá trị.
Không chỉ học vấn cao liên quan tới bằng cấp, chuyên môn. Kinh nghiệm và kỹ năng là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu và đánh giá bạn có phù hợp với văn hóa, môi trường của công ty hay không. Ngoài ra, việc tuyển dụng được nhân sự có kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian đào tạo. Đồng thời, sẽ có những đề xuất phù hợp để hai bên dễ làm việc, tăng hiệu suất.
Thực tế luôn rất phũ phàng so với những kỳ vọng, mong muốn của mỗi người. Ảo tưởng là một trong những xu hướng hiện nay của hầu hết các sinh viên mới ra trường. Nguyên nhân xuất phát vẫn phải nhắc lại là tới từ thiếu định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Dưới đây, chúng ta hãy đào sâu những ảo tưởng thực tế tới từ các bạn trẻ trong xã hội ngày nay.
Ảo tưởng rằng mình tốt nghiệp sẽ có mức lương cao
Sau khi ra trường, việc thiếu định hướng nghề nghiệp cho sinh viên khiến tình trạng “nhảy việc” của diễn ra rất nhiều, và phổ biến bởi không tìm được môi trường và mức lương đúng như kỳ vọng. Với mức lương trả cho sinh viên gen Z mới ra trường ngày nay rơi vào 6-8 triệu đồng, gần như muốn chi tiêu đủ phải tiết kiệm rất nhiều.
Ngoài ra, không có doanh nghiệp nào tuyển dụng bạn với mức lương cao mà không có sự đánh đổi. Do đó, hãy kiên trì, làm việc chăm chỉ, nếu thực lực các bạn cao, tư chất tốt thì việc đạt được mức lương tuyệt vời là điều hoàn toàn có thể.
Ảo tưởng việc học hành ra trường bằng Xuất sắc, Giỏi sẽ không bao giờ thất nghiệp
Rất nhiều sinh viên sau khi ra trường tiếp tục học lên cao học, tiến sĩ,…Việc học chưa bao giờ là đủ, nhưng thị trường việc làm có mức độ đào thải cao như ngày nay thì bạn phải có thêm các kỹ năng mềm để thích ứng được với công việc. Do đó, chưa chắc bằng này bằng kia mà bạn đã được tuyển dụng vào đúng môi trường mong muốn đâu nhé.
Yếu tố tác động lên định hướng nghề nghiệp cho sinh viên
Yếu tố từ cha mẹ
Con cái được sinh ra, cha mẹ vốn là người thân cận nhất, luôn chăm lo cho chúng ta mỗi ngày. Và cha mẹ cũng là yếu tố tác động nhiều nhất, mạnh nhất tới các sự lựa chọn có mặt trong cuộc đời bạn.
Thường thì các bạn trẻ sẽ không năng động tham gia vào các chương trình về định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Bạn sẽ chọn ngành nghề theo định hướng của cha mẹ, gia đình,…Nhiều bạn thì chọn kế nghiệp gia đình, làm việc ở chỗ người thân, người quen…
Song, các bậc cha mẹ, phụ huynh không nên can thiệp quá sâu vào việc lựa chọn của con em. Nên chỉ giữ vai trò là người hỗ trợ, hậu phương giúp con đi đúng đường, đúng hướng. Bởi cha mẹ không thể sống thay cuộc đời con cái, nên đừng biến cuộc sống của con trở thành những niềm tin, những kỳ vọng của cha mẹ. Do đó, thay vì quyết định hộ con cái, cha mẹ hãy để con tự đưa ra lựa chọn cho cuộc đời của mình.
Yếu tố từ bản thân
Mặc dù có nhiều yếu tố khách quan trong việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, nhưng về cơ bản người chủ chốt đưa ra quyết định vẫn là chính bản thân các bạn trẻ. Bởi chính các bạn là người nắm giữ tương lai của bản thân, chứ không phải là một người nào khác có thể quyết định, hay sống thay các bạn.
Do đó, hãy luôn suy nghĩ chín chắn, ý thức được năng lực và trình độ của bản thân, đam mê sở thích để đưa ra những lựa chọn chính xác nhất, từ đó có hướng phát triển nhằm vươn tới đỉnh cao của sự thành công.
Yếu tố từ nhu cầu thị trường
Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên chỉ ra rằng, nhu cầu thị trường hiện nay đối với công việc đều cần xem xét, đánh giá dựa trên 2 phương diện chính là: thị trường lao động và thị trường tiêu thụ.
Thứ nhất, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, gần như máy móc, robot đã phần lớn thay thế cho người người những công việc lao động, chân tay đơn giản. Nền kinh tế muốn đi lên, lại phải phụ thuộc vào nền tảng của tri thức. Do đó, các công việc sử dụng trí óc, đặc biệt liên quan tới kinh tế, công nghệ,… vô cùng được chú trọng đòi hỏi nhân lực phải có chuyên môn.
Thứ hai, thị trường tiêu thụ hiện nay đang theo xu hướng tiếp cận cái mới, cái tốt, được ăn ngon mặc đẹp, được chăm sóc chu đáo. Vì vậy, các ngành nghề liên quan tới tâm lý, thời trang,…nhu cầu con người càng được chú trọng và vô cùng phát triển.
Lợi ích khi có định hướng nghề nghiệp cho sinh viên đúng đắn
Thực hiện được ước mơ
Đã bao giờ chúng ta tự hỏi “Ước mơ của mình là gì chưa?”, người thì mơ về thành công, người thì mơ về hạnh phúc, nói chung ai trong chúng ta cũng có những ước mơ nằm ở sâu thẳm bên trong mà chỉ riêng bản thân mới biết được. Nhưng để biến ước mơ thành sự thật, bạn phải vô cùng kiên trì, bền bỉ. Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sẽ giúp bạn hiểu rõ lợi ích khi được làm việc, học hành với đúng ngành đúng nghề.
Khi thực hiện được ước mơ, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống nqày thật ý nghĩa, nhiều niềm vui, cuộc sống sẽ thuận lợi và hỗ trợ bạn tiến tới với ước mơ. Đây chính là ý nghĩa tuyệt vời mà cuộc sống mang tới.
Có mức thu nhập tốt
Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên chỉ ra rằng, mức thu nhập vốn luôn là yếu tố hàng đầu mà mọi người lao động đều quan tâm và muốn hướng đến. Thu nhập càng cao, đồng nghĩa với trách nhiệm, công việc đảm nhận sẽ gia tăng. Nhưng ở độ tuổi còn trẻ, các bạn sinh viên có rất nhiều ước mơ và mong muốn thực hiện được.
Việc lựa chọn đúng ngành, đúng nghề sẽ mang tới cho bạn những cơ hội việc làm tuyệt vời, đặc biệt có niềm đam mê, yêu thích việc bạn sáng tạo và tâm huyết với công việc sẽ mang tới nguồn thu nhập hấp dẫn, khả năng thăng tiến cực kỳ tuyệt vời.
Phát triển bản thân
Khi lựa chọn đúng ngành nghề, có một công việc phù hợp với năng lực của bản thân chính là đòn bẩy mạnh mẽ nhất giúp bạn tiến xa hơn, nhảy cao hơn trong mục tiêu phát triển và hoàn thiện bản thân từng ngày.
Chính vì lẽ đó, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên khuyên rằng các bạn đừng quá nên tự ti hay đánh giá thấp tầm quan trọng của việc lựa chọn ngành nghề, công việc phù hợp. Việc học hỏi, trau dồi, luyện tập để phát triển bản thân hàng ngày là vô cùng cần thiết. Điều này, sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội tiến xa trong ngành nghề, công việc tương lai.
Độc lập và Tự do tài chính
Nhờ những lợi ích mà định hướng nghề nghiệp cho sinh viên vừa cung cấp như: mức lương tốt, công việc có sự thăng tiến, phát triển bản thân gia tăng cơ hội cho mình,…Việc chọn lựa đúng ngành, đúng nghề còn giúp các bạn trẻ có thể độc lập và tự do tài chính từ sớm, không phải sống dựa dẫm vào kinh tế của cha mẹ.
Độc lập là khi các bạn đã có thể tự kiếm tiền để chi trả cho mọi nhu cầu, dịch vụ của mình, và có khoản riêng để tiết kiệm, phụng dưỡng cha mẹ. Tự do tài chính là khi nguồn thu nhập cố định và thụ động chảy vào túi của bạn đều đặn, việc của bạn chỉ là tập trung sống với ước mơ, hoài bão để hoàn thiện bản thân từng ngày.
Do đó, việc chọn được công việc phù hợp sẽ cho bạn rất nhiều thứ tuyệt vời, dù còn trẻ nhưng việc độc lập, tự chủ sẽ giúp chúng ta trưởng thành từng ngày.
Các bước định hướng nghề nghiệp cho sinh viên
Tìm hiểu tính cách và năng lực của bản thân
Một trong những bước đầu và vô cùng quan trọng trong định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Các bạn trẻ có thể thực hiện những bài trắc nghiệm tính cách, trắc nghiệm đánh giá online,…Kết quả của các bài đánh giá có thể phần nào giúp các bạn định hình ngành học, công việc tương lai có phù hợp với bạn hay không. Ngoài ra, những thiếu sót về mặt kỹ năng mềm, xu hướng giải quyết vấn đề cũng là những yếu điểm cần được bạn tập trung rèn luyện để nâng cao năng lực, đảm bảo được yêu cầu của thế hệ nhân lực trẻ mà nhiều nhà tuyển dụng mong muốn.
Tìm hiểu nhu cầu việc làm của ngành nghề hiện tại
Bước thứ hai mà định hướng nghề nghiệp cho sinh viên đưa ra cho bạn, đó là tìm hiểu nhu cầu của ngành nghề hiện tại. Những kiến thức tại trường đại học, cho bạn một bức tranh toàn cảnh rộng lớn về những công việc theo ngành nghề bạn học, nhưng lại quá lý thuyết để áp dụng vào thực tế. Việc cần trang bị cho một sinh viên sắp sửa ra trường chính là gặp gỡ các chuyên gia, tham gia các câu lạc bộ hướng nghiệp, đến dự các buổi hội thảo liên quan đến định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Ngoài ra, đây cũng là bước giúp các bạn trẻ có cách nhìn cụ thể và hình dung được con đường mà bạn sẽ đi, vị trí mà bạn sẽ làm trong tương lai.
Có sự chuẩn bị tốt cho công việc đầu tiên
Nhiều bạn trẻ đã tiếp xúc với các công việc Part- time ngay từ khi đang còn ngồi trên giảng đường, tuy nhiên công việc đúng chuyên môn thì lại chưa nhiều cơ hội tiếp cận. Chủ yếu là những đầu việc giúp bạn trưởng thành hơn về các kỹ năng mềm, nhưng không đem lại nhiều kinh nghiệm cho công việc chuyên môn.
Việc thử sức với các công việc theo chuyên môn sẽ giúp nhiều bạn sinh viên có cái nhìn đúng đắn về ngành nghề đã chọn, cũng như biết thêm bản thân có phù hợp với công việc đó hay không. Thực trạng ngày nay, có rất nhiều sinh viên mới ra trường cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp nhưng vẫn không rõ ngành nghề học của mình, không biết mình nên làm gì. Do đó, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên cho rằng, thực tập từ sớm sẽ giúp cho bạn có cái nhìn toàn diện về nghề nghiệp của mình, từ đó giúp bạn có những định hướng chính xác hơn.
Ngoài tham gia thực tập tại các công ty, các doanh nghiệp, bạn cũng có thể tham gia các chương trình tập sự (Management Trainee). Đây là những chương trình tìm kiếm các tài năng do các tập đoàn lớn, khối Big 4 tổ chức để tìm kiếm nhân tài, các bạn trẻ sẽ phải vượt qua vài vòng thi và thử thách cam go trước khi trực tiếp làm việc tại tập đoàn.
Qua chương trình, bạn sẽ được đào tạo toàn diện, trải nghiệm nhiều vị trí công việc khác nhau, phát triển đồng đều các kỹ năng. Điều này sẽ giúp bạn có một CV đẹp, là điểm cộng lớn khi đi xin việc và những kinh nghiệm được tích lũy một cách tự nhiên.
Do đó, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên xin đưa ra lời khuyên như sau, công việc đầu tiên khi ra trường chính là tiền đề cho quá trình phát triển sự nghiệp sau này. Nên hãy tận dụng thời gian khi ngồi trên giảng đường để học hỏi thật nhiều, mỗi ngày đi làm đều vô cùng quý giá, là cơ hội để cọ xát, tìm hiểu nghề, năng lực của mình
Lập trình có phải là lựa chọn sáng suốt khi định hướng nghề nghiệp cho con từ sớm?
Được xếp vào nhóm những ngành nghề thiếu nhân lực trầm trọng, lập trình hay các công việc liên quan đến công nghệ thông tin đang trở nên hot hơn bao giờ hết.
Lập trình là công việc mang tính ứng dụng cao, nhu cầu công việc không bao giờ thiếu trong bối cảnh chuyển đổi Số mạnh mẽ như hiện nay.
Khoa học máy tính
Ngành được coi là cốt lõi của kỷ nguyên Số khi nghiên cứu và phân tích những xu hướng Công nghệ mới. Người làm việc trong lĩnh vực Khoa học máy tính có cơ hội phát triển rộng mở.
Trí tuệ nhân tạo
Công nghệ đem lại những sự thay đổi ngoạn mục của thế giới. Những ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo đang ngày càng trở nên phổ biến. Nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo là công việc được săn đón và trả mức lương cao.
Nên học Lập trình từ năm mấy tuổi?
Đối với nhiều phụ huynh, Lập trình là môn học chưa cần thiết và chưa phổ biến để cho con trải nghiệm. Tuy nhiên trong xã hội phát triển công nghệ như vũ bão hiện nay, trẻ học Lập trình càng sớm càng có cơ hội phát triển toàn diện về trí não và công việc sau này.
👉 08 tuổi là độ tuổi phù hợp để trẻ tiếp xúc với Lập trình. Lập trình đối với trẻ lúc này là những Game đơn giản. Việc con tự tạo ra một Game cho mình chính là thành công lớn nhất đầu tiên của con.
👉 08 tuổi con đã có những kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản, nắm được các từ vựng tiếng anh đơn giản và hơn hết là con đã có tư duy nhạy bén.
👉 Từ lập trình game, con có thể tìm hiểu kỹ hơn về các phần khác của lập trình ứng dụng như lập trình app, website,… và tạo ra các sản phẩm có ích.
Con thích công nghệ, nên học ngành gì?
Bố mẹ có thể định hướng những ngành sau dựa vào sở thích Công nghệ của con và có thể giúp con phát triển sự nghiệp trong thời đại 4.0:
Khoa học máy tính
Là một trong những trụ cột chính, quan trọng của Công nghiệp 4.0. Khoa học máy tính là ngành giúp hiểu cốt lõi về cách vận hành của hệ thống từ đó thiết kế ra những chương trình hỗ trợ.
Công nghệ phần mềm
Sự bùng nổ của các phần mềm hỗ trợ công việc và đời sống là điều chúng ta đang thấy hàng ngày. 90% các công việc đều cần tới sự trợ giúp của phần mềm.
Thiết kế ứng dụng
Kỷ nguyên của điện thoại smartphone kéo theo sự phát triển không ngừng của các ứng dụng. Đây là cơ hội cho những ai biết nắm bắt.
Học viện Công nghệ TekMonk – đồng hành và truyền lửa cho các thế hệ dẫn dắt tiên phong về công nghệ 📍 Địa chỉ 1: CEN X SPACE. Tầng 3, tháp 3-4, toà nhà Dolphin Plaza, số 6 Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội. 📍 Địa chỉ 2: UP Coworking Space Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, 1 Lương Yên, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội 📍 Địa chỉ 3: Officity Coworking Space Tầng 3, Toàn B, Việt Đức Complex, Số 39 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội 📍 Địa chỉ 4: Krow Office Tầng 14, Tòa nhà Hapro, 11B Cát Linh, Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội Hotline: 024.56789.123 Website: tekmonk.edu.vn