Kết thúc phim Em của thời niên thiếu

Đánh giá bài này

Kết thúc phim Em của thời niên thiếu

Góc Review • Better days • Em của thời niên thiếu (2019) – Làm sao để trưởng thành?

Spoiler rất kỹ, nhắc đến khá nhiều chi tiết trong phim nên mọi người hãy cân nhắc trước khi đọc nhé!

Click vào đây để xem các bộ phim đã được review

Lâu lắm rồi tớ không cày phim Trung, cũng phải hơn năm rồi, hôm bữa nổi hứng chọn một bộ xem thử. Phải công nhận, khả năng pick phim randomly của tớ đỉnh thật :v Và không để các cậu chờ lâu hơn nữa, bộ phim mà tớ sẽ review ngày hôm nay có tên là “Em của thời niên thiếu” (tên tiếng anh là “Better days”) chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Cửu Nguyệt Hi, với sự tham gia của diễn viên Châu Đông Vũ và Dịch Dương Thiên Tỉ.

Kết thúc phim Em của thời niên thiếu

Thời niên thiếu cũng không phải chủ đề gì mới lạ, các cậu nếu có theo dõi blog của tớ hẳn sẽ biết tớ cũng từng làm một bài review về đề tài này rồi. Hơn nữa, dù tớ chưa đọc truyện, đoán chắc lên phim phải cải biên đôi chút, hoặc biết đâu phim không truyền tải được hết cái hay của bản truyện. Nhưng nhìn chung, tớ khá thích bộ này. Dù tình tiết không thật sự mới mẻ, cách phát triển tình huống lẫn tâm lý nhân vật cũng dễ thấy ở các tác phẩm khác, “Em của thời niên thiếu” vẫn toả sáng theo cách riêng của nó và hẳn đó cũng chính là lí do khiến bộ phim thu hút được đông đảo người xem đến vậy.

Mở đầu phim là cảnh một cô giáo đang giảng bài cho học sinh. Trái ngược với tông màu vàng vốn luôn mang đến cảm giác ấm áp, bầu không khí có chút kì lạ. Người giáo viên đó gương mặt trầm tĩnh, khó dò. Tuy đang giảng bài cho học sinh, lại chỉ chăm chăm hướng mắt đến một bạn nhỏ, hồi tưởng lại quá khứ. Cứ nhìn mãi, nhìn mãi như thế rồi phim bắt đầu chuyển cảnh, chầm chậm quay về rất nhiều năm về trước. Cô tên Trần Niệm, lúc bấy giờ còn là học sinh cấp 3, đang chuẩn bị bước vào “chiến trường sinh tử” – kỳ thi đại học. Các cô cậu học sinh ngồi trong lớp, trước mặt là đống sách vở. Mọi người đều tập trung ôn bài, có người còn ngủ gục trên mặt bàn. Không gian vô cùng bức bối, chật chội, so với nhà tù cũng không có sự khác biệt quá lớn. Bên cạnh Trần Niệm còn có một người con gái khác, dường như đang giận dỗi gì em. Sau đó phim cũng không đề cập đến cô bé ấy nữa.

Thế rồi, có tiếng la hét vang lên. Cô gái kia tự tử rồi. Trần Niệm biết tin hốt hoảng chạy xuống. Bốn bề xung quanh toàn người với người, bọn họ ai nấy đều bận rộn chỉ chỉ nói nói, người chụp ảnh nhắn tin nhiều đếm không xuể. Vài thanh niên còn chút lương tâm sót lại chua chát kêu: “nhảy thật à”, “áp lực quá lớn”,… Nhưng trong đám đông ồn ào đến phiền phức đó, không một ai dám lại gần cô bé ngoại trừ em. Trần Niệm trong ánh mắt có chút căm phẫn, lặng lẽ cởi áo khoác che chắn cho bạn rồi quay đầu nhìn xa xăm. Cô bé kia tìm đến cái chết, có thật là do áp lực học tập? Hay biết đâu, chính những con người mà Trần Niệm đang nhìn kia mới là những “kẻ sát nhân” thật sự?…

Kết thúc phim Em của thời niên thiếu

Tớ muốn kể thêm nhiều lắm, mà kể nữa chắc sẽ spoil cả bộ phim mất. Cảnh này không quá dài, đủ để người xem mường tượng ra câu chuyện bi thương đang chờ đợi ở phía trước. Lạ ở chỗ, tớ xem bộ này không khóc được như những người khác, chỉ thấy thực trống rỗng và phẫn nộ, còn đan xen chút sợ hãi. Nếu tớ là Trần Niệm, chắc cũng không cầm cự được lâu như thế. Càng nghĩ lại càng thấy thương, càng thấy nể phục em hơn.

Kết thúc phim Em của thời niên thiếu

Trần Niệm không phải một cô bé mạnh mẽ. Song ở hoàn cảnh của em, không phải cứ nói muốn là có thể mạnh mẽ được. Mẹ em vay nợ khắp nơi, để lại cho em áp lực không nhỏ. Nhìn thấy em vừa nghe thấy tiếng người ngoài chửi rủa đã vội chui vào một góc, tớ không khỏi đau lòng. Ở nhà đã vậy, đến trường lại càng không yên. Em bị người ta bắt nạt, chèn ép kinh khủng, đến độ nhiều lúc đang xem tớ phải dừng lại tự hỏi, liệu bọn họ có còn là con người không…

“Ở đây không cần kết giao bạn bè gì cả.”

Kết thúc phim Em của thời niên thiếu

Có ai sống trên đời lại không cần bạn bè chứ? Chỉ là những người vốn nên được coi là “bạn bè” lại đi hãm hại, trù dập người ta không thương tiếc, ai dám cả gan tin vào hai tiếng ấy nữa?

Mới đầu tớ còn mong đến khi em “chuyển mình lột xác”, đứng lên đấu tranh cho bản thân hay chí ít là kêu gọi sự hỗ trợ từ giáo viên, nhà trường hay bất cứ một người nào đó. Nhưng càng xem lại càng thấy thực khó. Có những thứ không phải cứ nói ra là sẽ giải quyết được và đặt trong tình cảnh của em, nhỏ tuổi như vậy, đứng trước thế giới đầy rẫy hiểm nguy, dối gạt này, biết đặt niềm tin vào ai bây giờ…

“Ai có thể giúp tôi?Kẻ quay clip của tôi sao?Kẻ đứng xem náo nhiệt sao?

Hay là những kẻ hỏi tại sao chỉ có cô bị chọn?”


(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết thúc phim Em của thời niên thiếu

May mắn thay, em tìm được Bắc Dã. May mắn thay, trong hành trình trưởng thành khắc nghiệt và đau đớn ấy, em gặp được một người con trai cũng đang vật lộn như em, nguyện ý bảo hộ cho em. Bắc Dã nhìn bề ngoài như một tên côn đồ, lưu manh vô sản (siêu cấp đẹp trai) nhưng thân tâm lại là một thiếu niên lương thiện vô cùng. Cậu tìm thấy Trần Niệm tựa như tìm thấy một bến đỗ, bám riết em không buông. Phải chăng là vì cậu cũng là lần đầu tiên được người khác tin tưởng, lần đầu được người ta hỏi han và thực lòng quan tâm nên mới nhất quyết “theo đuôi” người ta?

Kết thúc phim Em của thời niên thiếu

Tớ, cũng giống như những thiếu nữ xem phim khác, cực kỳ cực kỳ thích Bắc Dã. Ở cậu có cảm giác rất đỗi bình yên, khiến người ta cư nhiên muốn bản thân yếu đuối một chút mà dựa vào. Yếu tố đầu tiên có thể kể đến là nụ cười. Thành thật mà nói, tớ có hơi bất ngờ :v Vốn nghĩ Tiểu Bắc hẳn là bad boy lạnh lùng, vô tâm, “tôi không đối tốt với mọi người nhưng nhất định sẽ đối tốt với em” =]] Vậy mà tớ lầm thật. Lần đầu cậu cười là khi dẫn Trần Niệm đi sửa điện thoại, nụ cười thực ấm áp, không hiểu sao lại khiến tớ nghĩ đến mặt trời, trong ánh mắt còn mang vài nét ngây ngô. Lúc đó tớ biết, Tiểu Bắc nhất định sẽ có vai trò rất quan trọng trong cuộc đời Trần Niệm. Lần thứ hai cậu cười là khi Trần Niệm ngoan cố, không muốn để cậu rời xa. Cậu cười nhạt thôi, nhưng tớ dám chắc cậu đang cảm thấy hạnh phúc lắm. Người con trai đó vẫn luôn đứng sau em, âm thầm bảo vệ em. Bắt con gái nhà người ta ghi “Trần Niệm nợ Tiểu Bắc một lần” như thể có thể sẽ đòi nợ bất cứ lúc nào nhưng từ lâu đã chẳng toan tính thiệt hơn, kề bên em, bảo hộ em, tất cả đều là tự nguyện.

“Vậy hứa nhé, cậu bảo vệ thế giới, tôi bảo vệ cậu!”

Kết thúc phim Em của thời niên thiếu

Trong phim ngôn tình, nhân vật chính dù có ác cũng là ác có nguyên do, luôn có nội tình phía sau khiến người xem thấy thương cảm cho nhân vật, thậm chí là vừa yêu vừa hận. Bắc Dã cũng được xây dựng dựa trên motip ấy, nhưng về mặt bản chất mà nói, Bắc Dã không xấu, thậm chí còn tốt hơn nhiều người. Cũng giống như Trần Niệm, Tiểu Bắc có một nỗi ám ảnh lớn. Dù bản thân là người nghiêm chỉnh lại vẫn luôn tự ti, cảnh giác, nhìn thấy camera là vội chùm mũ kín mặt. Ở độ tuổi lẽ ra phải được ăn chơi, vô tư vô lo ấy, cớ sao lại phải sống chốn lui chốn lủi, sống không ra sống vậy chứ. Lúc Tiểu Bắc tâm sự với Trần Niệm, khoé mắt ươn ướt, nước mắt vừa lăn là quay người lại, tớ đã sững người đôi chút. Nghe bảo hành động này nằm ngoài trong kịch bản lại càng kích động hơn. Tựa hồ người trong màn ảnh kia không phải Dịch Dương Thiên Tỉ mà là Lưu Bắc Sơn bằng xương bằng thịt đang khóc vậy.

“Trần Niệm. Cậu là người đầu tiên hỏi tôi có đau không.”

Kết thúc phim Em của thời niên thiếu

Tiểu Bắc và Trần Niệm, có thật sự là yêu không?

See also  Top 10 truyện tiên hiệp full miễn phí 2022 2023

Câu hỏi này quá mơ hồ, có khi còn dẫn đến một phạm trù khác, chi bằng nói Tiểu Bắc và Trần Niệm thương nhau.

Sở dĩ nói thương là vì giữa cuộc sống khắc nghiệt này, họ an ủi, đồng cảm và che chở, đùm bọc đối phương. Giữa một xã hội lạnh lùng và vô cảm ấy, họ sưởi ấm cho nhau, vì nhau mà sống tiếp. Lúc Trần Niệm tùy ý để Bắc Dã dẫn về nhà, tớ không biết nên khen em liều lĩnh hay hồ đồ nữa. Thậm chí còn chơi lớn tới độ ở nhà người ta, ăn mỳ người ta nấu mà dám lớn tiếng mắng chửi.

Cảnh “cãi nhau tay đôi” này lại có vai trò rất quan trọng, bộc lộ nhiều thứ, tiêu biểu là nỗi bất an của cả hai. Trần Niệm bị người ta cô lập, ghét bỏ nên chán ghét với thế giới, từng câu từng chữ đều muốn bức người khác đến đường cùng. Bắc Dã từ nhỏ đã thiếu thốn tình yêu thương, thấy đối phương “hết lòng” đặt ra khoảng cách với mình thì cay đắng nói “thấy nhà tôi rách nát quá à?”

Nhưng đau đớn nhất hẳn là khi bị hỏi “Có ai dạy cậu cách nói năng không?”. Thật sự đấy, bản thân tớ, cho dù không phải người trong cuộc, chưa từng trải qua tình cảnh ấy, nghe Trần Niệm nói xong mà lòng cũng chợt quặn lại. Cậu đến một người thân còn không có, tự mình mưu sinh, còn tồn tại đến giờ phút này quả thực chính là “lớn lên rất khá”, nói gì đến một người dạy cậu cách nói năng chứ. Không khác gì nói người ta vô học. Từ ngữ quá đỗi cay nghiệt. Trần Niệm quả thực cũng quá nhẫn tâm rồi.

Kết thúc phim Em của thời niên thiếu

Mối quan hệ “toxic” thế mà cuối cùng lại biến chuyển khôn lường. Ngày Trần Niệm bị nguy hại, người em thật lòng tin tưởng hoá ra lại là cậu ấy. Tuy sợ nhưng vẫn cả gan nhờ vả chuyện “đại sự” với người ta =)).

Một cảnh khác mà tớ cũng thấy cực đắt là đoạn sau, khi hai người lần đầu nằm chung phòng với nhau. Cả hai đều bụng vốn đầy tâm sự, dĩ nhiên đều không ngủ nổi. Trần Niệm quay mặt vào tường, xoay lưng lại với Tiểu Bắc. Chàng thấy nàng chưa ngủ mở lời trước, nghe em hỏi “đáp trả” cũng chỉ biết cười (lại đẹp traiiii) rồi bắt em “ghi nợ”.

Thoạt đầu tớ không hiểu, rốt cuộc hành động này có ý nghĩa gì chứ, sau này ngẫm nghĩ rất lâu mới ngộ ra. Tiểu Bắc có lẽ chẳng cầu gì cao siêu, vật chất gì đó căn bản không phải thứ cậu để tâm. Chỉ là dùng hình thức “ghi nợ” như một lời cam kết, bọn họ coi như trao đổi công bằng, có qua có lại, có lẽ sẽ khiến Trần Niệm an tâm hơn một chút. Thế rồi, lúc quay lại giường nằm, Trần Niệm thực sự đã xoay người lại, chầm chậm mở lòng đón nhận cậu…


(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết thúc phim Em của thời niên thiếu

Hai người họ tất nhiên vẫn có khoảng cách. Thậm chí còn được nhấn mạnh rất nhiều, ngay từ những phân cảnh đầu tiên. Trần Niệm có điều kiện học tập, thành tích cũng rất xuất sắc. Còn Tiểu Bắc thì sao chứ, đến “ra đề” còn không rõ, học tập với cậu liệu có tác dụng hay sao? Tiểu Bắc mỗi ngày đều thương tích đầy mình, ở ngoài lăn lộn đấu đá, Trần Niệm nào hay biết.

See also  Xin số đề đài đồng nai

Tựa như hai thế giới hoàn toàn riêng biệt, Trần Niệm ở ngoài sáng còn cậu ở trong tối. Bạn cậu bảo những người học đại học nhất định có thể kiếm rất nhiều, đến độ cậu có nghĩ cũng không dám mơ tới. Và có lẽ cũng chính tư tưởng này đã khiến cậu có hành động tiêu cực về sau.

Một số chi tiết ẩn dụ trong phim thể hiện khá rõ sự khác biệt giữa hai người, chẳng hạn như cảnh Trần Niệm chạy. Em chạy rất nhanh, đường lại đông, trong phút chốc Tiểu Bắc đuổi không kịp. Có cảm giác như một ánh sao băng, sáng chói đẹp đẽ, nếu không bắt kịp sẽ vụt qua rất nhanh. Tớ chợt nghĩ, thôi xong rồi, thế này chẳng lẽ phim sẽ kết thúc buồn.

Nhưng quả nhiên, đạo diễn không khiến tớ thất vọng, những cảnh sau đó đều được lồng ghép khéo léo những chi tiết gợi mở về một tương lai tươi sáng. Hai người họ tuy có khác biệt, vẫn luôn hướng đến nhau, vẫn luôn lựa chọn tin tưởng nhau.

– Cậu có muốn đi cùng nhau không?– Đi thế nào?

– Sẽ có cách thôi mà. Chúng ta nhất định có thể quang minh chính đại đứng trước mặt người ta mà giới thiệu.

Kết thúc phim Em của thời niên thiếu

Tiểu Bắc dù chạy chậm hơn Trần Niệm, vẫn luôn cố gắng chạy, dõi theo em từ đằng sau. Cậu ngắm em học, còn nhắc nhở em tập trung học bài. Trần Niệm từ chỗ cảnh giác, dần dần bước vào thế giới của Tiểu Bắc, cùng nhau hù doạ người khác. Khi ở bên nhau, bọn họ thực hạnh phúc làm sao. Chính là kiểu cho dù thiếu thốn cũng vẫn thấy đủ đầy.

Đoạn khiến tớ nổi da gà nhất là khi cả hai bị thẩm tra. Dưới một loạt những câu hỏi dồn dập như vậy, họ vẫn có thể giữ vững lòng tin, không để người khác làm lung lay tư tưởng. Như thể, giữa bọn họ có một mối liên kết nhất định, không cách nào chia cắt. Như thể, trong thế gian này, bọn họ chỉ có thể liều mình tin tưởng đối phương, bất kể xảy ra chuyện gì cũng chỉ tin đối phương mà thôi. Thứ tình cảm đặc biệt này không phải thứ ngày một ngày hai đã có được, cần bồi đắp rất nhiều thời gian lẫn công sức nhưng một khi được hình thành và phát triển thì quả khiến người ta khiếp sợ.

“Người như tôi không là gì cả, không có đầu óc, không có tiền, cũng không có tương lai. Nhưng tôi thích một người. Tôi muốn cô ấy có kết thúc tốt đẹp nhất.”

Kết thúc phim Em của thời niên thiếu

Nói vậy không có nghĩa là tớ hoàn toàn đồng tình với hai bạn Trần Niệm và Tiểu Bắc nha, cũng có lúc tớ thấy các cậu ấy ngốc thật, còn là ngốc đến điên rồ. Thậm chí nói các cậu hành động ngông cuồng phi lý cũng không sai. Nhưng mà biết làm sao đây, như lời anh cảnh sát nói, chính bởi vì bọn họ còn là thiếu niên, nên mới ngông cuồng và phi lý đến vậy. Chính bởi vì còn là thiếu niên, nên mới cực đoan từ chối mọi lời đề nghị giúp đỡ của người khác, tuyệt vọng gặm nhấm nỗi đau của mình.

Bên cạnh câu chuyện của Tiểu Bắc và Trần Niệm là hàng vạn hàng vạn câu chuyện của những thiếu niên khác, bọn họ đều đang lạc lối trên hành trình trưởng thành của mình. Người đáng trách có nhiều lắm, ai cũng có “phần” cả.

Nhưng tớ nghĩ, bộ phim không thật sự muốn truy cứu trách nhiệm của ai hết. Những người bắt nạt tuy chẳng khác “thú săn mồi” là bao, lại như lời Trần Niệm nói, là vì “trong lòng chúng sợ hãi, mới dùng ánh mắt đó nhìn thế giới này”.

Có lẽ cậu đọc đến đây sẽ tự hỏi, chúng rốt cuộc sợ hãi điều gì chứ? Nhưng nếu đã xem phim thì hẳn cậu cũng đã có câu trả lời. Nỗi sợ kia có lẽ chính là nỗi sợ phải trưởng thành, phải tự mình đứng lên đối mặt với thế giới ngoài kia. Không có lựa chọn nào khác.

“Thi đại học xong chúng ta sẽ trở thành người lớn. Nhưng, chưa có tiết học nào dạy chúng ta làm thế nào để trở thành người lớn.”

Kết thúc phim Em của thời niên thiếu

Lấy Ngụy Lai và những cô bạn của mình làm ví dụ. Tuy không được khắc hoạ quá rõ nhưng vẫn đủ để thấy bọn họ cũng không được sống hạnh phúc như vẻ bề ngoài. Bố mẹ Ngụy Lai gia giáo, lại rất khôn ngoan, không từ thủ đoạn. Anh cảnh sát chưa kịp nói câu nào đã bị bà chặn hết đường đi nước bước. Chính là kiểu thoạt nghe đã biết là giảo biện cũng không cách nào nói người ta không có lí. Đồng bọn của Ngụy Lai cũng chịu hoàn cảnh tương tự. Có đứa là vì sợ bị bắt nạt mới hùa theo. Nhìn cảnh ông bố mới đầu còn quỳ lạy cầu xin thầy tha thứ, lát sau lại quay sang tát với chửi mắng con, tớ thực không biết phải nói gì cho phải.


(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thầy giáo Trần Niệm cũng là người rất tốt, đoạn thầy nghỉ việc, trước khi đi còn cẩn thận an ủi, dặn dò em khiến tớ cảm động vô cùng. Các đồng chí cảnh sát, cũng là những người được bộ phim ưu ái nhắc đến nhiều lần. Các chú không ai không muốn bảo vệ người dân cả. Nhưng “nói thì dễ, làm thì khó”. Có những chuyện, có những việc, hoặc là quá trễ để thay đổi, hoặc là chỉ có thể bất lực buông xuôi, cho dù có đau xót đến tê tâm phế liệt cũng chẳng thể làm gì.

Có thể thấy, so với những bộ phim khác cùng đề tài, “Em của thời niên thiếu” rất “nhẹ nhàng”, không thực sự chỉ trích chính quyền hay các yếu tố liên quan quá nặng nề, thậm chí còn giải vây cho họ, chỉ cho người xem cái khó của họ. Tớ không rõ cốt truyện vốn đã vậy hay đã bị cải biên để đáp ứng tiêu chí của bộ hay không.

See also  Em về cùng ngày NẮNG review

Nhưng nhìn về mặt tích cực mà nói, “Better days” quả giống với cái tên của mình, thiên về việc gửi gắm cho người xem một niềm hy vọng. Đó có thể là niềm tin rằng Trần Niệm và Tiểu Bắc rồi sẽ vượt qua tất cả. Niềm tin rằng cho dù sau này nạn bạo lực học đường không chấm dứt hoàn toàn thì miễn là khi những người tốt như thầy giáo hay anh cảnh sát Trịnh Dịch còn tồn tại, vấn nạn sẽ được giải quyết phần nào. Và rằng những cô cậu lạc lối như bọn họ có thể tìm thấy bến đỗ của riêng mình, tìm thấy một người nguyện vì họ mà đánh đổi lợi ích của bản thân.

“Chúng ta sinh sống dưới đáy xã hội, nhưng có người vẫn luôn ngước nhìn lên bầu trời đầy sao.”

Kết thúc phim Em của thời niên thiếu

Thành công của bộ phim có sự đóng góp không nhỏ của hai diễn viên chính của chúng ta: Châu Đông Vũ và Dịch Dương Thiên Tỉ. Nhắc đến Châu Đông Vũ chắc các mọt phim Trung cũng biết, hoặc chí ít cũng nghe tên nàng qua bộ “Chúng ta của sau này” đóng với Tỉnh Bách Nhiên như tớ. Cũng rất hay, các cậu nếu có dịp nên xem thử. Bởi đã được chiêm ngưỡng diễn xuất của chị một lần nên trước khi xem tớ tin chị nhất định đóng rất hợp, xem rồi lại càng chắc chắn hơn, Trần Niệm nhất định là “đo ni đóng giày” cho Châu Đông Vũ, không sai đi đâu được. Cho dù là hạnh phúc, cao hứng hay nội tâm giằng xé, Châu Đông Vũ vẫn luôn diễn rất tốt, điểm này không cần bàn cãi gì thêm nữa.

Kết thúc phim Em của thời niên thiếu

Nhân tố khiến tớ chấn động nhất là Dịch Dương Thiên Tỉ. Tớ biết đến TFBoys từ hồi còn học cấp 2. Tuấn Khải và Vương Nguyên quá nổi, tớ không phải fan cũng nghe tên họ nhiều lần. Đáng tiếc thay, tớ không biết nhiều về thành viên còn lại là Thiên Tỉ cho lắm, cũng không có hứng thú tìm hiểu thêm. Ấy vậy mà nhiều năm trôi qua, cậu thiếu niên ấy ngày một trưởng thành, trổ mã đẹp trai đến không nhận ra nữa =]] Nghe nói diễn xuất cậu càng ngày càng lên tay, tớ cũng bán tín bán nghi, trước khi xem cũng không kỳ vọng gì nhiều. Nhưng Thiên Tỉ đã chứng minh cho tớ và mọi người thấy, cậu ấy thành công rồi, kết quả còn tốt ngoài mong đợi. Fan cậu nói vai diễn Tiểu Bắc lần này Thiên Tỉ thực ra không diễn mà khoảng thời gian đó, cậu thực sự đã sống là Tiểu Bắc, phong thái có chút tùy hứng, hoàn toàn không giống Thiên Tỉ ngày thường. Đọc xong cũng thấy rất bội phục, diễn viên nếu để nhân vật tiến vào quá sâu sẽ để lại dư chấn rất lớn, khó tránh bị ám ảnh. Nhưng tất nhiên cũng vô cùng đáng khen, rất có triển vọng, không biết sau này còn có thể khiến người khác trầm trồ đến mức nào nữa.

Kết thúc phim Em của thời niên thiếu

Nửa đầu phim, mạch phim không quá nhanh, chủ yếu tập trung khắc hoạ bối cảnh nên có hơi khó xem. Nhưng nửa sau phim trở đi, tình tiết được đẩy lên cao trào, tạo cảm xúc cho người xem. Dù tớ xem xong phim vẫn yên ổn thì khuyến cáo các cậu, nhất là những bạn nữ có trái tim mềm yếu dễ khóc xem phim nên chuẩn bị khăn giấy =))

Với tớ, bộ phim không cố gượng ép người xem phải khóc, chỉ đơn giản là khiến người ta ngẫm nghĩ một chút. Về nhân sinh, về quá trình trưởng thành cùng nhiều thứ khác.

“Trưởng thành giống như nhảy cầu. Nhắm mắt lại, đừng nghĩ gì hết, nhảy xuống sông. Trong nước sông có cát, có đá và cả vỏ trai. Chúng ta đều trưởng thành như vậy đấy.”

Kết thúc phim Em của thời niên thiếu

Tớ cũng sắp 18, vừa hay cũng chính là độ tuổi bộ phim muốn gửi gắm thông điệp đến. Tớ không có áp lực phải thi đại học như các bạn ấy. Sắp sửa bước vào giai đoạn mới của cuộc đời trong lòng có chút phấn khích, cũng có chút sợ hãi. Nhưng xem xong phin không hiểu sao lại có chút yên lòng, bỗng dưng lại thấy yêu cuộc sống hơn. Tớ muốn tin vào cuộc sống một chút, tin vào bản thân tớ một chút. Hy vọng thời niên thiếu của tớ cũng sẽ có một kết thúc viên mãn. Cũng chúc cho các cậu, những người đang đọc bài cảm nhận này của tớ có thể “chạm đến bầu trời sao” của mình.

Cảm ơn vì đã đọc.

Người viết: Yoongie Phạm

Nguồn ảnh: Internet

P/s: Phúc lợi cho mấy cậu :v Ảnh tớ tốn không ít công sức mới kiếm được đó :v

Bạn đang đọc : Kết thúc phim Em của thời niên thiếu được cập nhập bởi Tekmonk

Thông tin và kiến thức về chủ đề Kết thúc phim Em của thời niên thiếu do Học viện Công nghệ Tekmonk chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Tham khảo thêm các khóa học công nghệ đỉnh cao tại: Học viện công nghệ Tekmonk
Kết thúc phim Em của thời niên thiếu

Nguồn: Internet

Có thể bạn muốn biết:

Có thể bạn quan tâm More From Author

vnedu vn tra diem lop 9
nạp valorant
Top 10 truyện tranh ngôn tình tổng tài (h+) bá đạo
tui lv

Leave a comment