Tỏi là một loại nguyên liệu vô cùng quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình. Cùng chuyên mục kiến thức tìm hiểu xem tỏi có những tác dụng gì và khi ăn tỏi cần lưu ý điều gì để giữ gìn sức khoẻ của mình bạn nhé!
1. Nguồn gốc và đặc điểm của tỏi
Nguồn gốc của tỏi
Tỏi là một loài cây thuộc họ Hành, có tên khoa học là Allium sativum. Từ thời các nền văn minh lớn như Ai Cập, Babylon, Hy Lạp, La Mã và Trung Quốc. Tỏi đã được biết đến như là một loại gia vị có mùi thơm đặc trưng và là một loại thuốc quý.
Ở nước ta, tỏi được trồng ở các vùng như huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phan Rang (Ninh Thuận), Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Sơn La, Điện Biên,… Tuỳ vào kỹ thuật canh tác và điều kiện thổ nhưỡng khác nhau mà mùi vị và kích thước của tỏi mỗi vùng cũng khác nhau ít nhiều. Hiện nay, một số gia đình cũng tận dụng khoảng sân nhà hoặc ban công để trồng tỏi.
Đặc điểm của tỏi
Bộ phận của cây tỏi được sử dụng nhiều nhất là củ tỏi, mỗi củ gồm nhiều tép tỏi nằm sát nhau. Trong nền ẩm thực Việt, tỏi thường được sử dụng để làm các loại nước chấm ăn kèm bánh cuốn, bánh xèo, gỏi cuốn, bánh bột lọc,… hoặc dùng tỏi để phi thơm cho các món xào. Ngoài ra, một số món ăn còn dùng tỏi phi hoặc tỏi ngâm giấm để thêm phần thơm ngon, hấp dẫn.
2. Thành phần dinh dưỡng của tỏi
Trong 1 tép tỏi (3gr) có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
- Calories: 4.5 calo
- Protein: 0.2gr
- Carbs: 1gr
- Chất xơ: 0.06gr
- Mangan: 2% DV (giá trị dinh dưỡng hằng ngày)
- Vitamin B6: 2% DV
- Vitamin C: 1% DV
- Selen: 1% DV
Ngoài ra còn chứa các chất như canxi, đồng, kali, phốt pho, sắt, vitamin B1… và một số khoáng chất vết khác.
3. Tác dụng của tỏi đối với sức khỏe
Tăng cường miễn dịch
Các hợp chất có trong tỏi có khả năng cải thiện hệ miễn dịch. Trong một nghiên cứu kéo dài 12 tuần đã kết luận rằng sử dụng tỏi trong chế độ ăn hằng ngày giúp giảm số lần mắc cảm cúm 63% so với việc dùng giả dược.
Do đó, để ngăn ngừa bệnh cúm hay cảm nhẹ thông thường, bạn đừng quên bổ sung tỏi trong các món ăn của mình nhé.
Cải thiện huyết áp cao
Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây nên các bệnh về tim mạch và đột quỵ.
Một nghiên cứu diễn ra trong 24 tuần cho thấy, 600 – 1500mg chiết xuất tỏi có hiệu quả tương tự thuốc Atenolol trong việc giảm huyết áp cao. Liều lượng này tương đương với 4 tép tỏi mỗi ngày.
Giảm cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim
Nghiên cứu chỉ ra rằng tỏi có thể làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu LDL khoảng 10 – 15%.
Tuy nhiên, họ cũng mới kết luận rằng tỏi chỉ có tác động làm giảm cholesterol xấu LDL chứ chưa chứng minh được việc dùng tỏi có ảnh hưởng gì đến cholesterol tốt HDL và triglycerides hay không.
Cung cấp chất chống oxy hóa
Trong tỏi có chứa các chất chống oxy hoá hỗ trợ cơ thể chống lại các tổn thương gây ra quá trình lão hoá.
Nghiên cứu cho thấy sử dụng tỏi với liều lượng cao sẽ sinh ra các enzyme chống oxy hoá trong cơ thể người, cũng như làm giảm các vấn đề về huyết áp cao.
Ngoài ra, việc dùng tỏi cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như Alzheimer và sa sút trí tuệ.
Giải độc các kim loại nặng
Khi sử dụng tỏi với một lượng đáng kể, các hợp chất sulfur có trong tỏi sẽ bảo vêh các cơ quan bên trong cơ thể tránh nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng.
Một nghiên cứu dài 4 tuần được tiến hành trên các công nhân sản xuất bình ắc quy ô tô – là những người tiếp xúc trực tiếp với chì, cho thấy rằng tỏi giảm lượng chì trong máu đến 19%.
Bên cạnh đó, tỏi cũng làm giảm nhiều dấu hiệu lâm sàng của việc nhiễm độc, bao gồm đau đầu và huyết áp.
Cải thiện sức khỏe xương
Thực phẩm như tỏi và hành tây có tác dụng hữu ích đối với bệnh viêm xương khớp. Một nghiên cứu ở phụ nữ mãn kinh cho thấy, một liều chiết xuất tỏi khô hàng ngày (tương đương với 2 gram tỏi sống) làm giảm đáng kể dấu hiệu thiếu hụt estrogen.
Một nghiên cứu khác trên chuột cũng cho thấy rằng, dùng tỏi có thể giảm khả năng mắc bệnh loãng xương thông qua việc tăng hàm lượng estrogen của chuột cái.
Kích thích vị giác
Tác dụng cuối cùng của tỏi không liên quan nhiều đến sức khoẻ nhưng vô cùng quan trọng. Tỏi giúp cho món ăn có vị nồng thơm đặc trưng, nhất là các loại nước sốt, món xào, món mì hay món bánh,… Bên cạnh đó, tỏi là một nguyên liệu rất dễ tìm. Bạn có thể sử dụng tỏi sống, tỏi băm nhỏ, tỏi phi hay bột tỏi đều tốt cả.
4. Hướng dẫn ăn tỏi sống đúng cách
Băm nhỏ trước khi sử dụng
Thay vì ăn tỏi nguyên tép, bạn nên dùng tỏi băm bởi vì trong tép tỏi không chứa allicin tự do, chỉ sau khi băm nhuyễn thì enzyme trong tỏi mới sinh ra allicin. Allicin là chất có trong tỏi có khả năng làm giảm viêm và chống oxy hóa.
Không nên ăn lúc đói
Vì tỏi có tính phân huỷ và kích thích niêm mạc dạ dày, ruột rất mạnh, do đó bạn không nên ăn tỏi lúc đang đói. Việc này cực kì bất lợi cho người mắc bệnh về tiêu hoá, viêm loét dạ dày, tá tràng.
Không nên ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, bạn không nên ăn tỏi sống vì allicin trong tỏi sẽ kích thích thành ruột làm mạch máu bị tắc nghẽn, phù nề và một số biến chứng khác.
Không sử dụng cho người bị bệnh gan
Những người mắc bệnh về gan cần hạn chế ăn tỏi, do tỏi có tính nóng, vị cay sẽ làm nóng gan, lâu dần sẽ gây hại cho gan.
Ăn tỏi với các loại thịt như thịt dê, thịt gà, thịt chó, cá trắm, cá diếc, trứng,… thường sinh nhiệt, gây nóng, chướng bụng, khó tiêu.
Trên đây là các thông tin hữu ích về tác dụng của tỏi và những lưu ý khi ăn tỏi. Chúc bạn sẽ có được nhiều món ăn ngon từ loại nguyên liệu quen thuộc này nhé.
* Nguồn tham khảo và tổng hợp thông tin từ Wikipedia và Heathline
function pinIt()
{
var e = document.createElement(‘script’);
e.setAttribute(‘type’,’text/javascript’);
e.setAttribute(‘charset’,’UTF-8′);
e.setAttribute(‘src’,’https://assets.pinterest.com/js/pinmarklet.js?r=’+Math.random()*99999999);
document.body.appendChild(e);
}