Tham vấn y khoa : Bác sĩ Hà Mạnh Vĩ
Thuốc Ameflu màu vàng, Ameflu siro, Ameflu Night time siro, ameflu màu xanh sirop,… là những loại thuốc được dùng để điều trị các bệnh ho và cảm cúm. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn thuốc ameflu là thuốc gì? Liều dùng và cách dùng thuốc như thế nào an toàn hiệu quả. Hãy tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Thuốc Ameflu là thuốc gì? Thông tin thành phần thuốc cảm cúm ameflu
Ameflu (Acetaminophen) thuộc phân nhóm thuốc ho & cúm. Thuốc bao gồm các thành phần chính như sau:
– Guaifenesin: làm long đờm, trơn đường hô hấp bị kích thích
– Dextromethorphan: có công dụng giảm ho và các triệu chứng trên đường hô hấp
– Acetaminophen (paracetamol): có tác dụng giảm đau và hạ sốt
Cơ chế hoạt động thuốc: tác động lên khu điều nhiệt của não để giúp giảm các triệu chứng đau
Mỗi viên nén dài bao phim chứa, Hoạt chất:
– Acetaminophen….……………….500 mg
– Guaifenesin………………………200 mg
– Phenylephrine HCl………………..10 mg
– Dextromethorphan HBr…………..15mg
– Tá dược: Tinh bột ngô, tinh bột tiền hồ hóa, povidon K30, natri starch glycolat, silic oxyd dạng keo khan, magnesi stearat, talc, acid citric khan, dicalcium phosphate khan, opadry yellow AMB.
Các loại thuốc ameflu phổ biến hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc ameflu được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, công dụng chính vẫn là giảm đau, chống cảm cúm.
Dưới đây là một số loại thuốc ameflu đang được lưu hành trên thị trường:
Ameflu day time +C
New Ameflu Daytime +C là một thuốc khá phổ biến, nằm trong danh mục thuốc mua không cần đơn kê. Thuốc có tác dụng điều trị tình trạng viêm đường hô hấp trên do virus với các triệu chứng thường gặp như sổ mũi, nghẹt mũi, ho, đau họng, nhức mỏi người.
- Mỗi viên New Ameflu Daytime +C có chứa các thành phần chính gồm:
– Acetaminophen (500 mg): hay còn gọi là Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhưng chỉ dùng cho các trường hợp sốt nhẹ đến vừa.
– Guaifenesin (200mg): long đờm, loại bỏ các chất xuất tiết đường hô hấp.
– Phenylephrine (10 mg): thuốc gây co mạch, giảm nhẹ các triệu chứng sung huyết mũi (nghẹt mũi)
– Dextromethorphan (15mg): thuốc giảm ho
– Vitamin C (100 mg).
– Người lớn và trẻ em >12 tuổi (>30kg): Uống 1 viên/lần. Lặp lại mỗi 6 giờ nếu cần. Liều tối đa không quá 6 viên/ngày.
– Trẻ em từ 6-12 tuổi (>15kg): Uống 1⁄2 viên/lần, lặp lại mỗi 6 giờ nếu cần. Liều tối đa không quá 3 viên/ngày.
Lưu ý: Thuốc không dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Trẻ dưới 6 tuổi, người bị suy gan nặng. Bệnh nhân có bệnh tim mạch, cao huyết áp cần thận trọng khi sử dụng thành phần phenylephrine.
Ameflu màu xanh ( ameflu daytime)
Ameflu daytime cũng là dòng thuốc được chỉ định điều trị các triệu chứng trong cảm lạnh và cảm cúm như: giảm sốt, các cơn đau, nhức đầu, đau họng, nghẹt mũi, loãng đờm,…
- Một viên thuốc ameflu màu xanh gồm các hoạt chất sau:
Acetaminophen………………………………………………………….500mg
Guaifenesin……………………………………………………………….200mg
Phenylephrine HCl………………………………………………………….10mg
Dextromethorphan HBr………………………………………………….15mg.
Tá dược: Tinh bột ngô, tinh bột tiền hồ hóa, Povidon K30, Natri starch glycolat, Silic oxyd dạng keo khan, Magnesi stearat, Talc, acid citric khan, opadry AMB yellow.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
- Thuốc Ameflu Daytime được bào chế dưới 2 dạng:
– Dạng viên nén, vỉ 10 viên: liều dùng giống ameflu day time +C.
– Dạng siro: thường dùng cho trẻ em, với liều lượng như sau:
+ Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi: Uống 2 muỗng cà phê (10ml) cách mỗi 4 giờ. Không dùng quá 10 muỗng cà phê (50ml)/24 giờ.
+ Trẻ em từ 4 đến 5 tuổi: Uống 1 muỗng cà phê (5ml) cách mỗi 4 giờ. Không dùng quá 5 muỗng cà phê (25ml)/24 giờ.
+ Trẻ em dưới 4 tuổi: tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lưu ý: Lắc trước khi dùng.
Ameflu night time siro
Thuốc có tác dụng làm giảm tạm thời các triệu chứng cảm lạnh thông thường như: giảm cơn đau nhẹ, nhức đầu, đau họng, nghẹt mũi, ho, chảy mũi, hắt hơi và sốt.
– Hoạt chất: Acetaminophen 160 mg, Phenylephrine HCL 2.5 mg, Clorpheniramin maleat 1 mg
– Tá dược: Propylen glycol, acid citric, natri benzoat, glycerin, sorbitol 70%, PEG 400, hương nho, amaranth red, brilliant blue 1, sucralose, nước tinh khiết.
- Liều lượng ameflu night time siro được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thông tin liều dùng ở tờ hướng dẫn.
– Trẻ em từ 4 đến 5 tuổi: Không được sử dụng nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.
– Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi: uống 2 muỗng cà phê (10ml) cách mỗi 4 giờ. Không dùng quá 10 muỗng cà phê (50ml)/24 giờ.
Lưu ý: Lắc trước khi dùng.
Những đối tượng sử dụng ameflu
Ameflu được chỉ định để làm giảm các triệu chứng do cảm cúm và cảm lạnh gây ra, bao gồm:
Ho, ho có đờm
Nhức đầu
Sốt nhẹ và vừa
Sổ mũi
Nghẹt mũi
Chảy nước mắt
Mẩn ngứa
Sung huyết mũi
Đau nhức người
Những đối tượng không dùng thuốc Ameflu
Các chuyên gia y tế cho biết, mặc dù Ameflu không nằm trong danh mục thuốc kê đơn. Nhưng không phải ai cũng sử dụng được loại thuốc này. Ameflu chống chỉ định với các trường hợp sau:
Dị ứng hoặc quá mẫn với những thành phần của thuốc
Bệnh nhân cao huyết nặng
Cường giáp nặng
Tăng nhãn áp góc đóng
Suy gan nặng
Bệnh tim nghiêm trọng
Trẻ dưới 2 tuổi
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Thiếu hụt G6PD
Xơ cứng động mạch
Người có tiền sử nhồi máu cơ tim
Lưu ý: Trong quá trình thăm khám, bạn nên cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý, để bác sĩ cân nhắc trong việc sử dụng thuốc ameflu. Nhằm hạn chế những rủi ro phát sinh trong quá trình dùng thuốc.
Dùng Ameflu đúng cách
Về liều lượng dùng, chúng tôi đã cung cấp thông tin của từng loại ở phần trên. Đối với cách sử dụng thuốc ameflu, phụ thuộc vào dạng bào chế.
Người bệnh sử dụng trực tiếp với nước lọc. Tuyệt đối không dùng thuốc với nước ép trái cây hoặc sữa.
Ngoài ra, việc bẻ, nghiền hòa loãng với nước có thể khiến hàm lượng thuốc hấp thu tăng lên. Gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Ameflu siro dạng thuốc, bạn nên sử dụng dụng cụ đo lường trong y tế để lấy thuốc. Điều này đảm bảo trẻ uống đủ liều lượng chỉ định.
Bên cạnh đó, trong quá trình trẻ dùng thuốc bạn cần theo sát và kiểm soát chặt chẽ. Tránh tình trạng trẻ dùng thiếu hoặc quá liều lượng khuyến cáo.
Lưu ý: Trước khi uống thuốc, cần tham khảo thông tin in trên bao bì hoặc trao đổi với bác sĩ để biết cách sử dụng.
Bảo quản ameflu đúng cách
Các chuyên gia dược phẩm cho biết, việc bảo quản thuốc đúng cách sẽ giúp thuốc đảm bảo được hàm lượng. Để thuốc phát huy công dụng tốt nhất. Dưới đây là những thông tin bảo quan ameflu:
– Với thuốc dạng siro, bạn nên đóng chặt nắp sau khi dùng để tránh tình trạng biến chất.
– Bảo quản Ameflu ở nhiệt độ phòng, dao động từ 15 – 30 độ C. Tránh để thuốc tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp hoặc đặt thuốc ở nơi ẩm thấp.
– Khi thuốc có dấu hiệu hư hại, ẩm mốc bạn không nên tiếp tục sử dụng.
Dùng thuốc ở trạng thái này có thể khiến tác dụng điều trị suy giảm. Thậm chí, làm phát sinh những triệu chứng nguy hiểm cho người dùng. Tham khảo thông tin in trên bao bì để xử lý thuốc đúng cách.
Ameflu giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Ameflu siro: dung tích 30ml và 60ml. Giá thành dao động từ 20 – 30.000 đồng
Ameflu ban ngày (Ameflu day time): hộp có màu vàng cam, thuốc dạng viên nén. Giá thành dao động từ 80 – 90.000 đồng.
Ameflu ban đêm (Ameflu night time): hộp có màu xanh dương, thuốc dạng viên nén. Giá thành dao động từ 80 – 90.000 đồng
Lưu ý: Ameflu siro thường được dùng cho trẻ dưới 12 tuổi. Người lớn và trẻ từ 12 tuổi có thể dùng thuốc ở dạng viên uống.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc ameflu
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, hoặc đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Tác dụng phụ của thuốc Ameflu
Với những người có cơ địa quá mẫn cảm, có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Bồn chồn, mất ngủ
Run rẩy
Tăng huyết áp, loạn nhịp tim
Kích ứng dạ dày
Người yếu mệt, ảo giác
Chóng mặt, buồn nôn, nôn
Khó thở
Một số trường hợp dị ứng với thuốc hiếm xảy ra như: phát ban da, ban đỏ, mày đay, giảm tiểu cầu, suy gan.
Thuốc Ameflu tương tác
Thuốc Ameflu tương tác với các loại thảo dược, vitamin có thể khiến hoạt động của thuốc thay đổi. Làm giảm hiệu quả điều trị hoặc làm phát sinh những triệu chứng nghiêm trọng.
Ameflu có thể tương tác với những loại thuốc sau:
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
– Thuốc chống co giật: isoniazid, carbamazepine, barbiturate, phenytoin,…
– Thuốc ức chế men monoamine oxidase (IMAO): thuốc điều trị tâm thần, trầm cảm, thuốc trị bệnh Parkinson,…
– Thuốc chống trầm cảm ba vòng: imipramine, amitriptyline,…
– Thuốc chẹn beta: reserpine, methyldopa, guanethidine, debrisoquine,…
– Digoxin: dùng đồng thời với Ameflu có thể gây rối loạn nhịp tim hoặc đau tim.
– Thuốc ức chế thần kinh trung ương: dùng đồng thời với Ameflu có thể tăng hoạt động của nhóm thuốc này.
– Atropine: Ameflu có thể làm tác dụng của Atropine
Lưu ý: Để tránh những tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc. Bạn nên chủ động cung cấp thông tin về những loại thuốc mà bạn đang điều trị. Để bác sĩ cân nhắc về tương tác để kê đơn thuốc phù hợp.
Thận trọng của dùng Ameflu
Những đối tượng dưới đây cần thận trọng khi sử dụng Ameflu:
- Lái xe và vận hành máy móc
Cần thận trọng khi dùng thuốc trên những đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ như các đối tượng lái xe hoặc điều khiển máy móc.
- Phụ nữ mang thai/ cho con bú
Thuốc không sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Cách xử lý quá liều và quên liều ameflu
Trong trường hợp quên liều ameflu, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu sắp đến thời liều dùng kế tiếp, bạn nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều sau theo đúng kế hoạch.
“Dùng quá liều Ameflu có thể gây nguy hiểm”, đây là lời cảnh báo của các chuyên gia.
Thành phần trong thuốc khá đa dạng, do đó rất khó xác định dùng quá liều hoạt chất nào. Khi nhận thấy mình dùng quá liều lượng khuyến cáo, bạn nên đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
Thông thường, bạn sẽ gặp phải tình trạng quá liều 3 thành phần chính trong thuốc: Acetaminophen, Phenylephrine HCl, Dextromethorphan.
Quá liều Acetaminophen thường gây triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, nôn mửa – các triệu chứng này thường xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi uống.
Sau đó, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng nặng nề hơn như đau nhức hạ sườn phải. Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng hoại tử gan.
Nếu không tiến hành điều trị tổn thương ở gan sẽ tiếp tục phát triển. Khoảng 3 – 4 ngày sau, não có thể bị tổn thương, hạ đường huyết và dẫn đến tử vong.
Khắc phục:
– Dùng Acetylcystein để ngăn quá trình chuyển hóa paracetamol ở gan.
– Liều dùng ban đầu: 140mg/kg – chỉ dùng một liều duy nhất
– Dùng 70mg/kg trong 17 liều tiếp theo
– Mỗi liều cách nhau khoảng 4 giờ đồng hồ
– Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng than hoạt tính hoặc rửa dạ dày để giảm sự hấp thu paracetamol.
- Quá liều Phenylephrine HCl
Triệu chứng do quá liều Phenylephrine HCl bao gồm: huyết áp tăng, co giật, xuất huyết não, nhức đầu, nhịp tim chậm,…
Bác sĩ sẽ điều trị phụ thuộc vào triệu chứng cụ thể.
- Quá liều Dextromethorphan
Triệu chứng do quá liều Dextromethorphan bao gồm: buồn ngủ, giảm thị lực, bí tiểu, ảo giác, suy hô hấp,…
Bên cạnh việc điều trị theo triệu chứng, bác sĩ có thể dùng naloxone 2mg tiêm vào tĩnh mạch.
Trên đây là những thông tin về thuốc ameflu, công dụng, cách dùng và những lưu ý trong khi sử dụng thuốc. Hi vọng rằng, bài viết vừa rồi đã giúp ích được cho tất cả mọi người.
Bạn đang đọc : Ameflu là loại thuốc gì 2023 được cập nhập bởi Tekmonk
Thông tin và kiến thức về chủ đề Ameflu là loại thuốc gì 2023 do Học viện Công nghệ Tekmonk chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.
Tham khảo thêm các khóa học công nghệ đỉnh cao tại: Học viện công nghệ Tekmonk
Nguồn: Internet
Có thể bạn muốn biết:
Đã đọc:
253