Bạn đang xem: Lý lịch lã phong lâm. Với bất kì một ai, âm nhạc chính là thứ ngôn ngữ hoàn hảo nhất mà con người ta không cần phải nhìn trực diện mà chỉ cần cảm nhận. Và âm nhạc chính là cách mà con người dung để thể hiện nội tâm sâu sắc, giấu kín của mình. Lã Phong Lâm cũng vậy, anh tìm đến âm nhạc như cách để thể hiện cái tôi của mình, thể hiện sự đồng điệu trong tâm hồn. Nghe nhạc của anh, biết đâu đó bạn có thể sẽ có những cái nhìn khác về cuộc sống này.
1. Tiểu sử
Lã Phong Lâm sinh ngày 20/ 02/ 1980. Quê gốc ở Hà Nội. Sinh ra trong một gia trong một gia đình có bố mẹ làm công nhân viên chức, gia đình không có ai theo con đường nghệ thuật. Anh có vẻ ngoài khá hiền lành so với các thanh niên cùng tuổi.
Tiểu sử Lã Phong Lâm
Tuy nhiên sống trong giang hồ lại (được biết đến với cái tên đại ca giang hồ Lã Phong Lâm) là một người tình cảm luôn đặt anh em lên trên, anh không thể tránh khỏi những lần đụng độ cùng các anh em. Bởi vậy mà anh đã vướng vào vòng lao lý và phải lĩnh mức án 9 tháng tù giam.
Hình ảnh Lã Phong Lâm trong buổi sinh nhật con trai
Sau khi được trả tự do và trở về cùng gia đình, dù vẫn là một anh chị giang hồ khét tiếng nhưng Lâm đã có những thay đổi nhất định trong con người mình. Anh sống đúng với pháp luật hơn và có trách nhiệm với vợ con và gia đình mình hơn. Hiện tại anh trở thành ca sĩ với những bản nhạc buồn và thường nói về dân giang hồ.
2. Sự nghiệp
Dù gia đình không có dòng giống nghệ thuật, tuy nhiên, với niềm đam mê ca hát và chất giọng bẩm sinh trời phú của mình cùng với sự tinh tế trong cảm nhận cuộc sống Lã Phong Lâm đã cho ra đời nhiều ca khúc hay và ý nghĩa.
Lã Phong Lâm tự phong cho mình là nghệ sĩ đường phố bởi theo ông, việc sáng tác của ông chỉ đơn thuần là việc ghi lại những khoảnh khắc và những cảm xúc mà ông đã đi qua trong cuộc sống của mình. Chính bởi vậy âm nhạc của ông cứ đơn sơ mộc mạc với chất sống đời thường nhưng lại mang lại ý nghĩa, cảm xúc hết sức sâu lắng và được nhiều người ủng hộ.
Lã Phong Lâm được biết đến như một ca nhạc sĩ
Việc tình cờ gặp và làm quen được nhạc sĩ An Hiếu vào năm 2013 chính là một bước ngoặt lớn trong con đường sự nghiệp của Lã Phong Lâm. Đến thời điểm hiện tại Lã Phong Lâm đã cho ra đời khoảng 60 ca khúc do mình tự sáng tác.
Năm 2014 anh cùng ekip của mình đã cho ra đời MV “ Không thấy ngày về”. Ban đầu với anh cùng ekip của mình đây được coi như tác phẩm đầu tay để thử phản ứng của khán giả với anh và không phụ công sức của mọi người MV đã thu hút sự chú ý của dông đảo khán giả.
Đến năm 2015, MV “ Khóc trong mưa” được ra đời như một ấn phẩm đánh dấu sự chuyên nghiệp trên con đường nghệ thuật của Lã Phong Lâm. Ban đầu Lâm đã phải vay tiền để đầu tư vào MV này và nhiều lần suy nghĩ xem có nên tiếp tục hay dừng lại. Được sự ủng hộ và tin yêu cảu anh em bạn bè anh đã có thêm động lực để đặt chân vào showbiz
Mới đây Lã Phong Lâm đã cùng với Vũ Duy Khánh cho ra đời single “Còn lại chút tình người” và sự kết hợp này đã mang đến một tiếng vang lớn cho cả 2 ca sĩ khi chỉ sau 10 ngày ca khúc đã lọt vào top 3 trong bảng xếp hàng của website nhaccuatui.com.
3. Top hits
Lã Phong Lâm có khoảng 60 bài hát của mình được lưu lại trong 1 cuốn sổ, nhưng ở trong bài viết này mình sẽ chỉ liệt kê top 6 bài hát được yêu thích nhất của Lã Phong Lâm.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Top hit của Lã Phong LâmÁn tử hình: được chế từ lời bài hát Lối về đất mẹ tác phẩm Án tử hình do Lâm sáng tác và được đăng trên youtobe của anh.
Xem thêm: Huỳnh Nhất Phương – Chồng Cũ Thu Thủy Là Ai
Ngã rẽ đời tôi: Dựa trên nền nhạc của chuyện tình Lan và Điệp, tác phẩm như kể lại quá trình Lã Phong Lâm vướng chân vào lao lý. Bài hát bộc lộ sự ăn năn hối lỗi của người nghệ sĩ mà đến chính người nghe cũng cảm thấy xúc động.Cuộc đời chị Dung- giã từ vũ khí: Bài hát kể về cuộc đời của một đại ca giang hồ khét tiếng Dung Hà- một tay anh chị đã từng làm mưa làm gió khắp từ Bắc và Nam.Không thấy ngày về: là tên MV cũng là sự đầu tư đầu tiên của Lâm và âm nhạc. Với sự giúp đỡ trong việc hòa âm phối khi của nhạc sĩ An Hiếu, bài hát là câu chuyện về cuộc sống tăm tối của anh trước đây, về những người bạn, những hoàn cảnh khác nhau mà anh đã gặp khi còn trong vòng lao lí.Tuyệt tình ca: Bài hát thể hiện vô cùng chân thực tâm trạng của người nghệ sĩ khi còn chịu sự trừng phạt của pháp luật, đó là nỗi nhớ gia đình, nhớ vợ nhớ con. “ Con sinh ra đời là gái hay trai- con đang vui đùa hay đang trách móc” sự ân hận, lo lắng của người làm cha khi không được chứng kiến con mình chào đời.Thành phố tù: Vẫn là nhớ lại những tháng ngày xưa cũ, khoảng thời gian vất vả trong tù, những quy luật không tên, không rang buộc bởi trại giam nhưng mọi người vẫn nhất nhất làm theo.Giã từ quá khứ: lại một bản nhạc buồn nói về cuộc đời của dân xã hội khi đã qua vòng lao lí, khi quay về mà không thấy sự chấp nhận của gia đình, của xã hội và ngay cả khi chết đi thì những câu nói ấy, những cái danh nhơ nhớp ấy vẫn còn lại, vẫn sẽ gắn lên chính những con người mong muốn được hoàn lương.Thương nhớ mẹ: chỉ những con người xa nhà, xa quê mà không thể trở về hay nói cách khác phải những người khi đã trải qua tù tội, khi không thể về thăm cha mẹ, để khi đi thì vẫn thấy mẹ cười, mẹ khỏe mạnh nhưng lúc về cảnh đã đìu hiu. Những con người ấy mới có thể nhìn nhận, mới có thể thấu hiểu hết lời bài hát.Lỡ lầm: vẫn là nỗi lòng của những người tù, bị phụ bạc, bị lãng quên. Biết bao tủi cực mà chắc chắn chúng ta, những con người chưa trải qua sẽ không bao giờ hiểu được.
Nếu bạn là fan của Lã Phong Lâm thì hẳn không thể nào bỏ qua những bài hát này. Hãy nghe, hãy cảm nhận để tự mình ngộ ra nhiều điều và để bỏ qua những sai lầm mà sống trọn với đời, sống đúng với luật pháp.
Sau nhiều lần trì hoãn vụ án cũng đã được khép lại với bản án thích đáng cho ‘băng nhóm’ giang hồ xem thường luật pháp.
Sau nhiều lần trả hồ sơ điều tra bổ sung, ngày 5/8, TAND TP. Hà Nội đưa ra xét xử vụ án băng nhóm giang hồ dùng súng truy sát nhau trên đường Láng – Hòa Lạc.
Vụ án xảy ra hồi đầu tháng 3/2010 trên đường Láng – Hòa Lạc (nay thuộc Đại lộ Thăng Long) nhưng đến hôm nay, sau nhiều lần trì hoãn vụ án cũng đã được khép lại với bản án thích đáng cho ‘băng nhóm’ giang hồ xem thường luật pháp.
Hầu tòa là 15 bị cáo bị truy tố về các tội danh “Giết người”, “Gây rối trật tự công cộng”, “Che giấu tội phạm”, “Không tố giác tội phạm” và “Hủy hoại tài sản”.
Cụ thể các bị cáo Nguyễn Quang Đông (SN 1992), Nguyễn Tuấn Đạt, (SN 1982), Nguyễn Quang Hinh (SN 1987), cùng trú ở xã Thanh Xá, Thanh Ba, Phú Thọ; Nguyễn Huy Trường (SN 1989), Trần Cường Thủy (SN 1979), cùng trú tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy và Nguyễn Văn Dũng (SN 1983), trú tại xã Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội bị VKS truy tố về tội “Giết người”, các bị cáo còn lại bị truy tố về các tội danh đã nêu trên.
Xuất phát từ mâu thuẫn giữa anh Nguyễn Bích Thủy (SN 1978) đi cầm cố xe ô tô cho anh Bạch Thành Phong (trú ở phường Giảng Võ) để vay 350 triệu đồng. Sau nhiều lần trì hoãn anh Phong đòi tiền nhưng Thủy không trả. Bực tức với thái độ của Thủy, ngày 1/3/2010, Phong cùng hai đối tượng đến quán karake trên đường Cầu Giấy tìm Thủy nói chuyện. Tại đây Phong không gặp được Thủy nhưng lại ‘gây sự’ với Nguyễn Quang Đông (anh họ Thủy) làm quản lý quán karaoke. Đông tức tốc gọi điện cho Thủy và bảo Thủy ‘bố trí’ thêm một số anh em để hẹn Phong giải quyết mâu thuẫn.
Sau khi tìm nhưng không gặp được Thủy, Phong cùng 2 đối tượng lên ô tô đi về hướng Láng – Hòa Lạc. Biết hướng đi của chiếc xe chở Phong, nhóm đối tượng Đông chuẩn bị dao kiếm, súng bắn đạn ria, hung khí… lên 4 chiếc xe ô tô đuổi theo xe của Phong. Thấy nhóm đối tượng quá hung hãn, 2 đối tượng trên xe của Phong đã rút súng ra nã đạn vào những chiếc xe theo sát phía sau. Thấy vậy, các đối tượng trong nhóm của Đông cũng dùng súng để truy sát lại, khiến cho cuộc truy đuổi càng trở nên hung hãn.
Một trong 4 chiếc xe ô tô của nhóm Đông đã tông vào xe của Phong khiến chiếc xe văng xuống ruộng, tuy nhiên Phong cùng 1 đối tượng trong xe đã nhanh chóng tẩu thoát, người còn lại ở trong xe bị bắn và đánh trọng thương. Tuy nhiên sau khi sự việc bị cơ quan chức năng vào cuộc thì chính người này lại không ra để trình diện.
Sau 2 ngày làm việc cật lực, HĐXX xét thấy các bị cáo tại tòa đã thành khẩn khai báo sự việc, hành vi của các bị cáo là sai trái, xem thường luật pháp. Kết thúc phiên xử sáng nay 6/8, HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Quang Đông 17 năm tù, Trần Cường Thủy 16 năm tù, Nguyễn Tuấn Đạt 13 năm tù, Nguyễn Huy Trường 16 năm, Nguyễn Quang Hinh và Nguyễn Văn Dũng 13 năm tù giam về tội “Giết người”.
Các bị cáo Nguyễn Xuân Ngà 16 tháng, La Phong Lâm 9 tháng, Nguyễn Mạnh Hoàn 12 tháng, Nguyễn Ngọc Tú, Lê Sĩ Phương 15 tháng, Nguyễn Bích Thủy 42 tháng, Trịnh Văn Chung 29 tháng 6 ngày, Nguyễn An Tú 6 tháng 18 ngày cải tạo không giam giữ, Hoàng Thị Bích Ngọc 24 tháng nhưng cho hưởng án treo về các tội danh “Gây rối trật tự công cộng”, “Che giấu tội phạm”, “Không tố giác tội phạm” và “Hủy hoại tài sản”.
Theo Công lý
Bạn đang đọc : La Phong Lâm đi tù bao nhiều năm được cập nhập bởi Tekmonk
Thông tin và kiến thức về chủ đề La Phong Lâm đi tù bao nhiều năm do Học viện Công nghệ Tekmonk chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.
Tham khảo thêm các khóa học công nghệ đỉnh cao tại: Học viện công nghệ Tekmonk
Nguồn: Internet
Có thể bạn muốn biết:
Đã đọc:
1,256