Trong đời sống xã hội, Nhà nước và pháp luật có vai trò rất quan trọng. Pháp luật được áp dụng giải quyết hầu hết các quan hệ trong xã hội. Biết và hiểu được Nhà nước và pháp luật giúp mọi người ứng xử, chấp hành tốt các chính sách của Nhà nước cũng như các quy định pháp luật, đảm bảo kỷ xã hội.
Bạn đang xem: Pháp Luật Đại Cương Là Gì
Pháp luật đại cương là một trong những môn học gần như được đưa vào chương trình đào tạo như những môn học bắt buộc ở đại học. Vậy pháp luật đại cương tiếng Anh là gì? Hay pháp luật đại cương là gì?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung lien quan tới vấn đề: Pháp luật đại cương tiếng Anh là gì?
Khái niệm pháp luật đại cương
Pháp luật đại cương là một loại môn học có nội dung phong phú, môn học này nghiên cứu các khái niệm cơ bản, các phạm trù cơ bản về chính phủ và pháp luật ở khía cạnh khoa học pháp lý. Đây được coi là môn học cơ bản, quan trọng và cần thiết về kiến thức nền tảng ở cấp học phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu.
Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau tồn tại không phụ thuộc vào
ý chí của con người nhưng Nhà nước và pháp luật được tổ chức, thiết lập theo ý chí của con người để phục vụ chính ý muốn của con người. Pháp luật đại cương là một môn học có nội dung rất phong phú, môn học nghiên cứu các khái niệm cơ bản, các phạm trù cơ bản nhất về Nhà nước và pháp luật với góc độ khoa học pháp lý.
Vai trò của pháp luật đại cương
Trong đời sống xã hội, Nhà nước và pháp luật có vai trò rất quan trọng. Pháp luật được áp dụng giải quyết hầu hết các quan hệ trong xã hội. Biết và hiểu được Nhà nước và pháp luật giúp mọi người ứng xử, chấp hành tốt các chính sách của Nhà nước cũng như các quy định pháp luật, đảm bảo kỷ xã hội.
Môn học được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là môn học cơ bản, quan trọng và cần thiết trang bị cho người học ở bậc Đại học. Trên cơ sở đó, môn học cung cấp cho người học những nội dung cơ bản về Nhà nước và pháp luật, những nội dung cơ bản của các ngành luật gốc như Hiến pháp, hành chính, dân sự, hình sự… trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Từ đó, giúp người học nâng cao sự hiểu biết về vai trò và sự quan trọng của Nhà nước và pháp luật trong đời sống, để luôn có thái độ tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước, có ý thức đầy đủ về bổn phận và nghĩa vụ của một công dân đối với quốc gia. Biết áp dụng pháp luật trong cuộc sống làm việc của mình, nhất là đối với người học trong các ngành học thuộc khoa học xã hội, vừa cần những lý luận cơ bản về pháp luật, vừa cần những kiến thức pháp luật chuyên ngành.
Mục tiêu và yêu cầu của pháp luật đại cương
– Xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của mỗi cá nhân. Trên cơ sở đó giúp cho mỗi cá nhân hình thành nên ý thức và thói quen xử sự phù hợp với quy định của pháp luật.
– Giúp cho học sinh, sinh viên có sự hiểu biết và nắm bắt một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về Nhà nước và pháp luật nói chung và các ngành luật cụ thể của hệ thống pháp luật Việt Nam nói riêng. Giúp cho học sinh, sinh viên có điều kiện dễ dàng tiếp cận với các môn học khác có liên quan đến pháp luật.
– Thể hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc tăng cường giáo dục pháp luật ở mỗi cá nhân công dân, xây dựng xã, phường và thị trấn, điểm bưu điện văn hóa xã.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Vận dụng kiến thức pháp luật đại cương vào đời sống
Pháp luật đại cương là môn học gắn liền với đời sống của chúng ta, chính vì thế việc vận dụng các kiến thức đã học vào đời sống hằng ngày là điều vô cùng cần thiết và quan trọng.
Pháp luật là lĩnh vực gắn liền với đời sống xã hội và môn học pháp luật đại cương cũng phần nào thể hiện được những sự cần thiết đó. Chính vì thế, sinh viên cần chú tâm hơn vào việc học môn này.
Pháp luật đại cương tiếng Anh là gì?
Pháp luật đại cương tiếng Anh là introduction to laws.
Xem thêm: Trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại Là Gì? Học Những Gì? Trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại
Introduction to laws is a kind of subjects which contains the plentiful contents. This subject does the research of basic concepts, basic categories about the government and laws in the aspect of legal science. This subject is considered as a basic, important and necessary subject for background knowledge in high education level which is required by the Ministry of Education and Training.
Một số từ tiếng Anh liên quan tới pháp luật đại cương
Delegate: Đại biểu.
Bring into account: Truy cứu trách nhiệm.
Free from intimidation: Không bị đe dọa (tự nguyện).
Democratic: Phân công.
Fund/funding: Kinh phí/cấp kinh phí.
Judical review: Xem xét của Tòa án.
Political platform: Cương lĩnh chính trị.
Juceniles: Vị thành niên.
Justiciability: Phạm vi tài phán.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Polls: Phòng bỏ phiếu.
Justify: Giải thích.
Như vậy, pháp luật đại cương tiếng Anh là gì? Đã được chúng tôi phân tích khá rõ rãng phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung khác như: Khái niệm, vai trò, mục tiêu…
3.1 Bản chất của pháp luật.
Nhà nước và pháp luật là sản phẩm của sự phát triển đến một trình độ nhất định của xã hội. Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau. Vì vậy bản chất của pháp luật tương đồng với bản chất của Nhà nước.
bản chất của pháp luật trước hết thể hiện ở tính giai cấp của nó. Tính giai cấp của pháp luật được thể hiện ở chỗ: Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, mà nội dung ý chí đó được quy định của điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị, do nằm trong tay quyền lực của Nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua Nhà nước để thực hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung, thống nhất thành ý chí của Nhà nước. Ý chí đó được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Tính giai cấp của pháp luật còn được thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong xã hội có giai cấp, sự điều chỉnh của pháp luật trước hết nhằm mục đích điều chỉnh mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội. Mặt khác nhằm hướng các mối quan hệ xã hội phát triển theo một mục tiêu nhất định, theo một trật tự xã hội phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị. Suy cho cùng pháp luật chính là công cụ thể hiện sự thống trị của giai cấp.
Tuy nhiên, pháp luật là một hiện tượng luôn mang tính giai cấp nhưng bên cạnh đó pháp luật còn mang tính xã hội. Bởi vì pháp luật chính là bản thân của đời sống xã hội được nâng lên thành luật. Hay nói cách khác pháp luật xuất hiện từ xã hội, từ nhu cầu của xã hội và pháp luật lại quay lại phục vụ xã hội- pháp luật là công cụ để tổ chức giao lưu mối quan hệ giữa con người với con người. Và với tính cách là những quy tắc xử sự trong xã hội, pháp luật và thực trạng của hệ thống pháp luật còn là kết quả của quá trình “chọn lọc tự nhiên”, là biểu hiện của nền văn hoá và văn minh của xã hội. Pháp luật khi ghi nhận những khuôn mẫu hành vi mang tính phổ biến, khách quan thì đồng thời cũng có nghĩa là pháp luật mang tính quy luật và phản ánh chân lý khách quan. Với ý nghĩa đó, pháp luật là công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh các quá trình xã hội đưa đến cho con người những lượng thông tin nhất định về các giá trị và yêu cầu của xã hội.
READ: Những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước – PLĐC
Cùng với tính giai cấp và tính xã hội, pháp luật còn chứa đựng trong mình tính dân tộc. Bất kỳ pháp luật của Nhà nước nào cũng được xây dựng trên nền tảng dân tộc thấm nhuần bản sắc dân tộc, phản ánh những phong tục tập quán, đặc điểm lịch sử, trình độ văn minh và văn hoá của dân tộc. Chính vì vậy mỗi một quốc gia đều có một hệ thống pháp luật riêng của mình, thể hiện những bản sắc dân tộc mình, và đó cũng là một trong các yếu tố, điều kiện đảm bảo tính gần gũi của pháp luật, khiến cho mọi người dễ dàng chấp nhận và tuân thủ.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
3.2. Vai trò của pháp luật.
Với tư cách là yếu tố điều chỉnh mối quan hệ xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội. Để thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của pháp luật đó ta có thể xem xét mối quan hệ giữa pháp luật với các lĩnh vực của đời sống xã hội:
- Pháp luật đối với kinh tế: Pháp luật đóng vai trò là phương tiện hàng đầu của quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế, pháp luật xác định vị trí bình đẳng của các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo lập các hành lang pháp lý để cho các cá nhân, tổ chức đó hoạt động. Đồng thời, với tư cách là chủ thể quản lý, Nhà nước dựa vào các chuẩn mực đó mà điều khiển các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thông qua pháp luật, Nhà nước tạo ra môi trường thuận lợi, tin cậy và chính thức cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành đạt hiệu quả.
Pháp luật củng cố và bảo vệ những nguyên tắc vốn có của nền kinh tế thị trường như: Tính quy định của lợi ích, nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản xuất, đảm bảo tôn trọng sự cạnh tranh, tính trách nhiệm cao của người sản xuất kinh doanh.
- Pháp luật đối với xã hội: Là phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật trước hết là một trong những yếu tố đảm bảo và bảo vệ sự ổn định của xã hội. Một mặt pháp luật ghi nhận và thể chế hoá các quyền con người, quyền công dân và đảm bảo về mặt pháp lý cho các quyền đó được thực hiện. Mặt khác do ghi nhận một cách chính thức các giá trị mà con người có, con người cần và con người ủng hộ mà pháp luật trở thành phương tiện để các thành viên của xã hội có điều kiện để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
Các vấn đề như phúc lợi xã hội, an toàn tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm, tự do, bình đẳng và công bằng đều gắn liền với sự điều chỉnh của pháp luật. Chính vì vậy pháp luật là phương tiện không thể thiếu cho sự tồn tại và ổn định của xã hội.
- Pháp luật đối với hệ thống chính trị:
READ: Khởi tố vụ án hình sự – PLĐC
Trong quan hệ Đảng lãnh đạo, pháp luật là phương tiện thể chế hoá đường lối lãnh đạo của Đảng, làm cho đường lối đó có hiệu lực thực thi và bắt buộc chung trên quy mô toàn xã hội. Đồng thời pháp luật là phương tiện để Đảng kiểm tra đường lối của mình trong thực tiễn, Vì vai trò quan trọng như vậy, một mặt đòi hỏi chất lượng cao của các đường lối và mặt khác, đòi hỏi chất lượng cao của việc thể chế hoá để đảm bảo có hiệu quả.
Đối với Nhà nước pháp luật là phương tiện tổ chức và hoạt động của chính mình, là sự ghi nhận về mặt pháp lý, trách nhiệm của Nhà nước đối với xã hội và cá nhân công dân, là phương tiện quản lý có hiệu lực đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Hơn bất kỳ phương tiện nào, pháp luật là phương tiện chứa đựng trong mình nó sự kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế, giữa tập trung và dân chủ, giữa năng động sáng tạo với kỷ cương và kỷ luật. Do đó, khi thực hiện các chức năng của mình, Nhà nước không thể không sử dụng phương tiện là pháp luật.
Đối với tổ chức chính trị – xã hội, pháp luật là phương tiện đảm bảo cho quần cúng nhân dân lao động tham gia vào quản lý Nhà nước, quản lý xã hội thông quan các tổ chức chính trị – xã hội của mình. Pháp luật là yếu tố thể chế và phát triển nền dân chủ đảm bảo cho tất cả các quyền lực Nhà nước về nhân dân. Nhân dân dựa vào pháp luật làm phương tiện chống lại những hành vi lộng quyền, bạo lực trực tiếp không có tổ chức.
Như vậy, từ sự phân tích ở trên cho thấy: Pháp luật là công cụ thực hiện đường lối chính sách của Đảng, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động và công cụ quản lý chủ yếu của Nhà nước.
Bạn đang đọc : Mục đích của việc học pháp luật đại cương được cập nhập bởi Tekmonk
Thông tin và kiến thức về chủ đề Mục đích của việc học pháp luật đại cương do Học viện Công nghệ Tekmonk chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.
Tham khảo thêm các khóa học công nghệ đỉnh cao tại: Học viện công nghệ Tekmonk
Nguồn: Internet
Có thể bạn muốn biết: