Trong xu hướng công nghệ phát triển như hiện tại thì smartphone, máy tính bảng, đồng hồ thông minh…đã là những thiết bị quen thuộc và mang lại nhiều tiện ích. Song song đó, PC cũng là một phương tiện vô cùng thiết yếu với nhiều tính năng riêng biệt và đa dụng. Thế nhưng PC là gì? PC có phải là máy tính để bàn hay không? Bài viết bên dưới đây sẽ giải đáp những câu hỏi ấy cho các bạn.
1. PC là gì? PC có phải là máy tính để bàn không?
PC là thuật ngữ tiếng Anh, viết tắt là “Personal Computer” có nghĩa là máy tính cá nhân, là một chiếc máy tính có thể đặt vừa trên một chiếc bàn để người bình thường sử dụng, trái ngược với máy chủ hoặc siêu máy tính. PC hoàn toàn có thể là máy vi tính, máy tính để bàn (Desktop), máy tính xách tay (Laptop, Notebook) hoặc PC cầm tay.
Từ PC ra đời nhằm giúp phân biệt ra Desktop (máy tính để bàn) và Laptop (máy tính xách tay). Máy tính xách tay có thể di chuyển đi bất cứ đâu và máy tính để bàn thì lắp đặt ở một vị trí cố định. Hiện tại (tính từ năm 2011), lĩnh vực PC chủ yếu được phân chia giữa Macintoshes (hay còn gọi là máy iMac) của Apple và PC của các nhà sản xuất khác.
Có thể nói PC có rất nhiều công dụng khác nhau, từ việc cho phép người dùng soạn thảo văn bản, tạo bảng tính, theo dõi tài chính, chơi trò chơi cho đến nhiều việc khác nữa. PC được kết nối với Internet có thể sử dụng để lướt web, kiểm tra email, giao tiếp với bạn bè qua ứng dụng, phần mềm nhắn tin và tải xuống các tệp,…
2. Cấu tạo của PC bao gồm những gì?
- Vỏ máy tính (Case)
Vỏ máy tính có thể được xem là thiết kế bên ngoài của PC với nhiều màu sắc, kích cỡ khác nhau. Trong một số trường hợp thì sẽ có những PC có quạt hoặc không có quạt, có đèn LED hoặc không có đèn LED,… tùy vào thiết kế của nhà sản xuất và nhu cầu của người tiêu dùng.
- Nguồn (PSU)
Đây có thể được xem là thành phần phần cứng quan trọng của của máy tính khi cung cấp năng lượng cho tất cả các linh kiện khác bên trong. Bộ cấp nguồn được được gắn ở mặt sau của vỏ máy. Ở mặt trước của nguồn điện, chúng ta có thể tìm thấy một số dây cáp kết nối với bo mạch chủ máy tính và các thành phần bên trong khác. Nguồn điện kết nối với bo mạch chủ bằng đầu nối kiểu ATX và có thể có một hoặc nhiều loại cáp để kết nối nguồn với các thiết bị khác.
- Bo mạch chủ (Mainboard)
Tất cả các thành phần của máy tính giao tiếp thông qua một bảng mạch được gọi là bo mạch chủ (hay còn gọi là mainboard/motherboard). Thành phần này là một bảng mạch in đóng vai trò liên kết các thành phần phần cứng khác bên trong máy tính.
Đây giống như một trung tâm quản lý và kết nối tất cả các bộ phận khác của máy tính, card màn hình và bộ xử lý trung tâm của bo mạch chủ được chứa trong một chipset tích hợp.
- RAM (Bộ Nhớ Trong)
RAM có tên khoa học đầy đủ là Random Access Memory hay còn được gọi là Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. RAM là nơi lưu trữ dữ liệu cho phép CPU truy cập nhanh chóng trong khi thực hiện các chức năng để khởi động chương trình. Số lượng chương trình mà máy tính có thể chạy trong cùng một thời điểm phụ thuộc vào dung lượng của RAM.
- CPU (Bộ Vi Xử Lý)
CPU tên khoa học đầy đủ là Central Procesing Unit hay còn được gọi là Bộ xử lý trung tâm trên các thiết bị PC. CPU là thành phần chính của máy tính thực hiện các chức năng bằng cách xử lý thông tin nhận được và cho phép máy tính khởi động một ứng dụng hoặc chương trình.
- Ổ đĩa cứng (Hard disk)
Ổ cứng là một thành phần quan trọng trong máy tính bởi vì tất cả dữ liệu của người dùng như hệ điều hành hoặc dữ liệu cá nhân đều được lưu trữ trong ổ cứng và thành phần này luôn được truy xuất thường xuyên.
Trong trường hợp các thiết bị khác trong hệ thống máy tính bị hư hỏng thì chúng ta có thể sửa chữa hoặc thay thế được. Thế nhưng, dữ liệu bị mất do yếu tố hư hỏng phần cứng của ổ cứng thường rất khó để chúng ta có thể lấy lại được.
- Các thiết bị ngoại vi như: màn hình, bàn phím, chuột, máy in.
Thiết bị ngoại vi là các thiết bị bên ngoài kết nối trực tiếp với máy tính nhưng không phải là các chức năng chính của máy tính. Một số ví dụ có thể kể đến như bàn phím, chuột, máy in,… Bởi vì đây không phải là thiết bị cốt lõi của hệ thống nên dù không có các thiết bị ngoại vi, máy tính vẫn có thể hoạt động được (nhưng mà theo một cách bất thường).
Thiết bị ngoại vi có 2 dạng:
- Thiết bị nhập – input : Bao gồm tất cả các phần cứng cho phép bạn nhập dữ liệu, chương trình, lệnh và những hồi đáp từ người dùng vào máy tính như bàn phím, chuột máy tính, ổ đĩa CD, Webcam, máy quét, microphone, bàn rê chuột, DVD,…
- Thiết bị xuất – output: Bao gồm các phần có khả năng truyền đạt thông tin cho người dùng, thực hiện các công việc giải mã dữ liệu thông tin mà người dùng có thể hiểu được như máy in, màn hình, USB, ổ cứng, máy chiếu, loa, máy fax,…
3. Máy tính để bàn là gì? Laptop là gì?
Hiện mình thấy vẫn còn khá nhiều người nhầm lẫn giữa hai loại thiết bị này. Về cơ bản thì máy tính để bàn hay laptop đều thuộc dạng máy tính cá nhân (PC), có chức năng tương tự nhau nhưng sẽ có một số khác biệt về cấu hình, kích thước.
- Máy tính để bàn (Desktop)
Máy tính để bàn là dạng PC được thiết kế để đặt ở một vị trí cố định, sử dụng các thiết bị ngoại vi để tương tác chẳng hạn như bàn phím, chuột để nhập liệu và các thiết bị hiển thị như màn hình, máy chiếu hoặc TV.
Những thành phần linh kiện chính để tạo nên một chiếc máy tính để bàn bao gồm:
- Thùng máy – Vỏ máy (Case).
- Màn hình (Monitor/LCD).
- Bàn phím và Chuột (Keyboard & Mouse).
- Các bộ phận, linh kiện bên trong thùng máy vi tính để bàn như bản mạch chính (Motherboard/Mainboard), bộ vi xử lý (CPU, Central Processing Unit), bộ nhớ hệ thống (RAM, Random Access Memory), thiết bị xử lý đồ họa (Video Card, VGA – Video Graphics Adapter), ổ dĩa cứng (SSD, HDD, Hard Disk Drive).
- Âm thanh & Loa (Sound & Speaker).
- Các cổng kết nối với các thiết bị bên ngoài (thiết bị ngoại vi).
Một số ưu điểm của máy tính để bàn có thể kể đến như tốc độ xử lý nhanh, chính xác, hiệu năng cao và đáp ứng tốt các nhu cầu làm việc nặng về đồ họa.
- Laptop
Laptop (hay còn gọi là máy tính xách tay) là dạng PC được thiết kế có thể dễ dàng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Kích thước của máy tính xách tay giúp thuận tiện cho việc cất giữ trong cặp, ba lô và túi xách. Máy tính xách tay có thể gập lại một cách dễ dàng và được tích hợp sẵn bàn phím lẫn bàn di chuột (TouchPad/TrackPad).
Hầu hết các máy tính xách tay phổ thông ngày nay đều đủ mạnh để sử dụng hàng ngày trong công việc hành chính, gia đình hoặc trường học. Tuy nhiên, nếu người dùng làm công việc đồ họa như dựng hình 3D hoặc mã hóa phim thì cần phải có những chiếc laptop với cấu hình mạnh mẽ hơn. Thế nhưng, chiếc laptop dù có cao cấp đến cỡ nào thì cũng khó để cạnh tranh với máy tính để bàn hoặc máy trạm với công suất hoạt động lớn.
Tổng kết
Như các bạn có thể thấy dù là máy tính để bàn hay laptop thì cả hai đều là máy tính cá nhân (gọi tắt là PC). Tuy nhiên, để dễ phân biệt hơn với máy tính xách tay (laptop) thì từ PC sẽ dành cho máy tính để bàn. Hy vọng qua bài viết này thì bạn sẽ hiểu hơn về từ PC và không bị nhầm lẫn nữa, cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi.
Nguồn: Thebalancesmb, Computerhope, CGDirector.
Theo TGDĐ
function pinIt()
{
var e = document.createElement(‘script’);
e.setAttribute(‘type’,’text/javascript’);
e.setAttribute(‘charset’,’UTF-8′);
e.setAttribute(‘src’,’https://assets.pinterest.com/js/pinmarklet.js?r=’+Math.random()*99999999);
document.body.appendChild(e);
}