Sư phụ của Tề Thiên Đại Thánh la ai

Đánh giá bài này

Sư phụ của Tề Thiên Đại Thánh la ai

Tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân từng được xếp vào một trong “tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc. Và một trong những nhân vật trung tâm của bộ tiểu thuyết ấy chính là Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không.

Phàm là những ai từng đọc qua Tây Du Ký đều cho rằng, sư phụ chân chính của Tôn Ngộ Không là Bồ Đề Tổ Sư – người truyền dạy 72 phép biến hóa.

Có một số ý kiến lại khẳng định, Đường Tăng mới là người thầy chân chính của Đại Thánh, vì vị cao tăng ấy đã giúp Ngộ Không giác ngộ nhiều đạo lý.

Thế nhưng kỳ thực vị sư phụ đích thực của Tôn Ngộ Không lại không phải là ai trong hai nhân vật này.

Sư phụ của Tề Thiên Đại Thánh la ai

Nếu Đường Tăng chỉ đóng vai trò là “trợ giảng” trên con đường Ngộ Không giác ngộ đạo lý, vậy ai mới là người thầy đích thực của vị Đại Thánh này? (Tranh minh họa).

Người thầy đầu tiên của Ngộ Không: Chỉ truyền phép thuật, không dạy tâm pháp

Ngay cả khi đã học được 72 phép biến hóa cùng nhiều pháp thuật thần thông quảng đại từ chỗ của Bồ Đề tổ sư, vì sao Tôn Ngộ Không vẫn phải nằm dưới Ngũ Hành Sơn tới 500 năm?

Kỳ thực câu trả lời rất đơn giản, bởi vị Bồ Đề Tổ sư kia chỉ truyền dạy cho Ngộ Không vài món pháp thuật, chứ không dạy học trò của mình cách tu tâm dưỡng tính.

Cho nên Ngộ Không trước kia chỉ được coi là một yêu quái thần thông chứ chẳng hề có danh phận, quả vị. Mà phàm là yêu quái, bị thần tiên thu phục là chuyện ngẫu nhiên.

Hơn nữa, bản thân Bồ Đề tổ sư cũng từng cự tuyệt việc thừa nhận Tôn Ngộ Không làm đồ đệ.

Sư phụ của Tề Thiên Đại Thánh la ai

Mặc dù là người đầu tiên Ngộ Không bái làm thầy, nhưng Bồ Đề Tổ sư không phải là sư phụ chân chính của vị Đại Thánh này. (Ảnh minh họa).

Tiểu thuyết Tây Du Ký có đoạn Ngộ Không vì muốn khoe khoang tài năng nên đã hóa thành cây tùng trước lời đề nghị của bạn đồng học.

Bồ Đề Tổ sư thấy vậy liền nói:

“Ngộ Không, lại đây! Ta hỏi ngươi sử dụng tinh thần thế nào, biến thành cây tùng ra sao? Công phu mà ta truyền dạy là thứ có thể để ngươi đem ra đùa cợt trước mọi người hay sao?

Nếu như ngươi thấy người khác có cái gì, ngươi ắt sẽ phải cầu cạnh người ta. Ngược lại người khác thấy ngươi có thứ gì, rồi cũng sẽ cầu cạnh ngươi.

Vì thế nếu ngươi gặp tai vạ, ắt sẽ truyền cho người ta, không truyền sẽ bị hại, khi đó tính mạng ngươi khó mà giữ được”.

Ngộ Không dập đầu nói xin lỗi, nhưng Tổ sư vẫn nói tiếp:

“Ta cũng không trách tội ngươi, chẳng qua là ngươi nên đi rồi”.

Tôn Ngộ Không mắt ngấn lệ hỏi:

“Sư phụ, người bảo con phải đi nơi nào?”

Tổ sư trả lời:

“Ngươi tới từ nơi đâu thì trở về nơi đó là được”.

Sau cùng, Bồ Đề tổ sư vẫn quyết định đuổi Ngộ Không đi. Trước lúc học trò rời khỏi, vị này còn đặc biệt cảnh báo:

“Dù ngươi có gây họa cũng không được phép nói là học trò của ta. Nếu ngươi nói ra nửa chữ để ta biết được, ta nhất định sẽ đem con khỉ nhà ngươi lột da, róc xương, đem thần hồn giáng vào Cửu U, để ngươi vạn kiếp không thoát thân được”.

Khi đó, Ngộ Không vô cùng sợ hãi mà cam đoan: “Con tuyệt đối sẽ không nhắc một chữ tới người”.


(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cứ như vậy, vị tổ sư truyền dạy 72 phép biến hóa cho Tôn Ngộ Không đã rũ bỏ mối quan hệ sư đồ với người học trò của mình. Vì thế, Bồ Đề Tổ sư cũng không thể coi là sư phụ chân chính của Đại Thánh.

Đường Tăng chỉ đóng vai trò “trợ giảng”, Phật Tổ Như Lai mới là sư phụ chân chính

Năm xưa khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, Ngọc Hoàng đã từng phải cầu cứu Phật Tổ Như Lai.

Bấy giờ, Phật Tổ nghe nói Ngộ Không muốn làm chủ thiên cung, liền cười mà bảo:

“Ngươi chính là con khỉ thành tinh muốn đoạt tôn vị của Ngọc Hoàng đại đế sao? Ngọc Hoàng tu trì từ nhỏ, khổ sở trải qua 1750 kiếp nạn, mỗi kiếp dài 129.600 năm, phải chịu khổ ải bao năm mới có thể ngồi lên ngai vị này.

Ngươi ra đời chỉ là một con yêu quái, sao dám lớn tiếng đòi hỏi như vậy? Thừa dịp còn sớm có thể quy y thì chớ nên nói bậy, nếu không gặp phải kẻ đạo hạnh cao thâm thì đến mạng cũng khó giữ”.

Ngộ Không đáp trả:

“Hắn tuy tu dưỡng vài kiếp, nhưng cũng không nên chiếm cái ghế ấy lâu như vậy. Có câu Hoàng đế thay phiên nhau làm, sang năm đến lượt ta. Chỉ cần hắn dọn ra ngoài, đem thiên cung để cho ta thì không sao. Còn nếu không đồng ý, ta nhất định làm cho khuynh đảo, khiến nơi này không có nổi một ngày yên ổn”.

Phật tổ hỏi: “Ngươi trừ việc trường sinh, biết biến hóa thì còn làm được cái gì?”

Ngộ Không dương dương tự đắc khoe rằng:”Ta đây thủ đoạn có thừa, biết 72 phép biến hóa, vạn kiếp không già, trường sinh bất tử, lại có cân đẩu vân, búng một cái đã đi xa trăm lẻ tám ngàn dặm, sao không ngồi được thiên vị?”

Thế nhưng dù dùng hết thảy những phép thuật thần thông quảng đại của mình, Ngộ Không vẫn chẳng thoát khỏi bàn tay của Phật tổ, bị đè dưới Ngũ Hành sơn 500 năm, sau nhờ Đường Tăng giải thoát mới có thể lên đường đi lấy kinh.

Sư phụ của Tề Thiên Đại Thánh la ai

Phật Tổ Như Lai cũng là người duy nhất có thể phân biệt Ngộ Không thật – Ngộ không giả. (Ảnh minh họa).

Bồ Đề tổ sư chỉ truyền dạy pháp thuật thần thông, chứ không chỉ cách tu tâm dưỡng tính cho Ngộ Không, nên chưa thể coi là sư phụ.

Nhưng Ngộ Không trên đường lấy kinh đã dần từ bỏ ma tính, tu thành chánh quả.

Tất cả đều do Phật Tổ an bài, nên Như Lai mới được coi là người thầy chân chính của Ngộ Không, còn Đường Tăng chính là vị “trợ giảng” tận tâm và kiên trì trên con đường tu đạo của Đại Thánh.

Bàn về nhân vật này trong tác phẩm Tây Du Ký, những độc giả có mắt nhìn sẽ dễ dàng nhận ra rằng, Tôn Ngộ Không nhìn qua thì có vẻ thần thông quảng đại, nhưng kỳ thực trong mắt Thái Thượng Lão Quân hay Bồ Tát cũng chỉ là một con khỉ nhỏ bé mà thôi.

See also  Top 27 4 module dành cho cán bộ quản lý mầm non 2023

Thẳng thắn mà nói, Bồ Tát chỉ cần nhấc một ngón tay út cũng có thể thu phục Tôn Ngộ Không, nhưng ngài không làm vậy, bởi trời cao vốn có đức hiếu sinh.

Dù vậy, hành trình thỉnh kinh đã chứng minh rõ năng lực của Tôn Ngộ Không là có hạn, mà bản thân vị Đại Thánh này cũng từng không ít lần phải nhờ đến sự trợ giúp của thần tiên trên trời.

Nếu như không có chuyến đi đến Tây Thiên lấy kinh, Ngộ Không có lẽ sẽ vĩnh viễn bị đè dưới Ngũ Hành Sơn chứ chẳng thể giác ngộ.

Trang chủ » Mạn đàm » Sư phụ của Tôn Ngộ Không là ai?

Thật ra trong cả 2 bộ Phong Thần và Tây Du Ký đều không nói rõ lai lịch vị này. Chỉ cho biết sư phụ của lão Tôn là Bồ Đề Tổ sư. Vậy Bồ Đề Tổ sư là ai ? 

Sư phụ của Tề Thiên Đại Thánh la ai

Phủ định cái tên “Bồ Đề Tổ Sư”:

– Bồ-Đề tổ sư là để chỉ một vị “thầy” thường tịnh tu bên gốc cây bồ-đề. – Bồ Đề hay Bodhi có nghĩa là “Giác Ngộ”

=> Bồ Đề Tổ Sư là bậc thầy đã giác ngộ. Thầy ở trong Tà Nguyệt Tam Tinh Động, là chiết tự từ chữ Tâm của tiếng Trung

Có lẽ, “Bồ-Đề” cũng chỉ là cái danh do dân gian đặt ra và gọi cho ông ấy.


(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có 3 giả thuyết thường được bàn luận trên mạng :

1. Tiếp Dẫn

2. Chuẩn Đề

3. Thông Thiên Giáo chủ

Lùi lại 1 chút. Theo thuyết Phong Thần, Tây Du Ký và 1 số bộ khác cùng chủ đề, thì “Bố già của các bố già” là Hồng Quân Lão Tổ , xem như đấng tối cao, chí tôn, thiên hạ vô địch. Hồng Quân có 6 đệ tử gồm: Lão Tử (Thái Thượng Lão Quân), Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thông Thiên Giáo chủ, Tiếp Dẫn, Chuẩn Đề và Nữ Oa. 

– Tiếp Dẫn là Giáo chủ Tây Phương, tương truyền là hóa thân của Thích Ca Mâu Ni(cũng có ý kiến cho Phật Thích Ca là đời sau của Tiếp Dẫn).

– Chuẩn Đề là sư đệ của Tiếp Dẫn.

Sư phụ của Tề Thiên Đại Thánh la ai

Cũng nói thêm, có thuyết nói Ngọc Hoàng Thượng Đế là do Nguyên Thủy Thiên Tôn chỉ định. Nhưng trong Tây Du ký thì Nguyên Thủy và Thái Thượng Lão quân lại là cấp dưới của Ngọc Đế. Nói chung chỉ là giả thuyết thôi.

Quay lại chủ đề. Theo Tây Du Ký, sư phụ của Tôn Ngộ Không rõ ràng là người của Đạo Giáo. Vì vậy khó có thể là 2 vị Tiếp Dẫn, Chuẩn Đề. 

Khi thầy trò Đường-tăng chuẩn bị bước vào khu vực núi Linh-Sơn để gặp Phật Như-Lai, phải băng qua một con sông, thì có 2 ông lão chào thuyền độc mộc xuất hiện chở qua sông. Đó là ông Tiếp-Dẫn đạo nhơnChuẩn-Đề đạo nhơn. Như vậy, làm cho chúng ta có cảm giác rằng ông Chuẩn-Đề không phải là ông Bồ-Đề tổ sư, thầy của Tôn Ngộ Không.

Từ đó, đa số đều cho rằng vị sư phụ bí ẩn của Tôn Ngộ Không chính là Thông Thiên Giáo chủ của Triệt Giáo.

Có nhiều bằng chứng cho thấy điều này, như :

1. Về động cơ : Thông Thiên muốn dùng Tôn Ngộ Không để đại náo Thiên Đình, gây ra thiên hạ đại loạn, để phục thù thất bại năm xưa. Trong Tây Du Ký, Thái Thượng Lão Quân và tất cả đệ tử Xiển Giáo (Dương Tiễn, Na Tra, Lý Tịnh…) đều là đối thủ của Tôn Ngộ Không và đánh nhau long trời lở đất. Thái Thượng còn dùng lửa bát quái định thiêu chết Tôn Ngộ Không, càng cho thấy anh Tôn Ngộ Không không phải là đệ tử 4 vị kia (đồng minh của Thái Thượng), mà chỉ có thể là Thông Thiên – sự đệ và là đối thủ của Thái Thượng.

Thật ra, so đẳng cấp, chỉ cần Thái Thượng hay Nguyên Thủy Thiên Tôn, thậm chí là đệ tử 2 ông này như Thái Ất,… cũng trị được Tôn Ngộ Không, vậy tại sao phải cất công mời Phật Tổ ? Giết khỉ phải cần tới dao mổ trâu ? Rõ ràng Thái Thượng Lão quân biết sau lưng Tôn Ngộ Không có cao thủ “bảo kê”, không phải dễ đối phó.

2. Tại sao khi Tôn Ngộ Không ‘quậy’ thiên đình, các vị thần (Phong Vân Lôi Vũ, Nhị Thập Bát Tú, …v.v) đều tránh mặt, để cho dân Xiển Giáo đối phó ? Khả năng là các vị thần này (đa số đều là đệ tử của Thông Thiên, do tử trận mà lên Bảng Phong Thần) biết rõ Tôn Ngộ Không là tiểu sư đệ của mình nên tránh mặt, sợ phải cảnh gà nhà đá nhau.

3. Trong các vị Giáo chủ, riêng Thông Thiên nhận đệ tử rất thoáng. Không xét lý lịch. Từ dân lông bông, lông lá, có sừng gai vảy đều nhận. Vì vậy lông lá như Tôn Ngộ Không là thích hợp (Các Giáo chủ khác nhận đệ tử rất nghiêm, nào là lý lịch trong sạch, căn nguyên đạo hạnh,  …v.v).

4. Tôn Ngộ Không có nhiều điểm giống Viên Hồng, người đứng đầu Mai Sơn Thất quái và cũng là đệ tử Triệt Giáo. Có thể Tôn Ngộ Không là Viên Hồng tái sinh, thoát ra từ “Sơn hà xã tắc đồ” của Thái Thượng thời trước.

5. Trên đường đi thỉnh kinh, khi gặp yêu quái thứ dữ (vốn là vật cưỡi của các vị Tiên trong Xiển Giáo, mà cũng chính là đệ tử của Thông Thiên bị đánh chết trong bộ Phong Thần) thì gần như Tôn Ngộ Không đều … đánh thua. Đơn giản bởi anh khỉ vốn là sư đệ của họ. Làm sao đánh lại các sư huynh tu luyện trước y cả ngàn năm.

***

Tây phương giáo chủ có tông giáo là Phật giáo, hơn nữa là người lãnh đạo, từ đầu đã cố định rồi. Thích ca mâu ni, A Di đà phật, Dược Sư Lưu Li Quang vương phật là ba nhân vật số 1 số 2 số 3 nhà Phật, và Phật giáo không hề có chuyện thành phật rồi mà đi ẩn cư. Hơn nữa, Phật giáo thu đồ đệ rất nghiêm, căn cốt xuất thân rất trọng yếu, phần lớn đều là những bậc đại hiền hay quốc vương thiên tử, cùng lắm cũng là gã đồ tể phóng dao quay đầu có tính giáo dục cao như vậy, chứ đâu đi thu một con khỉ làm học trò?

Hơn nữa, Phật giáo nổi tiếng là đối đãi và quản chế đệ tử rất nghiêm khắc, Kim thiền tử chỉ phạm một tội nhỏ đã bị lấy đi toàn thân pháp lực, bị phạt nhập nhân gian tu lại mười kiếp, còn Tôn Ngộ Không thì tội hạnh ngút trời, Phật môn tổ sư làm sao mà dung cho được? Nếu như Bồ Đề là Phật giáo đại giáo chủ hóa thân, thì Tôn Ngộ Không đã sớm bị tước đoạt pháp lực rồi.

***

Vậy chúng ta lần lượt hỏi:

Tiếp Dẫn là ai?

See also  Xem phim phụ lục tình yêu

Ông ta là A Di Đà Phật nắm trong tay Tây thiên cực lạc thế giới! Tiếp Dẫn có nghĩa là tiếp dẫn linh hồn tiến nhập vào thế giới cực lạc.

Vậy Chuẩn Đề là ai?

Ông ta là Dược sư lưu li quang vương phật chưỡng quản thế giới lưu li ở Đông phương! Nhân vì ông ta khai tích ra giáo khu ở Đông thổ, cho nên công danh mới to dày như vậy! Sao lại biến thành Bồ đề lão tổ được?

Trong điển tịch của Phật giáo, Thích ca mâu ni rất ít khi rời khỏi tây thiên đi truyền giáo, và mọi công tác truyền giáo cụ thể đã do Đông Tây phương hai vị giáo chủ phụ trách rồi.

Như vậy tiến thêm một bước nữa nói, cho dù Tiếp Dẫn là Như Lai, vậy Chuẩn Đề là nhân vật thứ hai chẳng còn nghi ngờ gì nữa chính là A Di Đà Phật. Và hai vị này đều là người duy trì trật tự của Phật giáo, không thể truyền loạn pháp lực cho một con khỉ.

Cho nên, Bồ Đề lão tổ không thể là nhân vật trong Phật giáo!

Vậy ông ta là ai?

***


(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sư phụ của Tôn Ngộ Không – đúng là người trong Đạo giáo!

Sư phụ của con khỉ Tôn Ngộ Không xuất thân từ Đạo giáo, vì võ công của Tôn Ngộ Không rõ ràng là võ công của Đạo giáo! Bảy mươi hai phép thần thông biến hóa là tuyệt học Đạo giáo, Chuẩn Đề làm sao mà có được?

Như vậy, nếu muốn tìm sư phụ của Tôn Ngộ Không, chỉ có thể hướng vào Đạo giáo mà tìm!

Và Đạo giáo có 3 vị giáo chủ:

Lão tử

Tức Thái thượng Lý lão quân. Ông ta là đại đệ tử của Hồng quân lão tổ, chưởng quản Nhân giáo. Ông ta đã 3 lần hạ sơn trợ giúp Xiển giáo đánh lui Triệt giáo. Và ông ta đã từng nhất khi hóa tam thanh, đánh bại Thông Thiên giáo chủ. Trong Tây Du Ký, ông ta ở Ly Hận thiên cung, là một trong ba vị giáo chủ của tam thanh giáo – Hỗn nguyên giáo tổ thái thượng đạo tổ, gọi tắt là Thái thượng lão quân.

Nguyên thủy thiên tôn

Nguyên Thủy thiên tôn là nhị đồ đệ của Hồng Quân lão tổ, chưởng quản Xiển giáo. Đệ tử của ông ta rất nhiều, trong đó có rất nhiều kỳ danh dị sĩ, ví dụ như Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm ba vị bồ tát, cùng Cụ lưu tôn phật trong Quá khứ thất phật đã từng là môn nhân đệ tử của ông ta. Còn Dương Tiễn, Na Tra, Lý Tịnh đều là đồ tôn của ông ta. Sau đó, ông ta thành chủ quản của Tam thanh giáo. Trong Tây Du ký, ông ta là Ngọc thanh thánh địa tiên thiên giáo tổ.

Thông thiên giáo chủ

Thông thiên giáo chủ là đồ đệ thứ ba của Hồng quân lão tổ, chưởng quản Triệt giáo. Đệ tử của ông ta nhiều nhất trong ba người, và phần nhiều là chú ý đến lượng, không chú ý đến chất. Nhưng ông ta cũng là người cống hiến không ít cho cung đình, ví dụ như 28 vị tinh tú thủ hạ của ngọc đế, Lôi công điện mẫu, các vì tinh tướng… dường như đều là đệ tử của ông ta. Thông thiên giáo chủ nghe lời sàm ngôn; của chúng đệ tử, lập ra Tru tiên và Vạn tiên trận, ngăn đường tiến của Khương Tử Nha, sau đó phải nhờ đến tứ đại giáo chủ đồng tâm hiệp lực mới phá trận này. Ông ta là vị giáo chủ cuối cùng trong ba vị Tam Thanh giáo chủ, tên gọi đầy đủ là Thượng thanh thánh địa thông thiên giáo tổ Linh bảo thiên tôn.

Trong Tây Du Ký, Nguyên Thủy thiên tôn và Thái thượng lão quân xuất hiện trong tư thế đối lập với Tôn Ngộ Không, như vậy cho thấy hai người này không thể nào là sư phụ của Tôn Ngộ Không được. Như vậy, khả năng duy nhất còn lại, vị giáo chủ sau cuối của Tam thanh giáo – Linh Bảo thiên tôn – chính là sư phụ của con khỉ thích ăn trộm này!

Sư phụ của Tề Thiên Đại Thánh la ai

Nguyên nhân nào Linh Bảo thiên tôn thu Tôn Ngộ Không làm đồ đệ?

Tuyệt đại âm mưu đằng sau nhân vật Mỹ hầu vương!

Trong Phong Thần bảng, có thể thấy Linh Bảo thiên tôn là một kẻ kiệt ngạo bất tuần, và pháp lực cực kỳ cao thâm. Trong cuộc quyết chiến tối hậu, dường như một mình ông ta đối địch với tứ đại giáo chủ cùng đánh hội đồng. Hơn nữa, đệ tử của ông ta rất đặc biệt, pháp lực cao thâm cũng nhiều. Và điểm đặc biệt tượng trưng cho nhân vật này chính là quan niệm Hữu giáo vô loại: Bất kỳ đệ tử có xuất thân mang phẩm tính gì, chỉ cần có chút linh tính là ông ta có thể dạy được, rõ ràng là một ông thầy xuất sắc còn hơn cả Vạn thế sư biểu Khổng thần tiên – Đây là đặc điểm đột xuất rất khác biệt của vị giáo chủ này so với các vị giáo chủ khác, bất kỳ đệ tử nào, từ rùa đen thỏ đế voi già sư tử ông ta đều dạy được. Cho nên giáo chúng đệ tử của Triệt giáo rất nhiều, nhưng cũng là nguyên nhấn khiến cho tố chất của đệ tử không đều, thiện ác hỗn tạp, bổ sung cho đủ số mà chất lượng bị hạ thấp.

Trong khi đó khi xét đến 4 giáo chủ khác, thì Thái thượng lão quânNguyên thủy thiên tôn chỉ dạy tổng cộng có 12 đồ đệ. Còn Tây phương giáo phái, quy củ thu đồ đệ quá nghiêm, số lượng hạn chế. Và trong việc phân tranh của ba vị giáo chủ của Đạo giáo trong Phong Thần bảng thực ra là xuất phát từ quan niệm bất đồng về hữu giáo vô loại (dạy được thì không phân biệt ai xuất thân từ đâu cả, thu làm đồ đề tất) và nghiêm cách tuyển chọn (Muốn làm đồ đệ của ta phải xuất sắc, phải hợp quy cách mới được chọn!). Sau này, khi hai vị Thái ThượngNguyên Thủy bị rơi vào thế hạ phong, cho nên phải thông đồng với Tây Phương giáo vừa đến Trung Quốc truyền giáo, mượn Ngoại lực để đánh bại sư đệ của mình!

Để cả bốn vị giáo chủ có hiềm khích này đi dạy 1 con khỉ, có khả năng không? Mới hỏi là đã có ngay câu trả lời.

Còn Thông thiên giáo chủ chiến bại quy ẩn, thì án chiếu cá tính của ông ta, ông ta có chịu phục không? Hay là ngầm làm một việc gì đó, ví dụ như dạy con khỉ có linh tính trời sinh này chẳng hạn, để chứng minh ông ta vẫn tồn tại?

Hơn nữa, đem võ lực và phép thần thông ban cấp cho một con khỉ còn đầy dã tính, ông ta có nghĩ đến hậu quả gì không?

Kỳ thật ông ta sớm nghĩ ra rồi, và đó chính là điều ông ta muốn: ông ta muốn Tôn Ngộ Không quậy cho thiên hạ đại loạn! Ông ta muốn báo phục, báo phục sự bất công đã khiến ông ta diệt giáo, báo phục và phá nát cái trật tự của Thiên giới kia!

See also  Cách đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27

Việc làm này cũng giống như giao một cây súng chuyên dùng để xung phong đầy uy lực cho một đứa bé con, hậu quả thật vô cùng nghiêm trọng. Hơn nữa, không dạy đạo đức phẩm chất, không luận xuất thân, không giảng đạo lý nhân sinh, chỉ dạy pháp lực… thì rõ ràng là quan niệm mang tính đặc sắc của Thông thiên giáo chủ khi thu đồ đệ! Và ngoại trừ dụng tâm này của ông ta, ai lại đi làm cái chuyện cực kỳ nguy hiểm đó?

Còn Như Lai dùng trụ đè Tôn Ngộ Không trong trận chiến cuối cùng, thực ra là bề nổi của tảng băng ngầm phía sau: đó là cuộc đại chiến lần thứ hai giữa bốn vị giáo chủ liên thủ đối phó và áp chế Thông thiên giáo chủ! Vì với điểm đạo hạnh của Tông Ngộ Không, Thái thượng hay Nguyên thủy tinh quân tùy tiện ra tay là đã thu thập hắn rồi, còn đi thỉnh Như Lai làm gì? Chỉ có Thông thiên giáo chủ ngấm ngầm phía sau, mới khiến cho đất trời nghiêng ngả như thế, mới khiến hai vị sư huynh cảm thấy không đủ sức chống trả, phải cần có viện binh!

Và Tôn Ngộ Không có thể tung hoành thiên giới, là vì sau lưng con khỉ này có hậu đài! Uy phong của sư phụ Thông Thiên giáo chủ vẫn còn, cho nên hai mươi tám vì tinh tú, Lôi công điện mẫu, phổ thiên tinh tướng cùng các chiến tướng thiên giới đều nhận ra vị tiểu sư đệ này, và mọi người đều nhắm mắt… đưa tay nhường cho cậu em dấn tới!

Nếu không, Tôn Ngộ Không khi náo loạn thiên cung, kẻ xuất lực không phải chỉ là những chiến tướng xuất thân ngoài Triệt giáo, ví dụ như Nhị lang thần Dương Tiễn và cha con Thác tháp Lý Tịnh và Tam thái tử Na Tra? Thông Thiên giáo chủ mượn dịp Tôn Ngộ Không làm cho thiên hạ đại loạn, nói không chừng đã nhân cơ hội đó liên kết các đệ tử cũ lại ở trong giáo, toan tính làm cho thiên hạ loạn hơn, lật đổ trật tự thiên giới! Và chính vì Thiên giới kịp thời phát hiện đại âm mưu này, cho nên Thái Thượng và Nguyên Thủy mới quả đoán bỏ qua mặt mũi, đi thỉnh ngay viện binh từ Tây Phương giáo, và trấn áp sự bạo loạn này khi nó vừa manh nha!

Nếu không, Tôn Ngộ Không dù có quá lợi hại, cùng không cần Như Lai phải dẫn theo chư phật đầy trời đến tiếp viện? Lực lượng võ trang cường đại này chính là dùng để uy hiếp các cựu giáo đồ kiệt ngạo bất tuần của Triệt giáo! Là để biểu trưng lực lượng khiến cho Thông Thiên giáo chủ biết khó mà lui!

Chúng ta có thể thấy trong chuyến đi thỉnh kinh, dọc đường Tôn Ngộ Không gặp phải nan đề, đi tìm sư phụ mà sư phụ chẳng chịu ra mặt? (Đoạn Tôn Ngộ Không làm đổ cây nhân sâm). Sư phụ của Tôn Ngộ Không lúc đầu chẳng qua là sử dụng hắn như một con cờ, và ông ta rốt cuộc chỉ là kẻ thất bại sau một đại âm mưu lật trời khuấy đất mà thôi!

Một số điểm cũng cần nói thêm để minh chứng cho nhận định trên, đó là khi đọc Tây Du Ký, mọi người đều ít nhiều cảm nhận và kinh ngạc vì sự tiền hậu bất nhất trong võ công của Tôn Ngộ Không. Lúc đại náo thiên cung, Tề Thiên đại thánh dường như là vô địch thiên hạ, nhưng tại sao khi đối địch với các tiểu yêu quái trong quá trình đi thỉnh kinh lại ngại thủ ngại cước, bó tay bó chân? Thường phải bị đánh te tua rồi chạy đi cầu cứu viện. Thực chất của chuyện này là gì?Chúng ta tổng kết và liệt kệ một số nguyên nhân như sau:

1. Đa số võ công của Tôn Ngộ Không có lực công kích thuộc hàng siêu cao, tốc độ siêu cấp, thiên về cận chiến chứ không thiên về ma pháp. Thủ đoạn chiến đấu của Tôn Ngộ Không chủ yếu là thủ đoạn chiến đấu du kích. Trong khi đó, cái Đường Tăng cần chẳng qua là cái nhục thuẫn có lực phòng ngự cao. Về phương diện này Tôn Ngộ Không căn bản là một bảo tiêu không hợp cách!

2. Thực lực chân thật của Tôn Ngộ Không chẳng phải là đánh khắp thiên hạ không đối thủ, nguyên nhân chủ yếu để hắn có thể quậy tưng bừng là các sư huynh sư tỷ trên thiên giới nể tình đồng môn, nể mặt sư phụ đứng sau lưng hắn, cho nên không nỡ ra tay hạ sát.

3. Sau 500 năm bị núi đè, bị phỏng dầu; và bị nung trong lò bát quái, bị đủ mọi khốc hình sau khi bị bắt đã khiến Tôn Ngộ Không ảnh hưởng tới võ công!

4. Yêu quái đều rất lợi hại, có lẽ là do xuất thân của chúng bất phàm. Nếu đọc kỹ Phong Thần diễn nghĩa, quý vị sẽ thấy vật cưỡi của bồ tát thật ra là sư huynh đệ của người, chỉ là vì chiến bại mới khuất phục cầu được làm vật cưỡi để sống… Mấy con yêu tinh này pháp lực đương nhiên tương đồng với các vị bồ tát này, đương nhiên là hơn hẳn con tiểu yêu tinh Tôn Ngộ Không chỉ có không tới một ngàn năm đạo hạnh. Ngoài ra còn có siêu cấp cao thủ ví dụ như đại bàng tương đương với pháp lực của Như Lai, thì Mỹ Hầu Vương không làm miếng mồi ngon là giỏi lắm rồi!

(Sưu tầm)

FacebookTwitterGoogle+Pin It

Bạn đang đọc : Sư phụ của Tề Thiên Đại Thánh la ai được cập nhập bởi Tekmonk

Thông tin và kiến thức về chủ đề Sư phụ của Tề Thiên Đại Thánh la ai do Học viện Công nghệ Tekmonk chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Tham khảo thêm các khóa học công nghệ đỉnh cao tại: Học viện công nghệ Tekmonk
Sư phụ của Tề Thiên Đại Thánh la ai

Nguồn: Internet

Có thể bạn muốn biết:

Có thể bạn quan tâm More From Author

vnedu vn tra diem lop 9
nạp valorant
Top 10 truyện tranh ngôn tình tổng tài (h+) bá đạo
tui lv

Leave a comment