Theo Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm 03 cấp, 12 bậc:
+ Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân.
+ Thiếu tá.
+ Thiếu úy.
• Năm 1946, hệ thống danh xưng các cấp bậc quân hàm Việt Nam được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt ra tương đối hoàn chỉnh, mà nguyên thủy dựa theo hệ quy chiếu quân hàm của quân đội Nhật Bản, được quy định thành 5 cấp và 15 bậc, áp dụng cho Quân đội Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh, hệ thống này ít được áp dụng trừ một vài trường hợp cá biệt.
Cấp Tướng (3 bậc)
Đại tướng 3 sao vàng trên nền đỏ
Trung tướng 2 sao vàng trên nền đỏ
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Thiếu tướng 1 sao vàng trên nền đỏ
Cấp Tá (3 bậc)
Đại tá 3 lon vàng và 1 sao vàng trên nền đỏ
Trung tá 2 lon vàng và 1 sao vàng trên nền đỏ
Thiếu tá 1 lon vàng và 1 sao vàng trên nền đỏ
Cấp Uý (4 bậc)
Đại úy 3 lon vàng trên nền đỏ
Trung úy 2 lon vàng trên nền đỏ
Thiếu úy 1 lon vàng trên nền đỏ
Chuẩn úy 1 lon chữ V vàng trên nền đỏ
Cấp Sĩ (3 bậc)
Thượng sĩ (biểu tượng) đỏ trên nền vàng tươi
Trung sĩ (biểu tượng) đỏ trên nền vàng tươi
Hạ sĩ (biểu tượng) đỏ trên nền vàng tươi
Cấp Binh (2 bậc)
Binh nhất (biểu tượng) đỏ trên nền vàng tươi
Binh nhì (không có quân hàm)
• Năm 1958, sau khi nắm được quyền kiểm soát miền Bắc Việt Nam, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cải tổ quân đội, lúc này đã mang tên Quân đội nhân dân Việt Nam, theo hướng chính quy chuyên nghiệp. Một hệ thống quân hàm mới được cải tiến được đặt ra, dựa theo hệ thống quân hàm của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (đã đặt ra trước đó 3 năm).
• 1959, hệ thống quân hàm cũng được áp dụng cho Lực lượng Công an nhân dân vũ trang.
• 1962, hệ thống cấp hàm được áp dụng cho Lực lượng Cảnh sát nhân dân.
• Tại miền Nam, Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam không áp dụng hệ thống quân hàm chính thức như Quân đội nhân dân Việt Nam tại miền Bắc mà sử dụng hệ thống cấp bậc riêng theo chức vụ nắm giữ. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng nhiều đến khả năng chỉ huy trong tổ chức quân đội và các sĩ quan Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam hầu hết đều được phong cấp bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Điều này chỉ chấm dứt vào năm 1976, khi Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam sáp nhập hoàn toàn với Quân đội nhân dân Việt Nam.
• Năm 1982, cấp bậc tướng hải quân có tên gọi chính thức là cấp bậc Đô đốc. Cấp bậc Thượng tá bị bãi bỏ.
• Từ năm 1992 trở đi, danh xưng Thượng tá được khôi phục và hệ thống quân hàm Việt Nam được áp dụng ổn định cho đến ngày nay, chỉ có những sửa đổi về mặt hình thức.
• Quân hàm cấp Tướng được dệt với hình trống Đông Sơn và hình chim lạc từ năm 2008. Quân hàm cấp Úy, Tá được dệt với các đường chỉ như quân hàm cầu vai cấp Tướng kiểu cũ.
• Các cấp bậc quân hàm hiện tại của Việt Nam gồm 5 cấp 18 bậc được xếp từ cao xuống thấp: Đại tướng, Thượng tướng, Trung tướng, Thiếu tướng, Đại tá, Thượng tá, Trung tá, Thiếu tá, Đại úy, Thượng úy, Trung úy, Thiếu úy, Học viên, Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ, Binh nhất, Binh nhì.
• Cấp bậc Chuẩn úy bị bãi bỏ.
• Với lực lượng Công an Nhân dân, hệ thống cấp hàm sử dụng tương tự như hệ thống quân hàm Quân đội nhân dân chỉ khác về màu sắc (Công an nền đỏ viền xanh lục, cấp tướng viền vàng, không dùng vạch kim loại mà dùng vạch tơ màu vàng, đối với sĩ quan & hạ sĩ quan nghiệp vụ vạch tơ màu xanh dương, chạy dọc cấp hiệu).