Từ trường không tác dụng lực lên vật nào sau đây? 2023

Đánh giá bài này

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 9 Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 5 trang gồm 12 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Vật lí 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Vật lí 9.

Giới thiệu về tài liệu:

– Số trang: 5 trang

– Số câu hỏi trắc nghiệm: 12 câu

– Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường có đáp án – Vật lí lớp 9:

Từ trường không tác dụng lực lên vật nào sau đây?

Trắc nghiệm Vật lí 9

Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường

Bài 1: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn để thử mà chỉ có một kim nam châm. Cách nào sau đây kiểm tra được pin có còn điện hay không?

A. Đưa kim nam châm lại gần cực dương của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện

B. Đưa kim nam châm lại gần cực âm của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện

C. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện

D. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm không lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu lệch khỏi vị ví ban đầu đó thì cục pin hết điện.

Lời giải

Muốn xác định pin còn điện hay hết chỉ với các dụng cụ: dây dẫn và kim nam châm, ta làm như sau:

Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện

Đáp án: C

Bài 2: Từ trường không tồn tại ở đâu?

A. xung quanh nam châm

B. xung quanh điện tích đứng yên

C. xung quanh dòng điện

D. xung quanh Trái Đất

Lời giải

Từ trường không tồn tại xung quanh điện tích đứng yên

Đáp án: B

Bài 3: Để kiểm tra xem một dây dẫn chạy qua nhà có dòng điện hay không mà không dùng dụng cụ đo điện, ta có thể dùng dụng cụ nào dưới đây:

A. Một cục nam châm vĩnh cửu

B. Điện tích thử

C. Kim nam châm

D. Điện tích đứng yên

Lời giải

Để kiểm tra xem một dây dẫn chạy qua nhà có dòng điện hay không mà không dùng dụng cụ đo điện, ta có thể dùng kim nam châm: Đưa lại gần dây dẫn một kim nam châm, nếu kim nam châm bị lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu của nó thì dây dẫn có dòng điện, còn nếu không thì dây dẫn không có dòng điện.

Đáp án: C

Bài 4: Dựa vào hiện tượng nào dưới đây để kết luận được rằng: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trường?

A. Dây dẫn hút các vụn sắt ở gần nó

B. Dây dẫn hút nam châm ở gần nó

C. Dòng điện làm cho kim nam châm luôn cùng hướng với dây dẫn

D. Dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song với nó bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam ban đầu

Lời giải

Ta có thể kết luận: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trườngdựa vào hiện tượng dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song với nó bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam ban đầu

Đáp án: D

Bài 9: Người ta dùng dụng cụ nào để có thể nhận biết từ trường?

A. Dùng ampe kế

B. Dùng vôn kế

C. Dùng áp kế

D. Dùng kim nam châm có trục quay

Lời giải

Ta dùng kim nam châm có trục quay để có thể nhận biết từ trường.

Đáp án: D

Bài 6: Chọn phương án sai. Trong thí nghiệm ơxtet: 

 

Từ trường không tác dụng lực lên vật nào sau đây?

Khi đặt dây dẫn song song với kim nam châm, cho dòng điện chạy qua dây dẫn thì:

A. Kim nam châm đứng yên không thay đổi

B. Có lực tác dụng lên kim nam châm

C. Lực tác dụng lên kim nam châm là lực từ

D. Kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu

Lời giải

Đặt dây dẫn song song với kim nam châm.

Cho dòng điện chạy qua dây dẫn, kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu

=> có lực tác dụng lên kim nam châm (lực từ)          

Đáp án: A

Bài 7: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Lực này là:

A. Lực điện                                                   

B. Lực hấp dẫn

C. Lực từ                                                       

D. Lực đàn hồi

Lời giải

Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói dòng điện có tác dụng từ.

Đáp án: C

Bài 8: Từ trường là:

A. không gian xung quanh điện tích đứng yên, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng điện lên kim nam châm đặt trong nó.

B. không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.

C. không gian xung quanh điện tích có khả năng tác dụng lực điện lên kim nam châm đặt trong nó.

D. không gian xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên điện tích đặt trong nó.

Lời giải

Từ trường là không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.

Đáp án: B

Bài 9: Ta nhận biết từ trường bằng:

A. Điện tích thử                                             

B. Nam châm thử

C. Dòng điện thử                                           

D. Bút thử điện

Lời giải

Người ta dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường.

Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm (làm kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc Nam) thì nơi đó có từ trường

Đáp án: B

Bài 10: Có thể coi một dây dẫn thẳng có dòng điện một chiều chạy qua như một nam châm thẳng được không?

A. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên kim nam châm để gần nó

B. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên vật bằng sắt để gần nó

C. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng không hút các vụn sắt về hai đầu dây

D. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng hút các vụn sắt đều ở nhau ở bất kì điểm nào của dây

Lời giải

Không thể coi một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua như một nam châm thẳng được vì dòng điện trong dây dẫn thẳng không hút các vụn sắt về hai đầu dây.

Đáp án: C

Bài 11: Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường?

A. Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên

B. Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam

C. Đặt ở đó các vụn giấy thì chúng bị hút về hai hướng Bắc – Nam

D. Đặt ở đó một kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc – Nam

Lời giải

Để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường, ta đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam

See also  Từ ấy | Phân tích vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ cách mạng 2023

Đáp án: B

Bài 12: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc – Nam. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất

B. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường trùng với từ trường Trái Đất

C. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm không tồn tại từ trường

D. Không xác định được miền xung quanh nam châm nơi đặt kim nam châm có tồn tại từ trường hay không

Lời giải

Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc – Nam =>Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất

Đáp án: A

Bài giảng Vật lí 9 Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện từ trường

Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 19: Từ trường

Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 19: Từ trường

Câu 1. Chọn câu sai? Từ trường tồn tại ở gần

A. một nam châm.

B. một thanh thủy tinh được nhiễm điện do cọ xát.

C. dây dẫn có dòng điện.

D. chùm tia điện tử.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

Từ trường tồn tại ở gần nam châm, dây dẫn mang dòng điện, điện tích chuyển động.

Xung quanh thanh thủy tinh nhiễm điện do cọ xát có điện trường.

Câu 2. Chọn câu sai?

A. Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng của đường sức từ.

B. Các đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song, cách đều nhau.

C. Nói chung các đường sức điện thì không kín, còn các đường sức từ là những đường cong kín.

D. Qua mỗi điểm trong không gian vẽ được vô số đường sức từ.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

A – đúng.


(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B – đúng.

C – đúng.

D – sai, vì qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ.

Câu 3. Có hai thanh kim loại bề ngoài giống nhau. Khi đặt chúng gần nhau thì chúng hút nhau. Có kết luận gì về hai thanh đó?

A. Đó là hai thanh nam châm.

B. Một thanh là nam châm, thanh còn lại là thanh sắt.

C. Có thể là hai thanh nam châm, cũng có thể là hai thanh sắt.

D. Có thể là hai thanh nam châm, cũng có thể là một thanh nam châm và một thanh sắt.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

A – chưa đúng vì có thể xảy ra trường hợp một thanh là sắt, một thanh là nam châm.

B – chưa đúng vì có thể là hai thanh nam châm, có 2 cực khác nhau đưa lại gần nhau.

C – sai vì 2 thanh sắt không thể hút nhau.

D – đúng vì trường hợp này đầy đủ các trường hợp có thể xảy ra: có thể là hai nam châm đưa 2 cực khác nhau lại gần nhau, hoặc một thanh là nam châm, một thanh là sắt.

Câu 4. Trong bức tranh các đường sức từ, từ trường mạnh hơn được diễn tả bởi

A. các đường sức từ dày đặc hơn.

B. các đường sức từ nằm cách xa nhau.

C. các đường sức từ gần như song song nhau.

D. các đường sức từ nằm phân kì nhiều.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

A – đúng từ trường mạnh được biểu diễn bởi các đường sức từ dày đặc hơn.

B – sai vì các đường sức từ nằm xa nhau (mật độ thưa) thì từ trường yếu.

C – sai vì các đường sức từ song song với nhau chưa chắc đã khẳng định đó là từ trường mạnh.

D – sai.

Câu 5. Chọn câu sai? Đường sức của từ trường

A. là những đường cong kín.

B. là những đường cong không kín.

C. là những đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

D. không cắt nhau.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

Đường sức từ là những đường vẽ trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

Đường sức của từ trường có tính chất sau:

+ Tại mỗi điểm trong từ trường, có thể vẽ được một đường sức từ đi qua và chỉ một mà thôi.

+ Các đường sức từ là các đường cong kín. Các đường sức từ không cắt nhau.

+ Nơi nào có từ trường lớn thì các đường sức từ ở đó vẽ mau hơn (dày hơn), nơi nào từ trường nhỏ hơn thì các đường sức từ ở đó vẽ thưa hơn.

Câu 6. Kim nam châm có 

Từ trường không tác dụng lực lên vật nào sau đây?

A. đầu trên là cực Bắc, đầu dưới là cực Nam.

B. đầu dưới là cực Bắc, đầu trên là cực Nam.

C. cực Bắc ở gần thanh nam châm hơn.

D. không xác định được các cực.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

Đường sức từ của thanh nam châm có chiều vào Nam, ra Bắc.

Kim nam châm có đầu trên là cực Nam, đầu dưới là cực Bắc.

Câu 7. Đường sức từ của dòng điện gây ra bởi

A. dòng điện thẳng là những đường thẳng song song với dòng điện.

B. dòng điện trong ống dây đi ra từ cực Bắc, và đi vào cực Nam của cuộn dây đó.

C. dòng điện tròn là những đường tròn.

D. dòng điện tròn là những đường thẳng song song và cách đều nhau.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

A – sai, đường sức từ của dòng điện thẳng là các đường tròn nằm trong những mặt phẳng vuông góc với dòng điện và có tâm nằm trên dòng điện.

B – đúng.

C – sai, đường sức từ của dòng điện tròn có chiều đi vào mặt Nam và đi ra mặt Bắc của dòng điện tròn ấy.

D – sai, đường sức từ của dòng điện tròn có chiều đi vào mặt Nam và đi ra mặt Bắc của dòng điện tròn ấy.

Câu 8. Từ trường của một nam châm giống từ trường được tạo bởi

A. một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.

B. một ống dây có dòng điện chạy qua.

C. một nam châm hình móng ngựa.

D. một vòng dây tròn có dòng điện chạy qua.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

Từ trường của một nam châm giống từ trường được tạo bởi một ống dây có dòng điện chạy qua. Chúng đều có chiều đi ra từ cực bắc (mặt bắc của ống dây) và đi vào cực nam (mặt nam của ống dây).

Câu 9. Các đường sức từ quanh dây dẫn thẳng có dòng điện không đổi chạy qua có dạng:

A. các đường thẳng song song với dòng điện.

B. các đường thẳng vuông góc với dòng điện như những nan hoa xe đạp.

C. những vòng tròn đồng tâm với tâm nằm tại vị trí nơi dòng điện chạy qua.

D. những đường xoắn ốc đồng trục với trục là dòng điện.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:

Các đường sức từ quanh dây dẫn thẳng có dòng điện không đổi chạy qua có dạng các đường tròn nằm trong những mặt phẳng vuông góc với dòng điện và có tâm nằm trên dòng điện.

Câu 10. Tính chất cơ bản của từ trường là

A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.

B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.

C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.

D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Tính chất cơ bản của từ trường là gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.

Câu 11. Từ phổ là

A. hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.

B. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.

C. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.

D. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Từ phổ là hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.

See also  Cấp bậc H1 trong quân đội là gì 2023

Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Qua bất kì điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ.

B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng.

C. Đường sức từ mau hơn ở nơi có từ trường lớn, đường sức từ thưa hơn ở nơi có từ trường nhỏ hơn.

D. Các đường sức từ là những đường cong kín.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

A – đúng.

B – sai, đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường cong ở bên ngoài có chiều vào Nam, ra Bắc.

C – đúng.

D – đúng.

Câu 13. Điều nào dưới đây không phải là tính chất của đường sức từ?

A. Tại mỗi điểm trong từ trường vẽ được vô số đường sức từ đi qua nó.

B. Các đường sức từ là những đường cong kín.

C. Các đường sức từ không cắt nhau.

D. Ở ngoài nam châm, các đường sức từ đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

A – sai, tại mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một và chỉ một đường sức từ.

B – đúng.

C – đúng.

D – đúng.

Câu 14. Từ cực Bắc của Trái Đất

A. trùng với cực Nam địa lí của Trái Đất.

B. trùng với cực Bắc địa lí của Trái Đất.

C. gần với cực Nam địa lí của Trái Đất.

D. gần với cực Bắc địa lí của Trái Đất.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:

Từ cực Bắc của Trái Đất lệch 110 so với cực Nam địa lí của Trái Đất.


(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 15. Các đường sức từ trong lòng nam châm hình chữ U là

A. những đường thẳng song song cách đều nhau.

B. những đường cong, cách đều nhau.

C. những đường thẳng hướng từ cực Nam sang cực Bắc.

D. những đường cong hướng từ cực Nam sang cực Bắc.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Các đường sức từ trong lòng nam châm hình chữ U là những đường thẳng song song cách đều nhau.

Câu 16. Chọn một đáp án sai khi nói về từ trường:

A. Tại mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một và chỉ một đường sức từ đi qua.

B. Các đường sức từ là những đường cong không khép kín.

C. Các đường sức từ không cắt nhau.

D. Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

A – đúng.

B – sai, các đường sức từ là các đường cong khép kín.

C – đúng.

D – đúng.

Câu 17. Đáp án nào sau đây đúng khi nói về đường sức từ:

A. xuất phát từ – ∞, kết thúc tại + ∞.  

B. xuất phát tại cực bắc, kết thúc tại cực nam.

C. xuất phát tại cực nam, kết thúc tại cực bắc.       

D. là đường cong kín nên nói chung không có điểm bắt đầu và kết thúc.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

Các đường sức từ là đường cong kín nên nói chung không có điểm bắt đầu và kết thúc.

Câu 18. Các tương tác sau đây, tương tác nào không phải là tương tác từ:

A. tương tác giữa hai nam châm.

B. tương tác giữa hai dây dẫn mang dòng điện. 

C. tương tác giữa các điện tích đứng yên.

D. tương tác giữa nam châm và dòng điện.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:

+ Tương tác từ là tương tác giữa nam châm với nam châm, nam châm với dòng điện, dòng điện với dòng điện.

+ Tương tác giữa các điện tích đứng yên là tương tác điện (cụ thể là lực Cu lông).

Câu 19. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì nó có lực tác dụng lên một

A. dòng điện khác đặt song song với nó.

B. kim nam châm đặt song song cạnh nó.

C. hạt mang điện chuyển động dọc theo nó.

D. mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

A – đúng

B – đúng

C – đúng

D – sai, từ trường không tác dụng lên hạt mang điện đứng yên.

Câu 20. Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với

A. các điện tích chuyển động.

B. nam châm đứng yên.

C. các điện tích đứng yên.

D. nam châm chuyển động.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:

Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với các điện tích đứng yên.

Câu 21. Nhận xét nào sau đây không đúng về đường sức từ?

A. Trục nam châm thử cân bằng luôn vuông góc với đường sức từ tại điểm đang xét.

B. Các đường sức từ không cắt nhau.

C. Qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ.

D. Các đường sức từ có chiều.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

A – sai, trục nam châm thử nằm cân bằng sẽ sắp xếp theo đường sức từ tại điểm đang xét.

B – đúng

C – đúng

D – đúng

Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Từ trường đều có các đường sức song song cách đều nhau.

B. Từ trường đều có cảm ứng từ tại mọi điểm đều bằng nhau.

C. Lực tương tác giữa hai nam châm đặt gần nhau là lực điện.

D. Có thể coi từ trường trong khoảng không gian giữa nam châm chữ U là từ trường đều.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:

A – đúng.

B – đúng.

C – sai, lực tương tác giữa hai nam châm đặt gần nhau là lực từ.

D – đúng.

Câu 23. Câu nào dưới đây nói về từ trường là không đúng?

A. Xung quanh mỗi nam châm đều tồn tại một từ trường.

B. Xung quanh mỗi dòng điện cũng tồn tại một từ trường.

C. Hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam – Bắc của một kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.

D. Kim nam châm đặt ở gần một nam châm hoặc một dòng điện luôn quay quanh theo hướng Nam – Bắc của từ trường Trái Đất.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

A – đúng.

B – đúng.

C – đúng.

D – sai, vì kim nam châm đặt ở gần một nam châm hoặc một dòng điện luôn nằm theo hướng của đường sức từ tại điểm đó.

Câu 24. Vật nào sau đây không thể làm nam châm?

A. Niken.

B. Đồng ôxít.

C. Côban.

D. Mangan.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

Người ta nhận thấy vật liệu dùng để làm nam châm thường là các chất có từ tính (hoặc hợp chất của chúng): sắt, niken, côban, mangan, … đồng oxit không thuộc nhóm vật liệu từ.

Câu 25. Dòng điện và nam châm tương tác với nhau vì chúng có

A. điện trường.

B. từ tính.

C. thẩm từ.

D. từ cảm.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

Dòng điện và nam châm tương tác với nhau vì chúng có từ tính, bản chất xung quanh chúng có từ trường, đặt vật có từ tính trong từ trường của vật khác sẽ có sự tương tác thông qua lực từ.

Câu 26. Để xác định hướng của từ tường trong khoảng không gian có từ trường người ta dùng

A. một kim nam châm nhỏ.

B. một điện tích thử q = +e.

C. một dây nhỏ và ngắn.

D. ampe kế.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Hướng của từ trường là hướng Nam – Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng trong từ trường.

Câu 27. Đặt một kim nam châm nhỏ tại điểm M trên mặt phẳng vuông góc với một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I (dây dẫn và mặt phẳng cắt nhau tại O). Khi cân bằng, kim nam châm sẽ

A. hướng cực Nam vào dòng điện.

B. hướng cực Bắc vào dòng điện.

C. trùng với các cực từ của Trái Đất.

D. tiếp tuyến với đường tròn bán kính OM.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

Đặt một kim nam châm nhỏ tại điểm M trên mặt phẳng vuông góc với một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I (dây dẫn và mặt phẳng cắt nhau tại O). Khi cân bằng, kim nam châm sẽ tiếp tuyến với đường tròn bán kính OM.


(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 28. Hai dây dẫn mang dòng diện cùng chiều được đặt song song với nhau, chúng tác dụng lên nhau một

A. lực hút.

B. lực đẩy.

C. lực điện.

D. lực cân bằng.

Hiển thị đáp án  

See also  Quay thử xổ số Phú Yên 666

Đáp án: A

Giải thích:

Hai dây dẫn mang dòng diện cùng chiều được đặt song song với nhau, chúng sẽ tác dụng lên nhau một lực hút.

Câu 29. Quy tắc xác định chiều của đường sức từ trong dây dẫn mang dòng điện là

A. quy tắc bàn tay phải.

B. quy tắc nắm tay phải.

C. quy tắc bàn tay trái.

D. quy tắc nắm tay trái.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

Quy tắc xác định chiều của đường sức từ trong dây dẫn mang dòng điện là quy tắc nắm tay phải.

Câu 30. Chọn phát biểu đúng về quy tắc nắm tay phải đối với dòng điện trong dây dẫn thẳng dài?

A. Đặt bàn tay phải sao cho ngón tay cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón tay kia khum lại chỉ chiều của đường sức từ.

B. Đặt bàn tay phải sao cho ngón tay cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón tay kia khum lại chỉ chiều của lực từ.

C. Đặt bàn tay phải sao cho bốn ngón tay khum lại chỉ chiều của dòng điện, ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ xuyên qua mặt phẳng dòng điện.

D. Đặt bàn tay phải sao cho bốn ngón tay khum lại chỉ chiều của dòng điện, ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của đường sức từ xuyên qua mặt phẳng dòng điện.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Quy tắc nắm tay phải đối với dòng điện trong dây dẫn thẳng dài: Đặt bàn tay phải sao cho ngón tay cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón tay kia khum lại chỉ chiều của đường sức từ.

Câu 31. Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Qua bất kì điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ.

B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng.

C. Đường sức từ mau hơn ở nơi có từ trường lớn, đường sức thưa hơn ở nơi có từ trường nhỏ hơn.

D. Các đường sức từ là những đường cong kín.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

Hình ảnh đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra.

Từ trường không tác dụng lực lên vật nào sau đây?

Câu 32. Từ cực Bắc của Trái Đất

A. Trùng với cực Nam địa lí của Trái Đất.

B. Trùng với cực Bắc địa lí của Trái Đất.

C. Gần với cực Nam địa lí của Trái Đất.

D. Gần với cực Bắc địa lí của Trái Đất.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:

Từ cực Bắc của Trái Đất lệch 11o so với cực Nam địa lí của Trái Đất.

Câu 33. Các đường sức từ trong lòng nam châm hình chữ U là

A. Những đường thẳng song song cách đều nhau.

B. Những đường cong, cách đều nhau.

C. Những đường thẳng hướng từ cực Nam sang cực Bắc.

D. Những đường cong hướng từ cực Nam sang cực Bắc.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Các đường sức từ trong lòng nam châm hình chữ U là những đường thẳng song song cách đều nhau.

Câu 34. Chọn câu trả lời đúng. Người ta chế tạo một số tay nắm cửa hình thức giống hệt nhau. Trong đó một số tay nắm làm bằng đồng, một số làm bằng sắt và một số làm bằng gỗ rồi mạ đồng. Để phân biệt chúng ta có thể:

A. Dùng cân, tay nắm nào nhẹ nhất thì được làm bằng gỗ mạ đồng.

B. Dùng nam châm vĩnh cửu, tay nắm nào bị nam châm hút thì làm bằng sắt mạ đồng.

C. Dùng nam châm vĩnh cửu, tay nắm nào bị nam châm hút thì làm bằng đồng.

D. Áp dụng cả A và B.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

Gỗ có khối lượng riêng nhỏ hơn sắt và đồng. Do đó có thể dùng cân, tay nắm nào nhẹ nhất thì được làm bằng gỗ mạ đồng. Sau đó, dùng nam châm vĩnh cửu, tay nắm nào bị nam châm hút thì làm bằng sắt mạ đồng. Tay nắm nào không bị nam châm hút thì làm bằng đồng.

Câu 35. Chọn câu trả lời đúng. Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất?

A. Phần giữa của thanh.

B. Chỉ có cực Bắc.

C. Cả từ hai cực.

D. Mọi chỗ đều hút sắt như nhau.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:

Trên thanh nam châm chỗ hút sắt mạnh nhất là hai cực từ.

Câu 36. Trong bức tranh các đường sức từ, từ trường mạnh hơn được diễn tả bởi

A. Các đường sức từ dày đặc hơn.

B. Các đường sức từ nằm cách xa nhau.

C. Các đường sức từ gần như song song nhau.

D. Các đường sức từ nằm phân kì nhiều.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Chỗ nào có từ trường mạnh hơn thì các đường sức từ dày hơn

Câu 37. Từ trường của một nam châm giống từ trường được tạo bởi

A. Một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.

B. Một ống dây có dòng điện chạy qua.

C. Một nam châm hình móng ngựa.

D. Một vòng dây tròn có dòng điện chạy qua.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

Từ trường của một nam châm giống từ trường được tạo bởi một ống dây có dòng điện chạy qua.

Câu 38. Các đường sức từ quanh dây dẫn thẳng có dòng điện không đổi chạy qua có dạng:

A. Các đường thẳng song song với dòng điện.

B. Các đường thẳng vuông góc với dòng điện như những nan hoa xe đạp.

C. Những vòng tròn đồng tâm với tâm nằm tại vị trí nơi dòng điện chạy qua

D. Những đường xoắn ốc đồng trục với trục là dòng điện.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:

Các đường sức từ quanh dây dẫn thẳng có dòng điện không đổi chạy qua có dạng những vòng tròn đồng tâm với tâm nằm tại vị trí nơi dòng điện chạy qua.

Câu 39. Tính chất cơ bản của từ trường là

A. Gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.

B. Gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.

C. Gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.

D. Gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Tính chất cơ bản của từ trường là gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.

A. Hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.

B. Hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.

C. Hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.

D. Hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Từ phổ là hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.

Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Lực từ. Cảm ứng từ có đáp án

Trắc nghiệm Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt có đáp án

Trắc nghiệm Lực Lo-ren-xơ có đáp án

Trắc nghiệm Từ thông. Cảm ứng điện từ có đáp án

Trắc nghiệm Suất điện động cảm ứng có đáp án

Bạn đang đọc : Từ trường không tác dụng lực lên vật nào sau đây? 2023 được cập nhập bởi Tekmonk

Thông tin và kiến thức về chủ đề Từ trường không tác dụng lực lên vật nào sau đây? 2023 do Học viện Công nghệ Tekmonk chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Tham khảo thêm các khóa học công nghệ đỉnh cao tại: Học viện công nghệ Tekmonk
Từ trường không tác dụng lực lên vật nào sau đây? 2023

Nguồn: Internet

Có thể bạn muốn biết:

Có thể bạn quan tâm More From Author

vnedu vn tra diem lop 9
nạp valorant
Top 10 truyện tranh ngôn tình tổng tài (h+) bá đạo
tui lv

Leave a comment