Ngành Khoa học máy tính tại Việt Nam 2022

Đánh giá bài này

Khoa học máy tính – môn khoa học tác động đến mọi thứ, từ nghiên cứu khoa học đến phát triển y tế, vận tải, ngân hàng, truyền thông,… Là tương lai của Công nghệ.

Cơ hội việc làm, thu nhập hấp dẫn là những yếu tố giúp ngành Khoa học máy tính được quan tâm trong thời đại 4.0.

Khoa học máy tính là gì?

Khoa học Máy tính(Computer science) là ngành nghiên cứu về máy tính và các hệ thống tính toán, quy trình và cách hoạt động của máy tính, cải thiện và nâng cao hiệu suất cho các thuật toán, công nghệ mới, giao tiếp giữa máy tính và con người. 

Thông qua ngành này giúp các bạn  có thể xây dựng các phẩm phần mềm trí tuệ nhân tạo, máy học…

Một số hướng đi của ngành này bao gồm: Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, Học máy (Machine Learning), Đồ họa và xử lý ảnh(Digital Image Processing),…

Học Khoa học máy tính cần chuẩn bị những gì?

  • Đầu tiên các bạn phải chuẩn bị tâm lý thật vững vì đây là ngành học rất khó và các môn học chuyên ngành cơ sở khá hàn lâm. Và điều quan trọng hơn nữa là khi bạn bước vô ngành này thì bạn cực dễ sốc tâm lý vì xung quanh bạn toàn là mấy bạn chuyên Tin (khi bạn chỉ mới biết cin, cout thì tụi nó đã biết KMP,DP,Suffix Array…, à có đứa còn có giải quốc gia nữa chứ) Thật sự mình đã từng sốc cực khi mới học vì vậy mừng mong các bạn luôn lạc quan và cố gắng đi theo chúng nó chứ đừng từ bỏ nhé !
  • Tiếp theo đó là hãy trang bị cho mình một kiến thức toán học thật vững vì không chỉ ngành KHMT không đâu mà  các ngành CNTT khác đều yêu cầu rất nặng về Toán. À và Toán ở đây là khả năng giải quyết vấn đề, cách suy nghĩ về vấn đề đó chứ không phải toán cấp 3 đâu nên nếu bạn cảm thấy bạn có tư duy tốt thì vẫn theo được ngành này nha. Riêng các bạn có định hướng theo các ngành về AI,ML… thì cần tập trung vào việc học toán khi lên đại học nhé vì nếu bạn học không tốt các môn Giải Tích,DSTT,XSTK thì khi học các chuyên ngành này sẽ khá mệt đấy
  • Khả năng tự học : Lên đại học thì các bạn sẽ không thể học theo cách thầy cô bảo gì thì học ấy như lúc cấp 3 được mà các bạn buộc phải chủ động tìm hiểu và đọc qua các tài liệu về môn học đó trước vì nó sẽ giúp bạn tiếp thu bài giảng thầy cô tốt hơn. Và đặc biệt hơn là lên đại học chỉ dạy bạn những kiến thức nền tảng nhất nên các bạn buộc phải tìm hiểu về các công nghệ mới và ứng dụng những gì mình đã học để có thể làm việc được nhé
  • Khả năng ngoại ngữ: đối với ngành này thì ngoại ngữ là điều tối quan trọng, vì thế hãy luôn đầu tư ngoại ngữ của mình ngay từ bây giờ nhé, vì nếu bạn có khả năng ngoại ngữ tốt thì bạn có thể offer vào các công ty lớn, công ty nước ngoài và quan trọng nhất là dễ dàng đọc  và xem các tài liệu tiếng anh. 2 ngoại ngữ mà dân CNTT mình cần nhất là tiếng Nhật với Tiếng Anh.
See also  10 Mẹo học lập trình NHANH HƠN bạn nên biết

4 năm đại học Ngành Khoa học máy tính học những gì?

Năm 1 và năm 2: Trong 2 năm học đầu tiên sẽ là thời gian nhà trường đào tạo kiến thức nền tảng khi học CNTT như toán lý đại cương, OOP, CTDL&GT,nhập môn lập trình . Những môn này bắt buộc mọi người phải nắm thật chắc để đi sâu vào chuyên ngành sau này. Một số môn học quan trọng ở giai đoạn này gồm:

Nhóm các môn đại cương

  • Giải tích
  • Đại số tuyến tính
  • Xác suất thống kê
  • Toán rời rạc
  • Vật lý đại cương
  • Nhóm các môn triết và pháp luật
  • Anh văn

Nhóm các môn cơ sở ngành

  • Nhập môn lập trình: Môn này các bạn được học các cú pháp, các khái niệm cơ bản về lập trình như vòng lặp, con trỏ, mảng,… Ngôn ngữ thường được các trường đại học Việt Nam sử dụng để dạy môn này là C/C++,Java
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Trong môn này sẽ được học về các thuật toán như sắp xếp(sort), tìm kiếm(search),… cũng như các cấu trúc dữ liệu như danh sách liên kết(linked list), stack, queue, cây nhị phân tìm kiếm(BST),… và các khái niệm độ phức tạp về thời gian và bộ nhớ.
  • Lập trình hướng đối tượng: Lúc này sinh viên sẽ được học một kỹ thuật lập trình mới cho phép tạo ra các đối tượng trong code trừu tượng hóa các đối tượng thực tế trong cuộc sống.
  • Cơ sở dữ liệu: Môn học này sẽ giúp các bạn tiếp cận các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến như Oracle, MongoDB, MySQL,…
  • Toán cho KHMT: giúp bạn có nền tảng về các kiến thức toán học, các thuật toán thông dụng mà trong các môn về trí tuệ nhân tạo,máy học rất cần
  • Phân tích và thiết kế thuật toán: cung cấp cho bạn các kiến thức về các thuật toán, cấu trúc dữ liệu  nâng cao, các cách tiếp cận và phương pháp giải đối với các bài toán trong tin học, các hàm về độ phức tạp thời gian và bộ nhớ
  • Ngoài ra còn một số môn cần nắm vững như Hệ điều hành, Mạng máy tính,..
  • Máy học: giúp bạn bước đầu với các mô hình và thuật toán máy học là tiền đề để học các môn về Deep Learning, Máy học nâng cao…
  • Nguyên lý lập trình: tìm hiểu các cách thức lập trình ,các phương pháp lập trình cũng như các quy củ về đặt tên biến,hàm và các cách tổ chức code hiệu quả nhất .
See also  Cuộc thi Lập trình trẻ em được yêu thích nhất 2022

Năm 3 và năm 4: Qua đến giai đoạn này thì ngành Khoa học máy tính có 3 định hướng nghiên cứu chuyên sâu là:

  • Công nghệ tri thức và máy học
  • Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
  • Thị giác máy tính và đa phương tiện

Những kiến thức khi chọn lĩnh vực công nghệ tri thức và máy học

  • Xử lý dữ liệu
  • Các thuật toán máy học
  • Model máy học
  • Đánh giá độ hiệu quả của model,thuật toán

Những kiến thức khi chọn lĩnh vực Thị giác máy tính và đa phương tiện

  • Xử lý ảnh và video.
  • Đồ họa máy tính.
  • Thị giác máy tính.
  • Xử lý dữ liệu đa phương tiện.
  • Công nghệ đa phương tiện.
  • Máy học và nhận dạng.
  • Thực tại ảo, thực tại tăng cường.
  • Tổ chức và truy vấn thông tin đa phương tiện.

Những kiến thức khi chọn lĩnh vực Xử lý ngôn ngữ tự nhiên

  • xử lý các câu ,đoạn câu,đoạn văn…
  • phân tích cú pháp
  • các thuật toán chuyển đổi 
  • công nghệ dịch thuật
Khoa học máy tính

Khoa học máy tính làm ở những vị trí nào?

Cơ hội nghề nghiệp cho Cử nhân Khoa học Máy tính:

  • Lập trình viên, kiểm thử viên, tư vấn, giám sát chất lượng, quản trị dự án, trưởng nhóm phát triển;
  • Chuyên viên kỹ thuật tại các phòng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp lớn hoặc các tổ chức Nhà nước.

Cơ hội nghề nghiệp cho Kỹ sư Công nghệ Phần mềm:

  • Kỹ sư phát triển phần mềm, xây dựng giải pháp và dịch vụ CNTT&TT;
  • Kiến trúc sư, quản trị dự án, chuyên gia tư vấn, trưởng nhóm phát triển phần mềm, giám đốc kỹ thuật…

Cơ hội nghề nghiệp cho Kỹ sư Hệ thống thông tin:

  • Kỹ sư tư vấn, thiết kế, xây dựng, đánh giá và quản trị cơ sở dữ liệu, các hệ thống thông tin cho các doanh nghiệp, tổ chức;
  • Kỹ sư hệ thống thiết kế, xây dựng và đánh giá các giải pháp (tích hợp) cho các doanh nghiệp, tổ chức.
See also  KHOÁ HỌC LẬP TRÌNH GAME CHO TRẺ EM TẠI TEKMONK

Cơ hội nghề nghiệp học sau khi học Cử nhân – Thạc sỹ:

  • Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu và phát triển của các tập đoàn, tổng công ty trong và ngoài nước;
  • Làm việc tại các viện nghiên cứu, trường đại học;

Cơ hội học bổng rộng mở để chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh tiến sỹ tại các nước tiên tiến.

Mức lương khởi điểm trung bình: 15-20 triệu/tháng.

(theo kênh thông tin tuyển sinh ĐH Bách Khoa HN)

Ngành Khoa học máy tính tại Việt Nam hiện nay

Dựa vào số liệu thống kê điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính tại một số trường Đại học tại Việt Nam cho thấy sức nóng của ngành. 

Có những trường thí sinh cần tới 9 điểm/môn thi mới chắc chắn dành suất vào trường.

Khoa học máy tính tại Việt Nam

Ngành Khoa học máy tính không phải tự nhiên mà có sức hút và độ cạnh tranh cao như vậy. Các công ty, các nhà tuyển dụng đang rất cần có những nhân tài trong ngành. 

Làm quen với Lập trình và Khoa học máy tính căn bản ngay khi còn là học sinh cấp 3 là cách để rút ngắn khoảng cách và nổi bật hơn so với các thí sinh khác. 

Vậy Khoa học máy tính và Kỹ thuật phần mềm bạn chọn gì ?

Có thể nói việc lựa chọn giữa 2 ngành này luôn là điều khó khăn. Với bản thân mình thì mình chọn học ngành Khoa học máy tính vì mình muốn trở thành một kĩ sư AI.

Còn nếu các bạn muốn trở thành một Software Engineering thì mình nghĩ Kỹ thuật phần mềm sẽ hợp lý hơn vì khi bạn chọn chuyên ngành Khoa học máy tính bạn sẽ học được quy trình, các bước, các quy tắc để phát triển một phần mềm tốt và hiệu quả. Tuy nhiên nếu bạn muốn vào các công ty lớn, nơi yêu cầu cao về kĩ năng lập trình ,thuật toán thì Khoa học máy tính lại là một lựa chọn hợp lý hơn.

Lời Kết về Nghành khoa học máy tính

Bài viết trên là chia sẻ kinh nghiệm của mình trong ngành Khoa học máy tính nhằm giúp các bạn 2k2 có thể tham khảo và có cho mình định hướng chính xác về nghề nghiệp. Hi vọng các bạn có thể có lựa chọn mà bản thân không hối hận và cảm thấy xứng đáng với 12 năm học của bản thân. Đừng ngần ngại để lại ý kiến, mình sẽ chia sẻ với các bạn trong hiểu biết của mình nha.

Xem thêm: Tất tần tật về Khoa học máy tính

Có thể bạn quan tâm More From Author

Định hướng nghề nghiệp trong tương lai
định hướng nghề nghiệp bằng sinh trắc vân tay
Ta nên học C hay C++ trong năm 2023✅ | Khóa học lập trình cho trẻ em | lập trình game | lập trình web | lập trình scratch | lập trình python
Kỹ năng xác định và giải quyết vấn đề: Hướng dẫn từ A-Z 2023 | Khóa học lập trình cho trẻ em | lập trình game | lập trình web | lập trình scratch | lập trình python