Bài TỎ LÒNG của Phạm Ngũ Lão
– nhân vật ‘ tỏ lòng ‘ ( nhân vật trữ tình) trong bài thơ là ai ?
– Anh / chị biết gì về người này ?
– xác định hoàn cảnh ra đời và làm rõ nhan đề ” Thuật hoài”.
Văn mẫu lớp 10: Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão gồm các dạng văn mẫu được VnDoc sưu tầm và giới thiệu củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão
Thời đại nhà Trần là một trong những thời đại oai hùng nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với chiến công ba lần đánh thắng quân Mông – Nguyên xâm lược. Nhắc đến chiến công ấy, ta không thể không nhớ tới Phạm Ngũ Lão – một danh tướng có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến bảo vệ nước nhà. Ngoài cương vị một võ tướng, ông còn thích đọc sách, ngâm thơ. Bài thơ Thuật hoài vừa khắc họa sinh động hình tượng người tráng sĩ thời Trần hiên ngang, bất khuất; vừa thể hiện khát vọng cao đẹp của chính tác giả.
Ngay từ câu thơ đầu tiên, tác giả đã mở ra trước mắt người đọc một không gian bao la rộng lớn của sông núi. Cũng trong không gian mênh mông ấy, hình tượng người tráng sĩ thời Trần với tư thế hiên ngang, anh dũng sừng sững hiện lên. Người tráng sĩ ấy cầm ngang ngọn giáo để bảo vệ đất nước. Tư thế ấy, tầm vóc ấy như sánh ngang cùng giang sơn hùng vĩ. Từ “hoành sóc” vừa khắc họa tư thế hiên ngang, bất khuất vừa tạo nên âm hưởng hào hùng. Người tráng sĩ canh giữ giang sơn không chỉ trong chốc lát. Thời gian dài đằng đẵng được tác giả nhắc đến qua ba từ “kháp kỉ thu” rất nhẹ nhàng. Thời gian mấy thu dung hòa với không gian và con người tạo nên bức tranh có chiều sâu trong đó nổi bật là hình tượng người tráng sĩ hiên ngang, anh dũng. Cầu thơ thể hiện lòng tự hào của tác giả đối với vẻ đẹp của con người thời đại nhà Trần.
Đến câu thơ thứ hai, nhà thơ khiến người đọc cảm nhận một cách rõ nét khí thế của tam quân. Khí thế ấy được đặc tả qua cụm từ “khí thôn ngưu” – khí thế nuốt trâu đầy dũng mãnh. Đội quân ấy chính là tập hợp những tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo bảo vệ Tổ quốc. “Tam quân” với hào khí ngút trời, khí thế dũng mãnh, ý chí kiên cường có thể đánh tan mọi kẻ thù, bảo vệ vững chắc giang sơn. Hai câu thơ đầu hiện lên với khí thế hào hùng và vẻ đẹp của con người thời Trần. Nó cũng thể hiện lòng tự hào của Phạm Ngũ Lão về con người thời đại ông.
Nếu như hai câu thơ đầu là hình tượng người tráng sĩ thời Trần oai phong, dũng mãnh thì đến câu thơ thứ ba, nhịp thơ như chậm lại, hình tượng nhà thơ hiện lên với một vẻ trầm tư suy nghĩ:
Nam nhi vị liễu công danh trái.
Theo quan niệm của Nho giáo, người con trai sinh ra trong cuộc đời này là đã mang một món nợ: nợ nam nhi, nợ công danh. Nợ công danh còn gọi là nợ tang bồng – món nợ mà người đàn ông phải trả bằng sự cố gắng phấn đấu, rèn luyện trong suốt cả cuộc đời để làm nên nghiệp lớn. Phạm Ngũ Lão một danh tướng thời Trần cũng không khỏi trầm tư suy nghĩ về món nợ của kẻ làm trai. Những tưởng vị danh tướng ấy đã có thể yên lòng vì mình đã trả hết món nợ công danh bằng những cống hiến to lớn cho sự nghiệp chống ngoại xâm bảo vệ đất nước nhưng không phải vậy. Đọc đến câu thơ cuối, ta mới thấy hết khát vọng và nhân cách cao đẹp của ông:
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
Vũ hầu là Gia Cát Lượng, người có tài dùng binh và rất trung thành, tận tụy với sự nghiệp giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán. Phạm Ngũ Lão tự cảm thấy hổ thẹn khi nghe chuyện Vũ hầu. Mặc dù Phạm Ngũ Lão là người có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước song ông chưa bao giờ hài lòng với những gì mình đã làm được. Ông vẫn cảm thấy mắc nợ với đời, hổ thẹn vì mình không tài giỏi được như Vũ hầu để đóng góp cho nước cho dân. Đó là cái thẹn cao đẹp, thể hiện tấm lòng luôn mong mỏi được công hiến. Tâm sự ấy của Phạm Ngũ Lão thật đáng quý biết bao! Hình tượng nhân vật qua hai câu thơ cuối không chỉ thể hiện khát vọng cao đẹp của Phạm Ngũ Lão mà còn bộc lộ vẻ đẹp của con người thời Trần nói chung.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Hình tượng nhân vật trong bài thơ vừa toát lên sự oai hùng, kiên cường, bất khuất lại vừa thể hiện nỗi trầm tư và khát vọng được cống hiến, đóng góp cho đất nước. Đó là vẻ đẹp của con người thời Trần – một vẻ đẹp khiến người đọc chúng ta tự hào và cảm phục. Đó không chỉ là lí tưởng sống của con người thời Trần mà còn là mục đích sống của con người mọi thời đại. Sống vì cuộc đời, vì sự nghiệp chung của đất nước chính là lí tưởng sống cao đẹp, tích cực của tất cả mọi người dù ở thời đại nào. Ngày nay, khi chúng ta được sống trong hòa bình thì nhiệm vụ của mỗi người là phải ra sức học tập, rèn luyện để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Thế hệ trẻ hôm nay hãy cố gắng noi theo lí tưởng sống của con người thời Trần, phấn đấu hết mình để đóng góp cho đất nước. Hãy biến hào khí Đông A của nhà Trần năm xưa thành tinh thần hăng say học tập, lao động để phục vụ nước nhà.
Bài thơ Tỏ lòng chỉ gồm bốn câu nhưng đã khắc họa rõ nét vẻ đẹp hiên ngang, anh dũng cũng như lý tưởng sống cao đẹp của con người thời Trần. Đọc bài thơ, hào khí của một thời kì oai hùng trong lịch sử dân tộc như đang dâng lên trong lòng người đọc. Hào khí, lí tưởng sống của những con người năm xưa sẽ trở thành động lực để thế hệ trẻ hôm nay ra sức phấn đấu, học tập, rèn luyện, đóng góp công sức của mình xây dựng, phục vụ đất nước.
Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 10 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 và biết cách soạn bài lớp 10 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
Các bài liên quan đến tác phẩm:
- Soạn văn 10 bài: Tỏ lòng
- Soạn bài lớp 10: Tỏ lòng
- Phân tích bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão
Đề bài: Tỏ lòng là bài thơ rất hay của Phạm Ngũ Lão, bài thơ thể hiện được khí chất của trang nam tử thời Trần. Em hãy Phân tích Vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ Lòng
Hướng dẫn
Mở bài Vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ Lòng
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Phạm Ngũ Lão được biết đến là một danh tướng kiệt xuất trong quân đội nhà Trần. Ông là người được lòng vua và là người trung tướng thân cận. Nay ông dẹp Bắc mai lại dẹp nam, ông xứng đáng là một bậc đại trượng phu trong thiên hạ. Thế nhưng lại ít có ai biết rằng một người cầm giáo thẳng tay trừng trị bọn giặc ngoại xâm oai phong lẫm liệt là thế cũng có một tâm hồn thơ ca vô cùng đẹp. Bài thơ Thuật Hoài là đứa con tinh thần của nhà thơ – tướng quân ấy. Không chỉ vậy, qua bài thơ ta còn có thể cảm nhận được nỗi lòng và vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật trữ tình.
Thân bài Phân tích Vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ Lòng
Trước hết nhân vật trữ tình hiện lên với vẻ đẹp của một vị tướng có tài đánh bắc dẹp đông, một vị tướng hết lòng vì vua, vì đất nước. Không những thế vị tướng quân ấy còn lãnh đạo được cả một đội quân tinh nhuệ với thể chất và ý chí kiên cường dũng mãnh:
“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu” “Múa giáo non sống trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”
Hai chữ “giang sơn” được vang lên với giọng điệu đầy tự hào kèm theo lòng yêu thương gắn bó. Người tướng quân ấy cả đời hiến dâng cho sự nghiệp nước nhà không màng đến hạnh phúc cá nhân mình. Phạm Ngũ Lão với ngọn giáo được đo bằng chiều dài của đất nước, chiều cao của sông núi đã biết bao nhiêu cuộc chính chiến đánh đuổi kẻ thù. Ngọn giáo nằm ngang như trấn bảo trị quốc, còn vị tướng quân anh hùng oai dũng kia chính là người điều khiến quốc bảo để giữ gìn bảo vệ đất nước luôn hòa bình thịnh trị. Sự nghiệp giữ nước đã trải khắp mấy thu, thời gian ở đây không được tính bằng ngày, bằng tháng hay bằng năm mà nó được tính bằng những mùa thu. Dưới Phạm Ngũ Lão là một đội quân nhà Trần được huấn luyện tinh nhuệ và có kỹ thuật đánh trận vô cùng độc đáo. Ba quan nhà Trần có sức mạnh thể chất và ý chí. Sức mạnh có thể át đi sao Ngưu trên trời hoặc cùng có thể hạ ngay được một con trâu lớn.
Có thể thấy rằng nhân vật trữ tình hiện lên qua hai câu thơ vô cùng đẹp. Đó là vẻ đẹp hào hùng anh dũng, là vẻ đẹp của hào khí Đông A. Đối với người tướng quân ngọn giáo là một vũ khí không thể thiếu trong tay. Với sự tinh nhuệ, với ý chí chiến đấu anh dũng và lòng yêu nước, nguyện hi sinh để bảo vệ đất nước này, người tướng lĩnh đã khéo léo và điêu luyện sử dụng ngọn giáo đó trong tay để bảo vệ cho đất nước thân yêu.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Xem thêm: Tả lại quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi lớp 6
Nhân vật trữ tình không chỉ đẹp về lòng yêu nước, sự hi sinh mà còn đẹp bởi sự khiêm tốn và một lòng trung thành với vua:
“Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu” “Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”
Nhân vật trữ tình đã nêu lên nguyên tắc sống, lý tưởng sống của một đấng nam nhi sống ở trên đời. Đó là phải có công danh có sự nghiệp, phải giữ trọn nghĩa vua tôi. Công danh giống như một cái nợ của người quân tử mà họ phải dành cả cuộc đời để thực hiện. Cũng có thể ở đây nhân vật trữ tình dù là một bậc đại tướng từng trinh chiến khắp nơi nhưng vẫn còn cảm thấy chưa đủ để làm nên công danh sự nghiệp của mình, vẫn còn cảm thấy mình vẫn nợ nhà vua, nợ nhân dân đất nước. Phạm Ngũ Lão cho ta thấy được vẻ đẹp khiêm tốn và lý tưởng của ông. Những ai biết đến vị tướng quân anh dũng này đều bày tỏ sự ngượng mộ, sự kính phục và tự hào vì những gì ông đã làm cho triều đình và đất nước nhưng bản thân ông lại luôn cho mình thiếu xót và chưa làm được gì to tát cho nhà vua. Ví như Vũ Hầu – một người tận tụy vì vua, đó chính là Gia Cát Lượng Khổng Minh. Cũng cùng phận bề tôi như Phạm Ngũ Lão nhưng Gia Cát Lượng có công rất lớn với triều đình còn Phạm Ngũ Lão cho rằng mình chưa có công lớn gì nên cảm thấy thẹn với ông ấy. Thế nhưng Phạm Ngũ Lão càng khiêm tốn đến đâu, càng so sánh để thấy mình thấp kém thì lại càng khiến chúng ta thấy được những đức tính tốt đẹp của ông.
Kết luận bài văn Phân tích Vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ Lòng
Một vị tướng quân anh dũng, một vị anh hùng hào kiệt của thời đại cũng trở thành một nhà thơ trữ tình. Với những vần thơ hay và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cùng biện pháp nghệ thuật cường điệu hóa, Phạm Ngũ Lão đã cho thấy vẻ đẹp phẩm chất của mình. Ở ông người ta không chỉ khâm phục bởi tài năng đánh nam dẹp bắc mà người ta còn khâm phục bởi một tài năng thi ca lỗi lạc.
Theo Sinhviengioi.com
Bạn đang đọc : Nhân vật trong bài thơ To lòng là ai được cập nhập bởi Tekmonk
Thông tin và kiến thức về chủ đề Nhân vật trong bài thơ To lòng là ai do Học viện Công nghệ Tekmonk chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.
Tham khảo thêm các khóa học công nghệ đỉnh cao tại: Học viện công nghệ Tekmonk
Nguồn: Internet
Có thể bạn muốn biết: