Dàn ý phân tích nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên của An-đéc-xen 2023

Đánh giá bài này

Bạn đang tìm kiếm Dàn ý phân tích nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên của An-đéc-xen 2023 phải không? Xin chúc mừng bạn đã tìm đúng chỗ rồi! Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Tekmonk

Dàn ý phân tích nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên của An-đéc-xen với 5 mẫu hay chọn lọc sẽ giúp các em học sinh lớp 8 nắm được những ý chính trong bài và cách triển khai các luận điểm nhằm hoàn thành bài viết một cách hoàn chỉnh nhất.

Đề bài: Lập dàn ý phân tích nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên của An-đéc-xen

Lập dàn ý phân tích nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên của An-đéc-xen

Sơ đồ tư duy Phân tích nhân vật Cô bé bán diêm

Sơ đồ tư duy Phân tích nhân vật Cô bé bán diêm

Dàn ý phân tích nhân vật cô bé bán diêm – Mẫu 1

I. Mở bài:

– Giới thiệu tác phẩm, tác giả và nhân vật Cô bé bán diêm:

Trong những câu truyện cổ tích bất hủ của khó tàng văn học thế giới, không thể nào không kể đến truyện cổ tích “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Nhân vật chính của câu truyện – nhân vật cô bé bán diêm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bao thế hệ độc giả

II. Thân bài:

1. Số phận, hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp :

– Cô bé đã từng có một gia đình khá giả, hạnh phúc, từ khi mẹ mất sớm, rồi bà cô cũng mất, gia đình phá sản, sa sút

– Không những không được no ấm, không được đi học như bè bạn cùng trang lứa, cô bé còn trở thành nơi để người cha nát rượu hành hạ, cứ mỗi lần say là ông ta lại đánh đập, đuổi đi

– Cô bị chính cha mình bắt đi bán diêm để kiếm tiền, ngay cả trong đêm cuối năm, khi mà gia đình quây quần đoàn tụ, nếu không đem được tiền về để ông ta mua rượu, cô sẽ phải chịu những trận đòn tàn nhẫn, bị đánh đuổi thật vô tình

– Trong đêm giao thừa rét mướt, tuyết rơi trắng xóa các con phố và cái lạnh cắt da cắt thịt, khi mà nhà nhà sáng rực ánh đèn cùng mùi thơm của thức ăn tỏa ra khắp ngóc ngách, cô bé phải đi bán diêm

– Những căn nhà sáng rực ánh đèn và tỏa ra mùi hương của đồ ăn thơm phức nhưng ngược lại với khung cảnh ấy là hình ảnh cô bé bán diêm vô cùng đáng thương

– Quần áo mỏng manh mang đầy những mảnh vá, đôi dép gỗ duy nhất đã bị mất, cô phải đi chân trần trên nền tuyết lạnh buốt

– Đi đến đâu, gặp ai cô cũng mời mua diêm nhưng chẳng ai đoái hoài hay thương tình mua giúp cô một bó

– Giỏ diêm bị người ta xô phải nên rơi hết trên đất, nhiễm ẩm nên không thể bán được cho ai nữa

– Sợ về bị cha đánh mắng, cô không dám trở lại nhà mà ngồi co ro ở góc tường nơi cuối phố, hứng chịu từng đợt gió rét xé thịt

2. Ước mơ hạnh phúc cảm động:

– Giữa hoàn cảnh thực đáng thương, cô chỉ còn lại một bó diêm để sưởi ấm

– Những ước mơ về hạnh phúc được thể hiện qua những lần cô bé quẹt diêm

a. Lần quẹt diêm thứ nhất:

– Lần thứ nhất, diêm bén lửa rất nhạy, ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng dần.

– Trong ánh lửa hiện ra một lò sưởi lớn rực hồng và tấm áp

– Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng.

– Điều đó gắn với thực tế của cô bé: cô bé đang rét và cần được sưởi ấm.

– Nhưng rồi que diêm tắt, lò sưởi vụt mất, niềm hy vọng như vụt tắt.

b. Lần quẹt diêm thứ hai:

– Khi que diêm thứ hai cháy và sáng rực lên ,cô bé thấy bàn ăn sáng trọng, thức ăn ngon, hương thơm hấp dẫn vỗ cùng

– Mộng tưởng này cũng gắn với thực tế, cô bé đang đói trong khi ngoài đường sực nức mùi ngỗng quay, những đứa trẻ khác đang quây quần bên bàn ăn thịnh soạn cùng gia đình

– Khi quan diêm tắt đi cũng là lúc quay trở về với hiện thực đói rét phũ phàng

c. Lần quẹt diêm thứ ba:

– Lần thứ ba quẹt diêm, cô bé thấy cây thông noel với hàng ngàn ngọn nến lấp lánh, trang trí bởi những tấm bưu tranh màu sặc sỡ.

– Cây thơ trong đêm cuối năm chính là biểu tượng của sự hạnh phúc trọn vẹn

– Đây là mộng tưởng gắn với thực tế vì không khí ngày đầu năm mới mà em đang hằng ao ước.

– Nếu như hai lần trước là những ước mong cơ bản – được ấm, được no thì lần này, khao khát được nâng lên thành niềm hạnh phúc – điều mà bất cứ đứa trẻ nào cũng đều khao khát

d. Lần quẹt diêm thứ tư:

– Lần thứ tư cô bé thấy người bà đã mất xuất hiện với nụ cười dịu dàng.

– Điều này gắn với thực tế vì em đang cô đơn khao khát được yêu thương, chở che

– Có bà bên cạnh cũng chính là được ấm, được no, được hạnh phúc

e. Lần quẹt diêm thứ năm:

– Cuối cùng, cô quẹt hết chỗ que diêm để níu giữ bà, bà hiện lên thật to lớn đẹp lão, hai bà cháu nắm tay nhau bay lên trời.

– Đây là giây phút khao khát trở thành mong muốn cao nhất, mãnh liệt nhất, khao khát được giải thoát, được đến Thiên đường nơi có bà, mẹ những người luôn yêu thương em vô điều kiện. Ở nơi đó cũng không còn khổ đau, đói rét.

3. Thông điệp của tác giả

– Bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ cho những số phận nhỏ bé đáng thương phải chịu nhiều bất hạnh. Giây phút cô bé được giải thoát cũng là lúc cô bé lìa xa cõi đời

– Phê phán một thực tế đau lòng: Người cha tàn nhẫn hành hạ chính đứa con của mình và một xã hội vô tâm, thờ ơ trước những mảnh đời bất hạnh.

III. Kết bài:

– Nêu cảm nhận chung về nhân vật :

– Nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cổ tích cùng tên của nhà văn An-đéc-xen chính là một trong những nhân vật tiêu biểu và đặc sắc nhất trong lòng biết bao thế hệ độc giả trên thế giới. Không chỉ góp phần đem lại một câu truyện độc đáo, nhân vật cô bé bán diêm còn để lại trong lòng chúng ta những dư âm sâu sắc về những bài học nhân sinh và thông điệp cuộc sống. Qua đó, ta cũng thấy được sự tài năng và tấm lòng nhân đạo của người cầm bút.

See also  Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 18 Vở bài tập Toán 4 tập 2 2023

Dàn ý phân tích nhân vật cô bé bán diêm – Mẫu 2

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát tác giả An-đéc-xen, truyện ngắn “Cô bé bán diêm”
  • Dẫn dắt đến nhân vật cô bé bán diêm: Là một em bé có hoàn cảnh bất hạnh

2. Thân bài

* Phân tích nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên của An-đéc-xen

– Khái quát hoàn cảnh của cô bé bán diêm:

  • Bà và mẹ qua đời, ở với cha, hay bị đánh và bị chửi mắng
  • Nhà nghèo phải đi bán diêm kiếm sống

– Cô bé bán diêm có số phận bất hạnh, chịu nhiều tổn thương:

  • Chịu đói chịu rét trong đêm giao thừa, có nhà nhưng không dám về
  • Sự vô tâm thờ ơ của mọi người xung quanh

– Cô bé bán diêm có những ước muốn và khao khát hạnh phúc:

  • Từng que diêm quẹt là những ước muốn của em: Được ăn, được sưởi ấm,…
  • Muốn được đi với bà để thoát khỏi đói rét khổ sở.

– Cái chết của cô bé bán diêm:

  • Phản ánh hiện thực xã hội
  • Bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với số phận bất hạnh trong xã hội

3. Kết bài

– Khẳng định ý nghĩa hình tượng nhân vật cô bé bán diêm: Nhân vật cô bé bán diêm đã để lại trong lòng người đọc những hoài niệm, những suy nghĩ khôn nguôi về số phận con người, khơi dậy trong mỗi chúng ta lòng thương cảm đối với những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống.

Dàn ý phân tích nhân vật cô bé bán diêm

Dàn ý phân tích nhân vật cô bé bán diêm – Mẫu 3

1. Mở bài: 

“Cô bé bán diêm” là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn người Đan Mạch An-đéc-xen, thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả trước hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm bất hạnh.

2. Thân bài:

Luận điểm 1: Phần đầu tác phẩm khắc họa hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.

– Mở đầu tác phẩm là hoàn cảnh của cô bé bán diêm: nhà nghèo, mồ côi mẹ, chân đất, bụng đói. Dưới trời rét mướt của đêm giao thừa, cô vẫn phải lang thang đi bán diêm kiếm tiền.

– Tác giả xây dựng nên 2 hoàn cảnh đối lập nhau:

  • Một bên là khung cảnh đêm giao thừa: nhà nhà sáng rực ánh đèn, nức mùi thơm của thức ăn.
  • Một bên là hình ảnh cô bé “ngồi nép trong góc tường”, “mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn”, “đôi bàn tay cứng đờ ra” . Đến cả ngôi nhà tồi tàn của cô hiện tại cũng không thể chắn nổi từng đợt gió rét cắt da cắt thịt.

⇒ Sự đối lập ấy đã nhấn mạnh hoàn cảnh đáng thương, khổ sở của cô bé khi vừa phải chịu cái rét, vừa phải chịu cái đói, đau buốt chân tay. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy được phần nào sự vô cảm, thờ ơ của xã hội khi không có ai đưa tay ra giúp đỡ em khỏi đêm rét buốt đó.

Luận điểm 2: Hiện thực và mộng tưởng trong ánh mắt trẻ thơ của cô bé

– Giữa cái giá rét, cô bé quyết định quẹt diêm để sưởi ấm cho chính mình. Mỗi lần quẹt diêm là một ước mơ giản dị, chân thành và đầy ngây thơ của cô bé:

  • Lần quẹt thứ 1: cô mơ thấy một lò sưởi to ⇒ ước được sưởi ấm, thoát khỏi cái giá rét
  • Lần quẹt thứ 2: cô mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn với những món ăn hoành tráng ⇒ ước được ăn no, thoát khỏi cái đói, cái nghèo.
  • Lần quẹt thứ 3: cô nhìn thấy cây thông Nô-en thật to và đầy màu sắc ⇒ ước được đón lễ giáng sinh như bao người khác
  • Lần quẹt thứ 4: bà hiện ra ⇒ ước được đoàn tụ với người bà thân yêu của mình.

– Mỗi lần quẹt diêm là một khung cảnh trong mơ hiện ra trước mặt cô bé, nhưng những giấc mộng đó chỉ kéo dài trong vài giây và sau khi diêm tắt, mọi thứ lại trở về với tối tăm, rét mướt, đói khổ. Sự đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực như một nhát dao cứa vào lòng người đọc khi cảm nhận được nỗi bất hạnh, sự cô đơn, lạc lõng của cô gái bé nhỏ giữa xã hội.

– Ở lần quẹt diêm thứ 4, cô đã nhất quyết níu tay người bà và cầu xin bà cho cô đi cùng. Đây được coi là chi tiết cảm động nhất. Nó không chỉ thể hiện tình yêu, lòng quý trọng, nhớ thương của cô với người bà quá cố, mà còn là sự níu kéo lại những phút giây hạnh phúc mỏng manh duy nhất của cuộc đời, cũng là ước muốn được giải thoát khỏi khổ đau trong tâm hồn non nớt ấy.

Luận điểm 3: Cái chết của cô bé bán diêm trong đêm giá lạnh

– Cuối cùng, Chúa cũng xót thương cho số phận bất hạnh của cô bé và đưa cô về với người bà của mình nơi Thiên đường. Hình ảnh cô bé chết với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười như xoáy sâu vào lòng người đọc một nỗi bàng hoàng, xúc động và một câu hỏi về sự vô tâm, vô cảm của xã hội xung quanh.

Luận điểm 4: Thành công nghệ thuật:

– Nghệ thuật kể hấp dẫn người đọc với các tình tiết hợp lí, logic, sự đan xen giữa hiện thực với mộng tưởng làm tăng thêm hiệu quả nghệ thuật và thành công cho truyện.

– Nghệ thuật khắc họa tâm trạng nhân vật và diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.

3. Kết bài:

– Khẳng định lại giá trị tác phẩm: Tác phẩm khắc họa lại tình cảnh đáng thương và những ước mơ giản dị, trong sáng, xúc động của cô bé bán diêm.

– Liên hệ: Qua đó thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của tác giả.

Dàn ý phân tích nhân vật cô bé bán diêm – Mẫu 4

I. Mở bài

– Nêu một vài nét về tác giả An- đéc- xen: là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông

– Một vài nét về tác phẩm: là một trong những câu chuyện nổi tiếng của ông viết về đề tài thiếu nhi, được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm cầm bút

II. Thân bài

1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm gia thừa giá rét

– Mẹ mất, bà nội cũng qua đời nên cô bé phải sống với bố

– Nhà em rất nghèo phải sống chui rúc tại một xó tối trên gác sát mái nhà

– Bố em khó tính, em luôn phải nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa và phải đi bán diêm để kiếm sống

⇒ Em có hoàn cảnh rất đáng thương, nghèo khổ, cô dơn và đói rét

– Thời gian bán diêm: Đêm giao thừa giá rét

– Không gian: Nơi đường phố, tuyết rơi rét buốt

+ Trời rét, tuyết rơi, giá lạnh thấu xương nhưng em chỉ mặc phong phanh với đôi chân trần

See also  Hoá 9 bài 37: Etilen C2H4 cấu tạo phân tử tính chất hoá học của etilen và bài tập vận dụng 2023

+ Những ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh ở trên phố còn nhà em thì trong một xó tối tăm

⇒ Những hình ảnh tương phản làm nổi bật lên sự thiếu thốn khổ cực của em cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Qua đó lay động sự cảm thương nơi người đọc

2. Các lần quẹt diêm, mộng tưởng và thực tại

– Cô bé bán diêm có năm lần quẹt diêm trong đó có 4 lần quẹt một que và lần cuối cùng là quẹt hết những que diêm còn lại.

– Thực tế của em ở trong hoàn cảnh đau khổ nhưng mộng tưởng thì lại vô cùng tươi đẹp

+ Lần 1 quẹt diêm: Em mộng tưởng ra ngôi nhà có lò sưởi⇒ thể hiện mong ước được sưởi ấm

+ Lần 2 quẹt diêm: Em mộng tưởng thấy căn phòng với bàn ăn, có ngỗng quay ⇒ mong ước được ăn trong ngôi nhà thân thuộc với đầy đủ mọi thứ

+ Lần 3 quẹt diêm: Em mộng tưởng thấy cây thông Nô-en và nến sáng lung linh⇒ Mong ước được vui đón tết trong ngôi nhà của mình

+ Lần 4 quẹt diêm: Em thấy bà nội mỉm cười với em ⇒ mong được ở mãi bên bà

+ Lần 5: Em quẹt hết những que diêm còn lại vì em muốn níu bà em lại, bà cầm tay em rồi hai bà cháu vụt bay- họ về chầu thượng đế

⇒ Thực tại và mộng tưởng xen kẽ nối tiếp nhau lặp lại và có những biến đổi thể hiện sự mong ước nhưng vô vọng của cô bé. Nhưng ngay cả cái chết cũng được miêu tả một cách thật bay bổng và nhân văn

3. Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm

– Cô bé chết giữa đường phố, mọi người đi qua không một ai giúp đỡ em

⇒ Một xã hội lạnh lùng vô cảm, thơ ơ với nỗi bât hạnh của người nghèo

⇒ Tác giả đã dành cho em tất cả niềm cảm thương sâu sắc nhất thể hiện tính nhân văn của tác phẩm.

III. Kết bài

– Khái quát lại vài nét nội dung nghệ thuật và nội dung: Bằng ngòi bút đẫm chất hiện thực và nhân văn tác giả đã đưa người đọc đến sự rung cảm nhất định là niềm cảm thông trước số phận bất hạnh của cô bé bán diêm cũng như thấy được sự thờ ơ của xã hội trước những số phận khó khăn.

– Lời khuyên của bản thân: Mỗi chúng ta nên sống một cách rộng lượng, biết yêu thương và san sẻ, biết giúp đỡ người khác để xã hội ngày một tươi đẹp.

Dàn ý phân tích nhân vật cô bé bán diêm – Mẫu 5

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả tác phẩm: “Cô bé bán diêm” là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn người Đan Mạch – An-đéc-xen.

– Khái quát nội dung tác phẩm: Truyện “Cô bé bán diêm” khắc họa lại hình ảnh đáng thương của cô bé bán diêm đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả thông qua nghệ thuật kể đặc sắc.

2. Thân bài:

Luận điểm 1: Cảm nhận về nội dung

* Hình ảnh cô bé bán diêm đáng thương

– Hoàn cảnh:

  • Nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà mất khiến gia đình phá sản, sa sút
  • Phải đi bán diêm kiếm tiền
  • Thường xuyên bị bố đánh đập, hành hung nếu không bán được diêm

– Khung cảnh đêm giao thừa: một đêm trời rét mướt, khi mà nhà nhà sáng rực ánh đèn cùng mùi thơm của thức ăn tỏa ra khắp ngóc ngách.

– Trái ngược với khung cảnh ấy là hình ảnh cô bé bán diêm ngồi nép vào góc tường, hứng chịu từng đợt gió rét xé thịt mà không dám về nhà vì sợ cha đánh khiến người đọc xúc động, thương cảm, xót xa vô cùng.

– Giữa hoàn cảnh thực đáng thương, 4 lần quẹt diêm để sưởi ấm chính là 4 giấc mộng của cô bé, là ước mơ, mong ước về cả quá khứ và cả tương lai.

  • Lần quẹt thứ nhất cô bé tưởng tượng ra chiếc lò sưởi.
  • Lần quẹt thứ hai cô bé nhìn thấy một bàn ăn thịnh soạn.
  • Lần quẹt thứ ba là cây thông Nô-en sặc sỡ của đêm giáng sinh.
  • Lần quẹt thứ tư, người bà hiện ra trước mặt cô bé
  • Mỗi lần quẹt diêm là một mộng tưởng, nhưng khi diêm tắt, hiện thực giá buốt lại hiện ra. Sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng trong ánh mắt trẻ thơ đã một lần nữa gợi ra hoàn cảnh đáng thương đến xúc động của cô bé và những khát khao, mơ ước giản dị, chân thành của em.

– Hình ảnh cô bé bán diêm chết vì giá rét nhưng đôi má vẫn hồng hào và đôi môi đang mỉm cười khiến người đọc không khỏi bang hoàng, xúc động và lặng người trước số phận đáng thương của con người.

Luận điểm 2: Thông qua hình ảnh đáng thương của cô bé bán diêm, tác giả lên án sự thờ ơ, vô cảm của xã hội.

– Người đáng lên án đầu tiên đó chính là cha của cô bé, một người cha tàn ác, nhẫn tâm, không thể lo nổi cho con mình còn bóc lột, hành hung cô bé một cách tàn nhẫn. Đó chính là sự tha hóa, bang hoại về đạo đức con người.

– Không chỉ vậy, chính xã hội cũng thơ ơ, vô cảm với em. Họ không thể mua cho cô bé lấy nổi 1 bao diêm hay cho cô bé bất cứ một thứ gì mà chỉ quan tâm đến bản thân mình. Khi thấy xác cô bé bên đường, sự vô tâm lại càng khiến ta tức giận khi họ chỉ buông một câu xanh rờn “Chắc nó muốn sưởi ấm!”.

Luận điểm 3: Tấm lòng nhân đạo của tác giả

– Đồng cảm, thương xót trước số phận bất hạnh của cô bé bán diêm

– Đồng cảm với những ước mơ, khát khao giản dị, chân thành của con người nhỏ bé.

– Lên án, tố cáo sự thơ ơ, vô tâm, vô cảm của một lớp người trong xã hội.

– Hướng đến sự giải thoát cho cô bé bằng cách cho cô đoàn tụ với bà của mình trên Thiên đường, dưới sự bảo vệ của Chúa.

Luận điểm 4: Nghệ thuật

– Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen hài hòa giữa hiện thực và mộng tưởng.

– Diễn biến tâm lí nhân vật hợp lí.

3. Kết bài:

– Khẳng định lại giá trị tác phẩm: “Cô bé bán diêm” là tác phẩm gây xúc động mạnh cho người đọc với hoàn cảnh đáng thương của con người nhỏ bé trước xã hội vô cảm.

– Liên hệ đến chủ nghĩa nhân đạo trong văn học: Tác phẩm thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn.

Bài văn mẫu Phân tích nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên của An-đéc-xen hay nhất

>> 20 Bài Phân tích nhân vật Cô bé bán diêm hay nhất <<

Có ai lớn lên mà chưa sống trong thế giới ca dao nghĩa tình của bà , trong những câu truyện cổ dân gian thơ mộng và cả những câu chuyện “đẹp như chính đời thực viết lên” của Andersen? Andersen đã không còn xa lạ với độc giả trên thế giới, nhất là trẻ em. Những câu chuyện của ông không chỉ để đọc mà để suy ngẫm và sống đẹp hơn. Một trong những nhân vật của Andersen đã đi vào tâm thức mọi thế hệ đó chính là cô bé bán diêm trong truyện cùng tên.

See also  Unity 3D là gì? 10 Khóa học lập trình unity chất nhất 2023

Những câu chuyện cổ tích của nhà văn Đan Mạch từ lâu đã có một vị trí không thể thay thế trong trái tim bạn đọc. Tác phẩm của ông nhẹ nhàng, trong sáng, toát lên tình yêu thương con người, mà thứ nhất là những người nghèo khổ. Qua đó, bày tỏ niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của những điều tốt đẹp trên thế gian. Cùng với “nàng tiên cá” hay “Bầy chim thiên nga”, “Cô bé bán diêm” là một tuyên ngôn của Andersen.

Cô bé bán diêm mồ côi mẹ từ nhỏ. Bà nội- người thương yêu em nhất cũng đã qua đời. Em phải sống với người cha cục cằn, thô lỗ trong mọt ngôi nhà tồi tàn. Cô bé còn phải bán diêm để kiếm sống. Đó là một số phận bất hạnh, thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần. Đêm giao thừa, trời rét, tuyết rơi trắng xóa. Trong khi mọi nhà đều rực rỡ ánh đèn và sực nức mùi ngỗng quay thì cô bé nghèo khổ vẫn “đầu trần chân đất, bụng đói cật rét, lang thang kiếm sống”. Nghệ thuật đối lập đã tô đậm hoàn cảnh sống bất hạnh của cô bé bán diêm. Đó là một sinh linh bé nhỏ tội nghiệp bị bỏ rơi giữa dòng đời.

Phần cảm động nhất của câu chuyện không phải sự đáng thương của cô bé mà là khi tác giả nói về những mộng tưởng của cô bé bán diêm. Lúc đầu, em chỉ định quẹt một que diêm để sưởi cho đỡ rét và vui thích khi thấy ngọn lửa “xanh lam rồi trắng dần ra”. Từ niềm vui nhỏ nhoi ấy, cô bé đã bước vào những cơn mơ kì diệu. Lần thứ nhất quẹt diêm, một lò sưởi ấm ám sang trọng hiện ra. Đó là ước mơ của những thân phận nghèo khổ giữa mùa đông giá rét. Lần thứ hai quẹt diêm, một bàn ăn thịnh soạn bởi bát đĩa bằng sứ và có cả ngỗng quay đang mời gọi em. Đó là ước mơ được một bữa ăn no, ăn ngon trong những chuỗi ngày đói khổ, lang thang kiếm sống.

Lần thứ ba quẹt diêm, em thấy một cây thông Noel với hàng ngàn ngọn nến lung linh. Em ước mơ được sóng trong mái ấm gia đình, được vui chơi như bao người khác. Lần thứ tư quẹt diêm, em thấy bà nội hiền hậu đang mỉm cười. Đó là ước mơ được sống trong tình yêu thương. Sau bốn lần quẹt diêm, những ước mơ về vật chất và tinh thần, em đều đã được trải qua. Tuy nó thật ngắn ngủi nhưng cũng đã sưởi ấm tâm hồn và cả trái tim cô đơn, lãnh lẽo của em. Và em muốn thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ, buồn đau này. Vì thế em đã quẹt diêm lần thứ năm, và em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Diêm nối nhau chiếu sáng như ban ngày. Em thấy bà nội to lớn và đẹp lão. Hai bà cháu cầm tay nhau và cùng về chầu Thượng Đế.

Hình tượng lấp lánh nhất trong bài là hình tượng ngọn lửa diêm. Mỗi ngọn lửa diêm thắp lên là thắp lên một ước mơ, khát vọng của tuổi thơ về một mái ấm gia đình. Ở đó, trẻ em được sưởi ấm, được vui chơi và được sống trong tình yêu thương. Thông qua đó, tác giả muốn bày tỏ sự cảm thông đối với những số phận bất hạnh, nghèo khổ trên thế giới. Thực tế, sau mỗi lần quẹt diêm, que diêm tắt.Chẳng có lò sưởi, bàn ăn, cây thông Noel và bà nội biến mất, chỉ còn lại đêm đông rét dữ dội và tuyết phủ trắng xóa, người qua đường lạnh lùng vô cảm và người cha cục cằn thô lỗ. Thực tế phù phàng thế, lại là cuộc sống mà cô bé phải đối diện hằng ngày. Vì thế, cô bé đã nghĩ đến cái chết. Vì chỉ có cái chết mới giúp em thoát khỏi sự khổ đau.

Cuối cũng, cô bé bán diêm đã chết ở một xó tường, trong đêm giao thừa, giữa những bao diêm đã đốt hết nhẵn. Cái chết vì đói, vì rét, vì tuyệt vọng và còn vì cả sự thờ ơ vô cảm của người đời. Thông qua cái chết của cô bé bán diêm, tác giả đã lên án tố cao xã hội thờ ơ, vô tình đối với những số phận nghèo khổ, bất hạnh. Từ đó, nhắc khẽ mọi người hãy biết san sẻ tình yêu thương với đồng loại. Nhà văn còn nhìn thấy cái chết của cô bé là cái chết thanh thản và mãn nguyện với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Bởi với Andersen, cô bé sẽ tìm thấy hạnh phúc ở một thế giới khác.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng tuyệt vời, bên cạnh niềm vui còn lóng lánh những giọt nước mắt ở đời. Nhưng cuộc sống sẽ đẹp hơn bởi những trang văn, bởi những tấm lòng như Andersen.

***************

Trên đây là 5 mẫu Dàn ý phân tích nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên của An-đéc-xen chi tiết. Hy vọng sẽ giúp các em dễ dàng nắm bắt được các ý chính trong bài để từ đó triển khai các luận cứ, luận điểm tốt nhất.

Bạn đang đọc : Dàn ý phân tích nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên của An-đéc-xen 2023 được cập nhập bởi Tekmonk.

Thông tin và kiến thức về chủ đề Dàn ý phân tích nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên của An-đéc-xen 2023 do Học viện Công nghệ Tekmonk chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Tham khảo thêm các khóa học công nghệ đỉnh cao tại: Học viện công nghệ Tekmonk
 			Dàn ý phân tích nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên của An-đéc-xen		 2023

Nguồn: Internet

Có thể bạn muốn biết:

Có thể bạn quan tâm More From Author

Leave a comment