Đô thị hóa là gì? Đặc điểm của đô thị hóa? – Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 18 2023
Đánh giá bài này
Bạn đang tìm kiếm Đô thị hóa là gì? Đặc điểm của đô thị hóa? – Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 18 2023 phải không? Xin chúc mừng bạn đã tìm đúng chỗ rồi! Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Tekmonk
Đô thị hóa là gì? Đặc điểm của đô thị hóa? Đô thị hóa ở các nước phát triển và các nước đang phát triển khác nhau như thế nào? sẽ là những nội dung chính trong bài học hôm nay do Tekmonk. Mời các em cùng theo dõi bài học nhé.
Đô thị hóa là gì?
Đô thị hóa là quá trình kinh tế – xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Theo nghĩa hẹp: Đô thị hóa là quá trình phát triển đô thị, với biểu hiện đặc trưng là tăng quy mô dân số và diện tích đô thị.
Theo nghĩa rộng: Đô thị hóa không chỉ là quá trình tăng quy mô dân số đô thị và mở rộng diện tích đô thị, mà còn bao gồm cả những thay đổi về phân bố dân cư, cơ cấu dân số, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và trong lối sống, văn hóa, tổ chức không gian môi trường sống.
Sự khác nhau giữa đô thị hóa ở các nước phát triển và các nước đang phát triển
Tiêu chí
Các nước phát triển
Các nước đang phát triển
Đặc điểm đô thị hóa
Đô thị hoá diễn ra sớm, gắn liền với công nghiệp hoá.
Số dân thành thị tăng nhưng tốc độ tăng dân số thành thị lại giảm.
Tỉ lệ dân thành thị cao nhưng không đều giữa các khu vực, các nước.
Số lượng đô thị tăng chậm hơn ở các nước đang phát triển
Đô thị hoá diễn ra muộn và gắn liền với bùng nổ dân số và công nghiệp hóa.
Số dân thành thị tăng nhanh dẫn đến tốc độ tăng dân số thành thị cao
Tỉ lệ dân thành thị nhìn chung còn thấp và có sự khác biệt giữa các khu vực và các nước
Số lượng các đô thị và quy mô đô thị đều tăng nhanh.
Xu hướng đô thị hóa
Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm.
Quy mô dân số đô thị, nhất là siêu đô thị ít thay đổi.
Các đô thị mở rộng ra vùng ngoại ô.
Ưu tiên phát triển đô thị nhỏ và vừa, đô thị vệ tinh xung quanh các đô thị lớn.
Tái tạo đô thị theo hướng đô thị xanh.
Tốc độ tăng dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị vẫn khá cao nhưng có xu hướng giảm dần.
Số lượng các đô thị lớn và các siêu đô thị vẫn tiếp tục tăng.
Trong tương lai, đô thị hóa cũng sẽ chuyển sang hướng phát triển các đô thị vệ tinh, đô thị vừa và nhỏ hiện đại hóa và hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị.
Đặc điểm của đô thị hóa? Trình bày đặc điểm đô thị hoá ở nước ta?
a. Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hoá thấp.
– Thế kỉ thứ III TCN có đô thị đầu tiên là thành Cổ Loa
– Thời Phong kiến: một số đô thị với chức năng chính là: hành chính, thương mại, quân sự.
– Thế kỉ thứ XI: xuất hiện thêm thành Thăng Long.
– Thế kỉ XVI – XVIII thêm các đô thị: Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến.
– Thời Pháp thuộc: hệ thống đô thị không có cơ sở mở rộng, chức năng chủ yếu là hành chính, quân sự.
– Thập niên 30 của thế kỉ XX các đô thị lớn mới hình thành dựa trên sự phát triển công nghiệp như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn…
– Sau cách mạng tháng 8/1945 đến 1954 quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.
– Từ 1954 – 1975 đô thị phát triển theo hai xu hướng:
Miền Nam: Chính quyền Sài Gòn dùng “đô thị hóa” như một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh.
Miền Bắc: ĐTH gắn với CNH trên cơ sở đô thị đã có. Từ 1965-1972 đô thị hóa chững lại do chiến tranh phá hoại.
– Từ 1975 đến nay đô thị hoá chuyển biến khá tích cực, nhưng cơ sở hạ tầng các đô thị còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
b. Tỉ lệ dân thành thị tăng.
Năm 2005, số dân thành thị chiếm 26,9% dân số cả nước, nhưng còn thấp so với các nước trong khu vực.
c. Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng.
– Năm 2006, cả nước có 689 đô thị, trong đó có 38 thành phố, 54 thị xã và 597 thị trấn.
– Trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều đô thị nhất : 167 đô thị (chủ yếu quy mô nhỏ), tiếp theo là : Đồng bằng sông Hồng (118), Đồng bằng sông Cửu Long (133).
– Đông Nam Bộ là vùng có ít đô thị nhất: 50 đô thị (có quy mô đô thị lớn nhất nước ta), tiếp theo là Tây Nguyên (54), Duyên hải Nam Trung Bộ (69), Bắc Trung Bộ (98).
Mạng lưới đô thị
– Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại dựa vào các tiêu chí cơ bản như số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân tham gia vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp.
– Đến năm 2004, nước ta có: 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác động của đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội
Đô thị hóa có các tác động không nhỏ đến sinh thái và kinh tế khu vực. Đô thị học sinh thái cũng quan sát thấy dưới tác động đô thị hóa, tâm lí và lối sống của người dân thay đổi, làm gia tăng khoảng cách giao thông, tăng chi phí đầu tư các cơ sở hạ tầng kĩ thuật và có tác động xấu đến sự phân hóa xã hội do cư dân ngoại ô sẽ không quan tâm đến các khó khăn của khu vực trong đô thị.
TÍCH CỰC
TIÊU CỰC
– Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. – Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động – Thay đổi sự phân bố dân cư. – Các đô thị: +Là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. +Là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng. +Là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài.
Nếu đô thị hóa không gắn liền với công nghiệp hóa thì sẽ xuất hiện các tiêu cực: – Làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến thành phố. – Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội ví dụ như thiếu việc làm sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đè như nghèo đói lạc hậu,mù chữ,tệ nạn như trộm cắp.
Một số tác động tích cực của đô thị hóa
– Đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư:
– Đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư. Các đô thị không chỉ là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động mà còn là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài.
– Các đô thị có ảnh hưỏng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp – xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà nước.
– Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
– Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
– Đô thị hóa có các tác động không nhỏ đến sinh thái và kinh tế khu vực. Đô thị học sinh thái cũng quan sát thấy dưới tác động đô thị hóa, tâm lí và lối sống của người dân thay đổi. Sự gia tăng quá mức của không gian đô thị so với thông thường được gọi là “sự bành trướng đô thị” (urban sprawl), thông thường để chỉ những khu đô thị rộng lớn mật độ thấp phát triển xung quanh thậm chí vượt ngoài ranh giới đô thị. Những người chống đối xu thế đô thị hóa cho rằng nó làm gia tăng khoảng cách giao thông, tăng chi phí đầu tư các cơ sở hạ tầng kĩ thuật và có tác động xấu đến sự phân hóa xã hội do cư dân ngoại ô sẽ không quan tâm đến các khó khăn của khu vực trong đô thị
– Đô thị phát triển tự phát thiếu quy hoạch, từ đó dẫn đến việc có một số đô thị thiếu hoặc rất kém về hạ tầng kỹ thuật và xã hội, ô nhiễm môi trường, cảnh quan suy thoái.. Ở bất cứ khâu nào của công tác quy hoạch (quy hoạch mới, quy hoạch cải tạo chỉnh trang đô thị cũng như điều chỉnh quy hoạch) đều thiếu sự đồng bộ, chất lượng các các đồ án quy hoạch không được tốt, thiết kế đô thị chưa được quan tâm hoặc bỏ ngỏ, điều lệ quản lý đô thị thì lỏng lẻo và thiếu sự thống nhất giữa các cấp… Thậm chí các dự án quy hoạch còn phụ thuộc vào các nhà đầu tư! Như vậy, nguyên nhân chính của tình trạng này là do hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng trong phát triển đô thị còn thiếu đồng bộ (nhiều lĩnh vực bị bỏ trống nhưng lại có nhiều lĩnh vực được đầu tư chồng chéo).
– Ngoài ra, đô thị hoá ở nước ta đã và đang dẫn đến mất cân đối trong sự hài hoà cần thiết giữa môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên. Đồng thời, cũng làm mất đi sự cân đối và sự hài hoà cần thiết giữa các vùng dân cư, các vùng kinh tế. Vậy thì, đô thị hóa nhất thiết phải được tiến hành đồng bộ cả vùng bị đô thị hoá và các lãnh thổ chịu tác động của quá trình đó.
Mặt khác, đô thị hoá đang tạo điều kiện phát triển rất nhanh cho các ngành phi sản xuất, nhưng lại cản trở sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất cho xã hội. Điều này, rất dễ nhận thấy ở các ngành nông, lâm, ngư nghiệp… tại các vùng nông thôn bị đô thị hóa, từ đó dẫn đến phân chia giàu nghèo một cách rõ rệt. Sự phân tầng xã hội về mặt kinh tế tất yếu sẽ sinh ra phân tầng xã hội về giáo dục, về văn hoá, về hệ tư tưởng, từ đó dẫn tới mâu thuẫn trong đời sống chính trị. Đó là tiền đề cho những bất an trong đời sống xã hội.
Đô thị hóa làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến thành phố. Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội ví dụ như thiếu việc làm sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đè như nghèo đói lạc hậu,mù chữ,tệ nạn như trộm cắp,làm gia tăng khoảng cách giao thông, tăng chi phí đầu tư các cơ sở hạ tầng kĩ thuật và có tác động xấu đến sự phân hóa xã hội do cư dân ngoại ô sẽ không quan tâm đến các khó khăn của khu vực trong đô thị.
Bài tập về đô thị hóa – Giải bài tập SGK Địa Lí 12 Bài 18
Câu 1. Dựa vào bảng 18.1, nhận xét về sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1990 – 2005.
Lời giải chi tiết:
Nhìn chung số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều có sự thay đổi tích cực theo hướng tăng lên trong giai đoạn 1990 – 2005.
– Số dân thành thị tăng lên nhanh và liên tục từ 12,9 triệu người (1990) lên 22,3 triệu người (2005).
– Tỉ lệ dân thành thị cũng tăng lên khá nhanh và liên tục từ 19,5% (1990) lên 26,9% (2005), nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực.
Câu 2. Dựa vào bảng 18.2, nhận xét về sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng trong cả nước.
Nhìn chung sự phân bố đô thị và số dân đô thị nước ta không đồng đều giữa các vùng.
– Số lượng đô thị:
+ Vùng có nhiều đô thị nhất (Trung du miền núi Bắc Bộ) gấp 3,34 lần vùng có số đô thị ít nhất (Đông Nam Bộ)
+ Trung du miền núi Bắc Bộ có số đô thị nhiều nhất (167 đô thị) nhưng chủ yếu là đô thị nhỏ (thị trấn thị xã), số dân số đô thị thấp .
+ Đông Nam Bộ có ít đô thị nhất (50 đô thị) nhưng tập trung nhiều đô thị có quy mô lớn và lớn nhất, số dân đô thị cao cao nhất.
– Số dân đô thị: Vùng có số dân đô thị cao nhất là Đông Nam Bộ (6928 nghìn người), gấp 5 lần vùng có số dân đô thị thấp nhất là Tây Nguyên (1368 nghìn người).
– Số thành phố còn quá ít so với mạng lưới đô thị – chiếm 5,5% (chỉ có 38 thành phố trong tổng 689 đô thị).
Câu 3. Nêu ví dụ minh họa điển hình về những hậu quả của quá trình đô thị hóa đối với phát triển kinh tế – xã hội và môi trường ở nước ta hiện nay.
Lời giải chi tiết:
Ở nhiều thành phố nước ta, quá trình đô thị hóa đã dẫn đến nhiều hậu quả như: nạn thiếu việc làm, nghèo đói ngày càng tăng, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, ô nhiễm môi trường, gia tăng các tệ nạn xã hội.
Ví dụ:
– Ở Hà Nội, sông Tô Lịch bị ô nhiễm nặng nề do các nguồn nước thải sinh hoạt trong thành phố.
– Ô nhiễm vùng biển các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình do nước thải công nghiệp của nhà máy Formusa đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đánh bắt nuôi trồng thủy sản và đời sống của người dân vùng biển các khu vực này.
– Chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.
– Nạn thất nghiệp gia tăng.
– Dịch bệnh tràn lan (sốt xuất huyết).
Câu 4. Vẽ biểu đồ (kết hợp cột kết hợp đường) thể hiện hiện quá trình đô thị hóa đô thị hóa ở nước ta theo bảng số liệu ở bảng 18.1.
Lời giải chi tiết:
1. Bảng số liệu:
Bảng 18.1. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1990 – 2005.
2. Vẽ biểu đồ:
************
Trên đây là nội dung bài học về Đô thị hóa là gì? Đặc điểm của đô thị hóa? Đô thị hóa ở các nước phát triển và các nước đang phát triển khác nhau như thế nào? Hy vọng sẽ giúp các em nắm vững kiến thức môn Địa lý lớp 12. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao nhé.
Biên soạn bởi: chinese.com.vn/giao-duc
Bạn đang đọc : Đô thị hóa là gì? Đặc điểm của đô thị hóa? – Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 18 2023 được cập nhập bởi Tekmonk.
Thông tin và kiến thức về chủ đề Đô thị hóa là gì? Đặc điểm của đô thị hóa? – Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 18 2023 do Học viện Công nghệ Tekmonk chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.