3 Đề đọc hiểu Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu) có đáp án chi tiết 2023
Đánh giá bài này
Bạn đang tìm kiếm 3 Đề đọc hiểu Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu) có đáp án chi tiết 2023 phải không? Xin chúc mừng bạn đã tìm đúng chỗ rồi! Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Tekmonk
3 Đề đọc hiểu Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu) có đáp án chi tiết được chinese.com.vn/giao-duc tổng hợp từ các bài thi Ngữ Văn trên toàn quốc sẽ là tài liệu cho các em ôn luyện trước khi bước vào kì thi sắp tới. Hy vọng với 3 bộ đề Mảnh trăng cuối rừng đọc hiểu dưới đây, các em sẽ trả lời đúng toàn bộ các câu hỏi trong bài thi nhé.
+ Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu văn.
Câu 4. Tư tưởng của nhà văn thể hiện qua đoạn trích trên là gì?
Lời giải:
Tư tưởng của nhà văn thể hiện qua đoạn trích trên:
– Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn tuổi trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
– Khẳng định sự sống bất diệt.
Câu 5. Em hãy nhận xét quan niệm về con người của tác giả trong đoạn tríc?
Lời giải:
Quan niệm nghệ thuật về con người trong đoạn trích: con người thời chiến mang theo vẻ đẹp anh hùng. Vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp lãng mạn, là sự hòa nhập giữa cái tôi với cái ta công đồng. Cái tôi riêng chung ấy chính là quan niệm nghệ thuật về con người thời chiến.
Đọc hiểu Mảnh trăng cuối rừng – Đề số 2
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Qua tầm kính ướt hơi sương, mảnh trăng nằm giữa những tầng mây hiện ra tái ngắt, ánh sáng loè nhoè, mỗi lúc xe nảy lên hay vòng qua chỗ lượn, mảnh trăng lại chập chờn lay động, có lúc thấy rơi tõm xuống khoảng tối mịt mù của cánh rừng già như một trò chơi ú tim. Khoảng gần khuya, trên các chỏm rừng, gió tây nam cuốn mây xám về một góc rồi thổi giạt đi. Gió thổi vào cành lá nguỵ trang trên nóc xe ràn rạt. Trên đầu chúng tôi, khoảng trời đêm trên cao trở nên trong vắt, cao lồng lộng, trong khoảng sâu thẳm nổi lên một tiếng chim mơ hồ. Nhưng ở lưng các cánh rừng, sương trắng không biết từ đâu cứ đùn ra mãi. Dòng sông bên trái đường phút chốc biến mất, chỉ còn là sương trắng phủ kín, thảng hoặc mới thấy một chỏm rừng, một ngọn núi đá bên kia sông nhô lên, đen đủi và cô độc giữa một mầu trắng xoá.
Xe tôi chạy trên lớp sương bềnh bồng. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Không hiểu sao, lúc ấy, như có một niềm tin vô cớ mà chắc chắn từ trong không gian ùa tới tràn ngập cả lòng tôi. Tôi tin chắc chắn người con gái đang ngồi cạnh mình là Nguyệt, chính người mà chị tôi thường nhắc đến. Chốc chốc, tôi lại đưa mắt liếc về phía Nguyệt, thấy từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao ! Bất ngờ, Nguyệt quay về phía tôi và hỏi một câu gì đó. Tôi không kịp nghe rõ vì đôi mắt tôi đã choáng ngợp như vừa trông vào ảo ảnh. Trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên và đẹp lạ thường! Tôi vội nhìn thẳng vào đoạn đường đầy ổ gà, không dám nhìn Nguyệt lâu. Từng khúc đường trước mặt cũng thếp từng mảnh ánh trăng…
(Trích Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu – Truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 54-55)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Các phương thức biểu đạt là: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
Câu 2. Những hình ảnh thiên nhiên nào được tác giả miêu tả trong đoạn trích?
Lời giải:
Các hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích là:
+ Lớp sương
+ Mảnh trăng
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Mành trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mành bạc”.
Lời giải:
Biện pháp tu từ: So sánh “như một mảnh bạc”.
Tác dụng: Gợi ra sự lung linh của ánh trăng, tăng sức gợi hình gợi cảm.
Câu 4. Anh/chị có nhận xét gi về vẻ đep của thiên nhiên và con ngườii đuợc thể hiện trong đoạn trích.
Lời giải:
Vẻ đẹp thiên nhiên và con người hòa quyện vào nhau vô cùng huyền diệu, lung linh và đẹp một cách lạ thường.
Đọc hiểu Mảnh trăng cuối rừng – Đề số 3
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Xe tôi chạy trên lớp sương bềnh bồng. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Không hiểu sao, lúc ấy, như có một niềm tin vô cớ mà chắc chắn từ trong không gian ùa tới tràn ngập cả lòng tôi. Tôi tin chắc người con gái đang ngồi cạnh mình là Nguyệt, chính người mà chị tôi thường nhắc đến. Chốc chốc tôi lại đưa mắt liếc về phía Nguyệt, thấy từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao! Bất ngờ, Nguyệt quay về phía tôi và hỏi một câu gì đó. Tôi không kịp nghe rõ vì đôi mắt tôi đã choáng ngợp như vừa trông vào ảo ảnh. Trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt, làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên và đẹp lạ thường!
Tôi vội nhìn thẳng vào đoạn đường đầy ổ gà, không dám nhìn Nguyệt lâu. Từng khúc đường trước mặt cũng thếp từng mảng ánh trăng…
(Trích Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu – Truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 54-55)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Lời giải:
Phương thức biểu đạt chính: tự sự
Câu 2. Chỉ ra hình ảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả trong đoạn trích.
Lời giải:
Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích:
+ Lớp sương bềnh bồng;
+ Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc.
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn: “Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc.”
Lời giải:
+ Hình ảnh so sánh: “mảnh trăng” được so sánh với “mảnh bạc”
+ Tác dụng: gợi vẻ đẹp trong sáng, lung linh của ánh trăng.
Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật Nguyệt trong đoạn trích.
Lời giải:
Mẫu trả lời số 1:
Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật Nguyệt trong đoạn trích:
+ Xây dựng hình tượng song hành: Nguyệt – trăng.
+ Bút pháp lãng mạn bay bổng.
Mẫu trả lời số 2:
Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật Nguyệt trong đoạn trích:
Tác giả miêu tả mái tóc Nguyệt “từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao”, khuôn mặt Nguyệt “khuôn mặt tươi mát ngời lên và đẹp lạ thường!” Thông qua các chi tiết miêu tả, tác giả ngợi ca vẻ đẹp ánh trăng, nhân vật Nguyệt xinh đẹp, tràn đầy sức sống. Từ đó ta thấy tác giả thật tài tình khi lấy hình tượng ánh trăng để nói lên khát vọng, niềm tin mãnh liệt của con người vào tương lai tươi sáng. Với các chi tiết, hình ảnh tác giả sử dụng chọc lọc, cô đọng, chân thực pha lẫn tính lãng mạn đã giúp tác phẩm chạm đến trái tim người đọc.
*****************
Trên đây là 3 Đề đọc hiểu Mảnh trăng cuối rừng có đáp án chi tiết. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ tự tin trả lời đúng các câu hỏi trong kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập thật tốt trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới.
Bạn đang đọc : 3 Đề đọc hiểu Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu) có đáp án chi tiết 2023 được cập nhập bởi Tekmonk.
Thông tin và kiến thức về chủ đề 3 Đề đọc hiểu Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu) có đáp án chi tiết 2023 do Học viện Công nghệ Tekmonk chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.