Bạn đang tìm kiếm Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022 – 2023 2023 phải không? Xin chúc mừng bạn đã tìm đúng chỗ rồi! Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Tekmonk
Đề kiểm tra GDCD 12 giữa học kì 1 năm 2022 – 2023 gồm 2 đề kiểm tra giữa kì 1, giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Đề thi giữa kì 1 môn GDCD 12 cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi. Ngoài ra các em tham khảo thêm: đề thi giữa kì 1 lớp 12 môn Toán, đề thi giữa học kì 1 môn tiếng Anh, Địa lý, Ngữ văn, Sinh học. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Đề kiểm tra GDCD 12 giữa học kì 1 năm 2022
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT……….. | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 MÔN: GDCD 12 NĂM 2022 – 2023 Thời gian làm bài: 45 phút; (40 câu trắc nghiệm) |
Câu 1: Sau khi mua xe ô tô từ cửa hàng xe máy Nam Anh, anh Bằng đến cơ quan chức năng làm thủ tục đăng kí xe. Trong trường hợp này, anh Bằng đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 2: Do mâu muẫn và vì lòng ganh ghét, đố kỵ với gia đình anh Hòa do đợt nuôi cá tra vừa qua, anh Hòa đạt lợi nhuận còn mình thì thua lỗ, nên anh Đông đã ném chai thuốc trừ sâu xuống ao cá còn lại của anh Hòa, gây tổn thất cho anh Hòa hàng chục triệu đồng. Hành vi của anh Đông được xác định là lỗi
A. vô ý do cẩu thả.
B. cố ý gián tiếp.
C. vô ý do nhận thức.
D. cố ý trực tiếp.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây phải chịu trách nhiêm pháp lý?
A. Người đủ 18 tuổi đánh chuột bằng điện, đã làm một người hàng xóm bị chết do điện giật.
B. Người dưới 14 tuổi cố ý phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội.
C. Người 17 tuổi do phòng vệ chính đáng nên đã làm một người bị chấn thương sọ não.
D. Người đủ 16 tuổi trở lên gây tổn hại sức khỏe người khác do mắc bệnh tâm thần.
Câu 4: Ông H cho ông G vay một khoản tiền, việc vay trên đã được ông G viết giấy biên nhận, trong đó có ngày hẹn sẽ trả. Đúng đến ngày hẹn, ông H đến nhà ông G đề nghị trả số tiền này, nhưng ông G không trả với lí do chưa có và hẹn ngày khác, hai ông đã cự cãi và dẫn đến xô xát. Thấy thế T và Q là con trai của ông G đã xông vào đánh ông H bị trọng thương trên 11%. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật dân sự?
A. Ông G.
B. Ông G, anh T và anh Q.
C. Ông H, anh T và anh Q.
D. Ông H và ông G.
Câu 5: Trên cơ sở quy định pháp luật về an ninh trật tự an toàn xã hội, vào mùa bóng đá tranh giải AFF, Ủy ban nhân dân thành phố Mỹ Tho đã yêu cầu người dân không được có hành động quá khích và đua xe trái phép. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?
A. Là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội.
B. Là phương tiện nhắc nhở, cưỡng chế mọi người không vi phạm.
C. Là công cụ duy nhất quản lý đô thị hữu hiệu.
D. Là phương tiện để đảm bảo an ninh, mỹ quan thành phố.
Câu 6: Sau khi kết hôn, anh Hưng buộc vợ mình là chị Lan phải theo đạo Tin Lành của gia đình mình. Việc làm của anh Hưng đã vi phạm nội dung bình đẳng:
A. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
B. Bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng
C. Bình đẳng giữa các tôn giáo
D. Bình đẳng về quyền tự do cơ bản
Câu 7: Bức xúc về việc anh H tự ý rút toàn bộ tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để cá độ bóng đá, chị M vợ anh bỏ đi khỏi nhà. Thương cháu nội mới hai tuổi thường xuyên khóc đêm vì nhớ mẹ, bà S mẹ anh H gọi điện xúc phạm thông gia đồng thời ép con trai bỏ vợ. Khi chị M nhận quyết định li hôn, ông G bố chị đến nhà bà S gây rối nên bị chị Y con gái bà đuổi về. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh H, chị M và bà S.
B. Anh H, chị M, bà S và ông G.
C. Anh H, bà S, ông G và chị Y.
D. Anh H, chị M.
Câu 8: Thẩm quyền ban hành hiến pháp và luật là của:
A. Quốc hội
B. Nhà nước
C. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền
D. Chính phủ
Câu 9: Công ty G đã sử dụng hình ảnh của một ca sỹ để quảng cáo cho dòng sản phẩm mì ăn liền của mình mà chưa được sự đồng ý của ca sỹ đó. Hành vi của công ty G đã vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Vi phạm kỷ luật.
B. Vi phạm dân sự.
C. Vi phạm hành chính.
D. Vi phạm hình sự.
Câu 10: Người bao nhiêu tuổi khi vi phạm pháp luật hình sự với mọi tội phạm do mình gây ra?
A. Đủ 16 tuổi.
B. 16 tuổi.
C. Đủ 18 tuổi.
D. Đủ 14 tuổi.
Câu 11: Quyền bình đẳng trong cách đối xử của cha mẹ với con thể hiện cha mẹ
A. cần tạo điều kiện tốt cho con trai hơn con gái.
B. không được phân biệt đối xử giữa các con.
C. cần quan tâm chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.
D. được quyền quyết đinh việc, chọn ngành nghề cho con.
Câu 12: Anh K đi xe máy vượt đèn đỏ nên bị Cảnh sát giao thông giữ xe lại và lập biên bản xử phạt vi phạm. Anh K phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Hành chính.
D. Kỉ luật.
Câu 13: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người
A. có điều kiện kinh tế thực hiện.
B. có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
C. đủ 18 tuổi thực hiện.
D. đã thành niên thực hiện.
Câu 14: Khi các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền và làm những gì mà pháp luật cho phép. Là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 15: Hiến pháp quy định “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”. Để phù hợp với Hiến pháp, Luật Giáo dục có khẳng định quy định chung: “Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”. Sự phù hợp của Luật giáo dục với Hiến pháp thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính quy phạm pháp luật.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 16: Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Cách li người vi phạm với những người xung quanh.
B. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với người vi phạm pháp luật.
C. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.
D. Xác định được người xấu và người tốt.
Câu 17: Anh A quyết định mang cầm cố chiếc xe ô tô của hai vợ chồng để làm ăn kinh doanh mà không bàn bạc với chị B. Anh đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. tài sản riêng.
B. tình cảm.
C. tài sản chung.
D. nhân thân.
Câu 18: Nội dung: “Quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật” thể hiện một trong những đặc trưng nào của pháp luật dưới đây?
A. Tính nghiêm túc.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính nhân dân.
D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 19: Khi nhận tám trăm triệu đồng tiền đặt cọc mua xe ô tô của anh K và anh H, vì muốn chiếm đoạt số tiền trên, anh N nói với vợ đó là tiền được công ty thưởng cuối năm rồi hai vợ chồng dùng số tiền đó đi du lịch. Quá hạn nhận xe đã lâu, tìm gặp anh N nhiều lần không được, anh K và anh H đã đến nhà đập phá đồ đạc và hành hung vợ anh N gây thương tích nghiêm trọng, làm tổn hại 40% sức khỏe của chị. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự?
A. Vợ chồng anh N, anh K và anh H.
B. Anh K và anh H.
C. Anh N, anh K và anh H.
D. Anh K, anh H và vợ anh N.
Câu 20: Chỉ ra đâu là hình thức áp dụng pháp luật dưới đây?
A. Chị V kinh doanh các mặt hàng mỹ phẩm theo đúng pháp luật.
B. Tòa án nhân dân ra quyết định thu hồi đất của gia đình chị Thy.
C. Anh X tham gia ứng cử Hội đồng nhân dân các cấp.
D. Anh S không tham gia, mua bán động vật hoang dã quý hiếm.
Câu 21: Chế tài nào sau đây không phải là chế tài của vi phạm kỷ luật?
A. cảnh cáo.
B. buộc thôi việc.
C. phê bình.
D. chuyển đổi vị trí công tác.
Câu 22: Chị Chi không đội mũ bảo hiểm khi lưu thông xe máy trên tuyến đường nội thành trên địa bàn Thị Xã Cai Lậy. Trong trường hợp này chị Chi đã:
A. không thi hành pháp luật
B. không áp dụng pháp luật
C. không sử dụng pháp luật
D. không tuân thủ pháp luật
Câu 23: Bà H mất con chó Pull. Nghi ngờ hàng xóm là bà K bắt con chó vì ghét mình, bà H đã lên facebook đăng startust với trạng tháng buồn và chửi buâng quơ. Nhân lúc nhà bà K đi vắng, con gái bà H là chị S và bạn trai là anh M vào nhà bà K để tìm con chó. Trong trường hợp này, người nào dưới đây đã có hành vi trái với quy tắc xử sự của pháp luật?
A. Chị S và anh M.
B. Anh M bà K, và chị S.
C. Chị S, anh M và bà H.
D. Bà H và chị S.
Câu 24: Những quy phạm đạo đức phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội được nhà nước đưa vào trong các quy phạm pháp luật là thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với
A. đạo đức.
B. xã hội.
C. chính trị.
D. kinh tế.
Câu 25: Pháp luật là phương tiện để công dân
A. đạt được lợi ích cho mình và mọi người.
B. thực hiện quyền của mình.
C. làm việc có hiệu quả và chất lượng.
D. thực hiện ước mơ, hoài bảo của mình.
Câu 26: Pháp luật không quy định về những việc:
A. được làm.
B. phải làm.
C. cần làm.
D. không được làm.
Câu 27: Anh C và anh M là cán bộ được giao quản lí tài sản của Nhà nước nhưng đã lợi dụng vị trí công tác, tham ô hàng chục tỉ đồng. Cả hai đều bị tòa án xử phạt tù. Quyết định xử phạt của Tòa án là biểu hiện công dân bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây?
A. Về nghĩa vụ cá nhân.
B. Về nghĩa vụ quản lí.
C. Về trách nhiệm công vụ.
D. Về trách nhiệm pháp lí.
Câu 28: Đặc trưng nào của pháp luật làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
D. Tính quy phạm phổ biến
Câu 29: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo qui định của pháp luật thể hiện bình đẳng về
A. Thực hiện pháp luật.
B. Trách nhiệm pháp lý.
C. Trách nhiệm công dân.
D. Quyền và nghĩa vụ.
Câu 30: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi:
A. dân tộc, giới tính, tôn giáo.
B. thu nhập, tuổi tác, địa vị.
C. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.
D. dân tộc, độ tuổi, giới tính.
Câu 31: Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?
A. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội.
B. Pháp luật bắt buộc đối với cán bộ, công chức.
C. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
D. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em.
Câu 32: Cơ quan thuế xử phạt hành chính hai doanh nghiệp chậm nộp thuế, trong đó có một doanh nghiệp nhà nước và một doanh nghiệp tư nhân. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Bình đẳng trong kinh doanh.
D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
Câu 33: Khẳng định nào dưới đây không đúng về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức?
A. Pháp luật là phương tiện quan trọng để bảo vệ các giá trị đạo đức.
B. Pháp luật là phương tiện đặc thù để bảo vệ các giá trị đạo đức.
C. Pháp luật và đạo đức được thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
D. Quy phạm pháp luật chủ yếu thể hiện các quan niện về đạo đức.
Câu 34: Vợ chồng giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhau là biểu hiện bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Quan hệ nhân thân.
B. Quan hệ thân nhân.
C. Quan hệ hợp tác.
D. Quan hệ tinh thần.
Câu 35: Cơ quan áp dụng chế tài hình sự
A. Ủy ban Nhân dân.
B. Tòa án nhân dân
C. Viện kiểm sát nhân dân.
D. Công an nhân dân
Câu 36: Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thể hiện ý chí của:
A. Giai cấp nông dân
B. Nhà nước
C. Cán bộ công chức nhà nước
D. Giai cấp công nhân
Câu 37: Vì con trai là anh C kết hôn đã nhiều năm mà chưa có con nên bà G mẹ anh đã thuyết phục con mình bí mật nhờ chị D vừa li hôn mang thai hộ. Phát hiện việc anh C sống chung như vợ chồng với chị D là do bà G sắp đặt, chị H vợ anh đã tự ý rút toàn bộ số tiền tiết kiệm của gia đình rồi bỏ đi khỏi nhà. Thương con, bà T mẹ chị H nói xấu bà G trên facebook và sang nhà thông gia mắng chửi bà G. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Bà G, anh C và chị H.
B. Bà G, chị D và anh C.
C. Bà G, anh C, chị H và chị D.
D. Bà G, anh C, bà T và chị H.
Câu 38: Ý kiến nào sau đây là sai:
A. Đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự với tội rất nghiệm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng.
B. Đủ 16 tuổi trở lên sẽ chịu trách nhiệm hành chính với mọi loại vi phạm hành chính do mình gây ra.
C. Đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hành chính với lỗi cố ý
D. Đủ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự với mọi loại tội phạm do mình gây ra.
Câu 39: Anh A và chị B sau thời gian tìm hiều và quyết định tiến đến hôn nhân. Tuy nhiên việc kết hôn của họ không được thực hiện vì chị B mới 17 tuổi. Cán bộ tư pháp Phường đã giải thích rằng: Luật Hôn nhân và gia đình quy định, nữ từ đủ 18t trở lên, nam từ đủ 20t trở lên mới được kết hôn. Quy định này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính thực tiễn xã hội.
B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 40: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. các quan hệ tài sản và quan hệ thân thân.
B. các quan hệ sở hữu và quan hệ lao động.
C. các quan hệ sở hữu và quan hệ hợp đồng.
D. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân nhân.
……………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Bạn đang đọc : Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022 – 2023 2023 được cập nhập bởi Tekmonk.
Thông tin và kiến thức về chủ đề Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022 – 2023 2023 do Học viện Công nghệ Tekmonk chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.
Tham khảo thêm các khóa học công nghệ đỉnh cao tại: Học viện công nghệ Tekmonk
Nguồn: Internet
Có thể bạn muốn biết:
Đã đọc:
156