Lý cây xanh là dân ca vùng nào? 2023

Đánh giá bài này

Bạn đang tìm kiếm Lý cây xanh là dân ca vùng nào? 2023 phải không? Xin chúc mừng bạn đã tìm đúng chỗ rồi! Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Tekmonk

Việt Nam là đất nước có một nền văn hoá nghệ thuật đa dạng dựa trên tập quán sinh sống của từng vùng miền. Trong đó ta có quan họ, chèo là điểm nổi bật của miền Bắc, miền Trung câu hò, miền Nam dân ca. Trong số những điệu nhạc dân gian Việt Nam có một tác phẩm rất nổi tiếng là Lý cây bông, vậy nhưng không phải ai cũng biết về tác phẩm này. Sau đây, xin mời các bạn cùng trường chinese.com.vn/giao-duc tìm hiểu Lý cây xanh là dân ca vùng nào? 

Lý là gì? Nguồn gốc xuất xứ?

Trước khi tìm hiểu lý cây xanh là dân ca của vùng miền nào trên đất nước ta, ta cần phải hiểu lý là gì?

Lý là một thể loại âm nhạc dân gian tồn tại trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Việt từ Bắc đến Nam, nhưng phổ biến nhiều nhất là từ Thừa Thiên Huế, Nam Trung bộ trải dài đến khu vực Nam bộ. Các điệu Lý xuất phát từ nguồn gốc lao động mà ra, đó là thứ nghệ thuật dân gian tự phát của người bình dân. Nhất là trong quá trình khai phá vùng đất mới Nam bộ. Lý đề cập đến nhiều đề tài, mọi góc độ, trạng thái của tình cảm, mọi hiện tượng cuộc sống, cùng những mơ ước của quần chúng, qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Những điệu Lý song hành cùng con người nơi đây tạo nên nét đặc trưng riêng, tuy mộc mạc, giản dị nhưng luôn mang chất ngọt ngào, trữ tình và đặc sắc. Các điệu Lý là thể loại âm nhạc dân gian truyền khẩu, sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể, kết hợp với cụm từ, điệp ngữ, âm đệm… tưởng như dư thừa trong câu hát, nhưng đó chính là cái hay để thể hiện mọi cung bậc tình cảm của điệu Lý. Như bài Lý lu là, lời gốc: Ai về Giồng Dứa qua truông. Gió lay bông sậy bỏ buồn cho em. Nhưng khi hát phải thêm những câu đệm: Ai về Giồng Dứa (mà) qua truông. Gió lay (lu là) bông sậy (ơi nàng ơi) bỏ (ớ ơ ơ) buồn (ơi nàng ơi mà) cho em…

Lý là một  trong những thể loại âm nhạc dân gian của Việt Nam

Lý như là một điệu hát dân dã, bình dân ngắn gọn, dễ nhớ. Những điệu Lý thường sinh động về nội dung, phong phú về điệu thức và rất đa dạng về ngôn từ. Những điệu Lý luôn mang tính đặc trưng của người nông dân mộc mạc, vì thế Lý không mang lời hát cầu kỳ, bóng bẩy giàu chất văn chương bác học. Khi những điệu Lý phát triển ở Nam bộ, nó mang thêm tính phóng khoáng, bộc trực của người dân sông nước nơi đây, luôn nói lên tinh thần tích cực, sức sống mạnh mẽ của người nông dân. Lý Nam bộ có vần, có điệu rất gần với ca dao, hò, vè nhưng lại mang tính nhạc điệu (hát), còn ca dao, hò, vè mang tính ngâm vịnh (thơ ca) nhiều hơn. Mỗi điệu Lý thường có nội dung rõ ràng, như nói về những kinh nghiệm trong sản xuất như Lý đất giồng, Lý kéo chài. Ca ngợi cái đẹp trong thiên nhiên như Lý chim xanh, Lý giọng bóng. Ca ngợi đức tính tốt của con người như Lý Ba Tri, Lý cái kéo. Hoặc mỉa mai, châm biếm cái xấu, bọn cường hào như: Lý con khỉ, Lý bình vôi, Lý kêu đò…

Các điệu Lý thường được lấy tên từ các loại cây trái, bông hoa, chim thú, cá nước, bánh trái hoặc các vật dụng quen thuộc, các phương tiện lao động hàng ngày, hay các nhân vật tầng lớp trong xã hội, đến các phong tục, lễ nghi, hội hè. Như Lý cây khế, Lý cây mù u, Lý con mèo, Lý con sam, Lý bờ đắp, Lý chim thằng chài… Có những tên điệu Lý nghe rất lạ như: Lý cháo Lý cơm, Lý nón treo, Lý xôi vò, Lý cơm khô Lý cơm cháy, Lý ông Thôn, Lý chú Chệt, Lý bập boòng boong… Qua đó, chúng ta thấy tên các điệu Lý đều xuất phát từ những đồ vật, sự kiện, cảnh vật hoặc những nhân vật có thực trong đời sống của người lao động. Bất cứ cái gì họ gặp, họ thấy, họ biết đều có thể trở thành điệu Lý. Xuất phát từ lao động mà hình thành nên những điệu Lý, vì thế trong lúc đang lao động người ta cũng hát Lý được với nhau, lúc nghỉ ngơi cũng ngân nga các điệu Lý. Đó là cách bày tỏ tâm sự, nói lên tình cảm lạc quan, ước mơ, khát vọng của mình trước cuộc sống.

See also  Giải bài 1, 2, 3 trang 20 Vở bài tập Toán 4 tập 2 2023

Cách đặt tên điệu lý

Để có được một cái tên phù hợp, không phải ngẫu hứng mà có được, việc đặt tên cho các điệu lý có quy luật riêng như sau:

  • Đặt tên từ nội dung của lời hát (ca dao): lý con cúm núm, lý con sam, lý con sáo, lý ngựa ô, lý cây bần, lý cây gòn, lý trái bắp, lý trái mướp, lý dầu dừa, lý mù u, lý bình vôi, lý cái phảng, lý chúc rượu, lý qua cầu, lý cấy, lý đương đệm, lý cảnh chùa, lý vọng phu…
  • Đặt tên từ một số từ đầu của câu hát: lý con cua, lý con chuột, lý con mèo, lý chim chi, lý chim sắc, lý chim chuyền, lý cây xanh, lý cây bông, lý cây ớt, lý mạ non, lý dừa tơ, lý trồng hường, lý chẻ tre, lý chiếu bông, lý chiều chiều, lý bánh canh, lý dĩa bánh bò, lý ông hương, lý nàng dâu, lý ba xa kéo chỉ, lý xăm xăm, lý liễn vũ…
  • Đặt tên theo tiếng đệm lót hoặc tiếng láy đưa hơi: lý í a, lý băng rù, lý bằng lưu thủy, lý bằng rằng, lý cống xê xang, lý giọng ứ, lý hố khoan, lý hố mơi, lý kỳ hợi, lý lu là, lý tú lý tiên, lý rị đa (hoặc lý đu đê), lý rường ơ, lý tang tình, lý ợ, lý yến ảnh..
  • Đặt tên các điệu lý giọng bông theo xuất xứ của loại hình ca bóng rỗi; hoặc đặt tên theo đặc tính của nhóm tiếng đệm mô phỏng các bậc âm của “chữ đờn” dân tộc; hoặc tiếng tụng niệm kinh kệ: lý bản đờn, lý cống chùa…
  • Đặt tên theo địa danh: lý Ba Tri, lý Cái Mơn…

Một số trường hợp cùng một làn điệu nhưng mang tên lý khác nhau, và ngược lại

Lý là một thể loại âm nhạc dân gian với những nét đặc trưng vốn có, là kho tàng vô giá của một trong những làn điệu dân tộc cần gìn giữ và phát huy.

Trả lời câu hỏi Lý cây xanh là dân ca vùng nào?

Lý cây xanh là một bài dân ca Nam Bộ.

– Làn điệu dân ca Nam Bộ: là những bài hát ngắn gọn, mộc mạc không có tác giả, được sáng tác do nhu cầu sinh hoạt, từ cuộc sống của người dân và được phổ biến bằng truyền khẩu từ đời này sang đời khác, từ vùng này sang vùng khác.

– Nội dung bài Lý cây xanh (dân ca Nam Bộ): yêu cây xanh, yêu thiên nhiên và biết bảo vệ môi trường. Qua nội dung bài hát, trẻ biết được tác dụng của cây xanh, trẻ biết yêu quý, bảo vệ cây xanh và bảo vệ môi trường.

Trích nguyên bản lời và hợp âm của điệu Lý cây xanh

Lời bài Lý cây xanh

Cái cây xanh xanh

Thì lá cũng xanh

Chim đậu trên cành

Chim hót líu lo

Líu lo là líu lo

Líu lo là líu lo

See also  Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm hay nhất (23 Mẫu) 2023

Hợp âm bài Lý cây xanh

Cái cây xanh [C]xanh thì lá cũng xanh.
Chim đậu trên [Am]cành, chim hót líu [G]lo .
Líu lo là líu [C]lo. líu lo là líu [G]lo

Giáo án dạy bài Lý cây xanh bậc mầm non

Yêu cầu

Dạy trẻ hát một bài mới vừa khó, vừa dễ, trẻ có thể ghi nhớ nhanh, tuy nhiên phải có hướng dạy chính xác, với bài Lý cây xanh, các cô cần đạt được những yêu cầu sau đây:

Một là, trẻ hát đúng nhạc, rõ lời bài hát, biết tên bài hát.

Hai là, hát thuộc bài hát thể hiện được tình cảm của bài hát.

Ba là, trẻ biết tên một số nhạc cụ âm nhạc.

Bốn là, phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ.

Năm là giáo dục: Trẻ ngoan ngoãn có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây.

Chuẩn bị

Để có được bài giảng xuyên suốt và các bạn có thể học hát theo, tạo cảm hứng cho các con học hát, các cô cần chuẩn bị những dụng cụ sau đây:

Thứ nhất, chuẩn bị những xắc xô, phách tre (dùng để tạo không khí, hoặc gõ nhịp khi tập hát)

Thứ hai, chuẩn bị các dụng cụ âm nhạc, đầu quay, đĩa nhạc (dùng để phát nhạc)

Thứ ba, trang phục của trẻ, của cô.

Thứ tư, một số trò chơi cho trẻ.

Tiến hành

Hoạt động của côHoạt động của trẻ
* Hoạt động 1:Gợi hứng thú

– Hôm nay đến lớp các con có vui  không?

– Đến lớp các con được gặp lại ai?

Các bạn ơi! Chúng mình cùng xem cô mang đến cho lớp mình cái gì nhé

– Chúng mình thấy có hình ảnh gì?

– Cây lớn lên như thế nào?

– Lá cây có màu gì?

– Cành cây đâu, chúng mình vươn cao nào, lá đâu lá đâu lá cây đung đưa theo gió nhé

– Trồng nhiều cây xanh để làm gì?

– Từ xa xưa vẻ đẹp của cây xanh cũng như vẻ đẹp của thiên nhiên đã được người dân Việt Nam ca ngợi qua các câu hò, điệu lý. Hôm nay cô cháu mình cùng học bài hát “Lý cây xanh”- dân ca nam bộ

* Hoạt động 2: Dạy hát “ Lý cây xanh”

– Cô cũng có bài hát rất hay đó là bài hát: Lý cây xanh mà hôm nay cô sẽ dạy chúng mình hát.

– Cô giới thiệu bài hát và hát cho trẻ nghe lần 1 kết hợp với nhạc.

– Cô vừa hát bài gì?

– Cô hát lần 2 kết hợp với nhạc cụ.

– Đàm thoại với trẻ:

– Cô vừa hát bài hát gì ?

– Bài hát có giai điệu như thế nào?

Cô giảng giải nội dung bài hát: bài hát nói về cây xanh tỏa bóng mát chim đậu trên cành hót líu lo

– Cô cho cả lớp hát 2 lần.

– Tay đẹp của các bạn đâu các bạn cùng vỗ tay theo nhịp với bài hát “Lý cây xanh” nha

– Chúng mình cùng làm những chú chim hót trên cành cây nào(Trẻ hát chưa đúng cô sửa sai) Dung đưa người

– Cô mời các bạn tổ 1 lá đứng lên hát cho cô và các bạn cùng nghe ( Sau khi trẻ hát xong hỏi tổ khác nhận xét, cô sửa sai cho trẻ hát chưa đúng- tổ 1 lá hát vỗ tay)

– Mời tổ 2 lá hát (bá vai nhau đung đưa người sau đó cho trẻ tổ khác nhận xét

– Tổ 3 lá hát thể hiện động tác- Nhận xét

– Mời nhóm 3 bạn( Sửa sai- tuyên dương)

– Mời cá nhân(Sửa sai- tuyên dương)

– Những cái cây lớn nhanh đung đưa trước gió nào( Trẻ hát thể hiện động tác)

– Cô mời 2 nhóm lên hát (kết hợp với nhạc cụ).

– Các con vừa hát bài gì?

Giáo dục: Trẻ ngoan ngoãn có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây.

* Hoạt động 3TCAN “Ai đoán giỏi”

– Cô giới thiệu từng loại nhạc cụ và gõ thử cho trẻ nghe.

– Cô dấu nhạc cụ dưới gầm bàn gõ và cho trẻ đoán.

– Cô mời trẻ từng trẻ đoán và gõ thử hoặc vừa gõ vừa hát 1 bài hát nào đó.

Cây xanh khi lớn lên sẽ như thế nào?

– Chúng mình sẽ phải làm gì để có nhiều cây xanh

Các bạn nhớ là không đươc…..

– Có 1 làn điệu dân ca Nam bộ nhẹ nhàng uyển chuyển nói về những bông hoa tươi đẹp với những màu sắc khác nhau, chúng mình cùng lắng nghe cô hát nhé

– Cô hát lần 1 + Nhạc

– Trước vẻ đẹp của những loài hoa, dân gian đã dùng những điệu lý câu hò để ca ngợi vẻ đẹp đó, những bài lý  được hát trong các dịp lễ hội. Bây giờ các bạn cùng đứng lên múa hát với cô bài hát này nhé

* Kết thúc: Cô và trẻ hát bài “Lý cây xanh”

HĐ4: Trò chơi “ Bé làm nghệ sĩ”

– Lớp chúng mình hát rất hay rồi bây giờ cô sẽ xem các bạn có làm được những nghệ sĩ tí hon không nhé

– Đầu tiên sẽ thử làm ca sĩ

+ Cô sẽ la và vỗ tay theo phách các bạn sẽ làm giống cô nhé

+Lần 1 cô sẽ làm nhanh

+Lần 2 cô sẽ làm chậm hơn

– Nhận xét và động viên trẻ

– Bây giờ sẽ thử tài làm nhạc sĩ nhé. Cô có hình ảnh của 1 cây xanh lớn nhanh và 1 cây lớn chậm, các bạn sẽ la và gõ phách nhanh khi có hình ảnh của cây lớn nhanh, sẽ la và gõ phách chậm khi có hình ảnh của cây lớn chậm

– Các bạn có thể là những nghệ sĩ tí hon đấy, cô rất khen cả lớp mình, bây giờ các bạn sẽ ra sân để tưới nước chăm sóc cho cây mau lớn nhé. Trẻ hát lý cây xanh ra sân

– Trẻ trả lời

– Cô giáo và các bạn

– Chú ý nghe cô nói

– Trẻ nghe cô hát

– Lý cây xanh.

– Trẻ nghe cô hát.

– Lý cây xanh..

– vui nhộn

– Lớp hát

– Tổ hát

– Nhóm hát

– Cá nhân hát

– Lý cây xanh.

– Vâng ạ

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ đoán

– Trẻ chơi

– Trẻ hát và ra ngoài

See also  Kể về một lần em trốn học đi chơi 2023

Video về Lý cây xanh

Kết luận

Bài viết đã cung cấp đến các bạn những thông tin cần thiết về bài hát Lý Cây xanh cũng như một bài giảng hoàn chỉnh về bài hát này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Bạn đang đọc : Lý cây xanh là dân ca vùng nào? 2023 được cập nhập bởi Tekmonk.

Thông tin và kiến thức về chủ đề Lý cây xanh là dân ca vùng nào? 2023 do Học viện Công nghệ Tekmonk chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Tham khảo thêm các khóa học công nghệ đỉnh cao tại: Học viện công nghệ Tekmonk
 			Lý cây xanh là dân ca vùng nào?		 2023

Nguồn: Internet

Có thể bạn muốn biết:

Có thể bạn quan tâm More From Author

Leave a comment