Bạn đang tìm kiếm Tác phẩm Chí Phèo từng có những nhan đề nào? Ý nghĩa nhan đề Chí Phèo? 2023 phải không? Xin chúc mừng bạn đã tìm đúng chỗ rồi! Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Tekmonk
Đề bài: Tác phẩm Chí Phèo từng có những nhan đề nào? Ý nghĩa nhan đề Chí Phèo?
Tác phẩm Chí Phèo từng có những nhan đề nào? Ý nghĩa 3 nhan đề của Chí Phèo
Bài mẫu số 1: Tác phẩm Chí Phèo từng có những nhan đề nào? Ý nghĩa nhan đề Chí Phèo?
a. Tác phẩm “Chí Phèo” có những nhan đề:
– Lúc đầu có tên là “Cái lò gạch cũ”: nhấn mạnh sự xuất hiện của Chí Phèo trong cuộc đời,cách gọi này dựa vào hình ảnh cái lò gạch bỏ không ở phần đầu và được lặp lại ở câu kết của tác phẩm, điều đó có ý nghĩa nhấn mạnh tính chất quy luật của hiện tượng Chí Phèo, tạo ra ám ảnh trong tâm trí người đọc. Tuy nhiên nhan đề này đã thể hiện cái nhìn bi quan của tác giả về số phận của người nông dân.
– Sau đó Nhà xuất bản Đời Mới đổi tên là “Đôi lứa xứng đôi”: nhan đề này dựa vào mối tình Chí Phèo – thị Nở, gợi sự tò mò của độc giả. Tuy nhiên, nhan đề này cũng chưa khái quát được ý nghĩa của tác phẩm.
b. Ý nghĩa của nhan đề “Chí Phèo”:
– Nhan đề “Chí Phèo” vẽ nên một con người cụ thể, một số phận cụ thể, cô đơn, cô độc…
– Nhan đề “Chí Phèo” thâu tóm được nội dung của tác phẩm. Chí Phèo là nạn nhân, là sản phẩm của XH phong kiến nửa thực dân. Chí là người nông dân lương thiện nhưng lại bị đẩy vào “bước đường cùng” trở thành kẻ lưu manh, côn đồ, mất hết cả nhân hình nhân tính. Trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí bị cự tuyệt quyền làm người. Nam Cao phát hiện trong sâu thẳm con người ấy là bản tính lương thiện. Chỉ cần một chút tình thương nhen nhóm sẽ bùng lên. Cuối cùng nhờ tình yêu của Thị Nở, Chí được thức tỉnh. Anh đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện rồi giết chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.
– Nhan đề đã góp phần bộc lộ giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
—————- Hết bài 1 ——————
Bên cạnh Tác phẩm Chí Phèo từng có những nhan đề nào? Ý nghĩa nhan đề Chí Phèo? các em cần tìm hiểu thêm những nội dung khác như Phân tích tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo hay phần Ý nghĩa 3 lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến nhằm củng cố kiến thức của mình.
Bài mẫu số 2: Tác phẩm Chí Phèo từng có những nhan đề nào? Ý nghĩa nhan đề Chí Phèo?
Một trong những thành công của những nhà văn lớn, không chỉ xây dựng được một hình ảnh nổi bật, mà còn đóng góp được trong đó một thái độ, nêu bật được tình tiết và nổi bật được nhân vật của mình. Trong đó không thể không kể đến một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nam Cao mang tên Chí Phèo. Từ ngay nhan đề đã gây cho ta những ấn tượng khó phai mờ.
Tác phẩm chí phèo được viết trong hoàn cảnh nước ta đang phải chịu hai tầng áp bức, có cả thuộc địa phong kiến tàn ác mà đại diện trong câu truyện là – Bá kiến, nhưng trong tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố đó là nhân vật Nghị Quế, giàu có, nhưng độc ác.
Chí Phèo, là một người nông dân từng là một anh canh điền hiền lành như đất. Vốn sinh ra đã bị mồ côi cả cha lẫn mẹ, được một anh thả ống lươn nhặt được trong cái lò gạch cũ bỏ không. Số phận của Chí cũng từ đó mà lớn lên, nhưng không may, chí gặp phải những đối tượng đại diện cảu tầng lớp thống trị phong kiến lúc bấy giờ là bà Ba và Bá Kiến.
Cuộc sống của Chí cũng bị thay đổi và đảo lộn từ ngày đó, những hành trình của một con người hiền như đất dần bị tha hóa từng ngày trở thành một kẻ lưu manh không nhà không cửa không người thân bè bạn, hắn làm tay sai cho Bá Kiến và trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
Đọc tác phẩm ta không chỉ thương cho Chí mà còn xót cho số phận một con người bị tha hóa và chịu sự áp bức, chịu sự chi phối tha hóa của xã hội lúc bấy giờ. Chí Phèo bước ra từ câu truyện ngòi bút của Nam Cao còn là đại diện chung cho số phận khốn cùng, tha hóa và đơn độc trong một xã hội chỉ toàn những áp bức bóc lột, xã hội quần ngư tranh thực một xã hội phong kiến tàn ác bị thu nhỏ…
Vì thế, ấn tượng với nhan đề tác phẩm, lúc đầu truyện có tên là “cái lò gạch cũ” nhấn mạnh sự xuất hiện của của Chí Phèo trong cuộc đời. Nhưng đó chỉ là cái tên được đặt lúc ban đầu mà thôi, cái hình ảnh lò gạch cũ xuất hiện ở đầu, sau được lặp lại ở cuối truyện mang một thông điệp ý nghĩa lặp lại kết cấu ở tác phẩm. Điều đó nhấn mạnh được tính chất quy luật của hiện tượng Chí Phèo.
Chí Phèo xuất hiện như vậy đấy, một hình ảnh mang sức gợi và ám ảnh sâu sắc trong lòng bạn đọc. Sau đó, nhà xuất bản Đời Mới có đặt lại với tên “đôi lứa xứng đôi” nhan đề này dựa vào mối tình Chí Phèo – Thị Nở. gợi ra được cho bạn đọc một sự tò mò và có thể nói cũng khái quát được phần nào ý nghĩa của cả tác phẩm.
Nhưng, tên nhan đề là Chí Phèo thì càng trở nên ám ảnh và đặc biệt hơn. Đó chính là tên gọi chính của nhân vật, một con người cụ thể với số phận cụ thể. Nhan đề này đã thâu tóm được nội dung của tác phẩm, việc CHí bị đẩy trở thành kẻ lưu manh, côn đồ và vô nhân tính.. Cuối cùng CHí được thức tỉnh nhưng lại bị chết trên chính ranh rới giữa lương thiện và cái ác.
Nam Cao đã đặt nhan đề thâu tóm được hồn cốt tác phẩm, qua đó đã bộc lộ được giá trị, nội dung tư tưởng, thái độ của nhà văn. Hơn thế, còn cho ta thấy chất hiện thực và nhân đạo sâu sắc trong ngòi bút của Nam Cao.
Bài mẫu số 3: Tác phẩm Chí Phèo từng có những nhan đề nào? Ý nghĩa nhan đề Chí Phèo?
Chí Phèo là kiệt tác của văn chương Nam Cao, cũng là thành tựu đặc biệt xuất sắc của văn chương hiện đại. Các tên mà tác phẩm đã từng đặt là Cái lò gạch cũ, Đôi lứa xứng đôi, Chí Phèo.
Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao bắt đầu có tên là Cái lò gạch cũ. Trước hết, có thể nói rằng, hình ảnh cái lò gạch cũ chiếm một vị trí đặc biệt trong tác phẩm. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh người ta nhặt được Chí trong cái lò gạch bỏ không và kết thúc tác phẩm khi Chí Phèo vung dao giết Bá Kiến rồi tự sát. Thị Nở trông cảnh đó nhìn xuống bụng và thoáng thấy hiện ra cái lò gạch vắng người qua lại. Như vậy, nhà văn đã tạo ra một kết cấu vòng tròn thể hiện vòng đời luẩn quẩn của những nạn nhân xã hội. Đồng thời cũng thể hiện cái nhìn bi quan, bế tắc trước bi kịch đau đớn tột cùng của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
Năm 1914, nhà xuất bản đã tự đổi ý thành Đôi lứa xứng đôi. Bởi vì, phản ứng thực tế lúc bấy giờ văn chương đã trở thành một thứ hàng hóa để đáp ứng thị hiếu của phần đông độc giả và nhà xuất bản đã đổi tên tạo ra một cái tên giật gân để thu hút độc giả. Nhan đề Đôi lứa xứng đôi đã thể hiện sự lệch lạc trong tiếp nhận văn chương nghệ thuật của Nam Cao ở một số công chúng độc giả đương thời. Dụng ý nghệ thuật của Nam Cao không hề bôi nhọ những con người nghèo khổ khốn cùng. Khi miêu tả họ với vẻ bên ngoài thô kệch, xấu xí, trái lại ngòi bút của Nam Cao đi sâu vào nhân vật để phát triển và khẳng định bản chất lương thiện, đẹp đẽ ngay cả khi họ mất nhân hình nhân tính, đồng thời đề cao tình người ấm áp.
Chính vì vậy đến năm 1946, Nam Cao đã đổi tên tác phẩm thành Chí Phèo với những ý nghĩa sau: một mặt nó hướng người đọc vào nhân vật trung tâm của tác phẩm; mặt khác nó thuộc về phong cách nghệ thuật của Nam Cao: ngòi bút của nhà văn thường tỏ ra lạnh lung, khách quan, nhân vật của ông thường có là thị, hắn, nó, Chí Phèo… nhưng ẩn đằng sau nó là trái tim ấm nóng của nhà văn trước hiện tượng con người nêu ra trong tác phẩm.
Qua nhan đề của tác phẩm, Nam Cao cho thấy Chí Phèo là một hiện tượng điển hình cho mọi bi kịch đau đớn nhất, tủi cực nhất của người nông dân lương thiện trong xã hội cũ sinh ra là người mà không được quyền làm người.
—————— Hết ——————
Cùng với việc tìm hiểu bài mẫu phân tích Tác phẩm Chí Phèo từng có những nhan đề nào? Ý nghĩa nhan đề Chí Phèo?, để học tốt Ngữ văn lớp 11 còn rất nhiều bài văn mẫu hay, súc tích để các em tham khảo như Sơ đồ tư duy Chữ người tử tù, Ý nghĩa nghệ thuật cách đặt nhan đề Hạnh phúc của một tang gia, Phân tích bài thơ Chạy giặc, Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ,…
Thông tin và kiến thức về chủ đề Tác phẩm Chí Phèo từng có những nhan đề nào? Ý nghĩa nhan đề Chí Phèo? 2023 do Học viện Công nghệ Tekmonk chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.