Bạn đang tìm kiếm Bình luận những ý kiến đánh giá về truyện Vợ nhặt 2023 phải không? Xin chúc mừng bạn đã tìm đúng chỗ rồi! Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Tekmonk
Đề bài: Bình luận những ý kiến đánh giá về truyện Vợ nhặt: Vợ nhặt miêu tả sâu sắc tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945
Bình luận những ý kiến đánh giá về truyện Vợ nhặt
I. Dàn ý bình luận những ý kiến đánh giá về truyện Vợ nhặt
1. Mở bài
– Kim Lân là một ngòi bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại, tác phẩm tiêu biểu phải kể đến là truyện ngắn Vợ nhặt.
– Nhận xét về truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có ý kiến cho rằng: “Vợ nhặt miêu tả sâu sắc tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945”. Lại có ý kiến khẳng định “Vợ nhặt đã thể hiện cảm động vẻ đẹp tình người và khát vọng sống mãnh liệt của người nông dân ngay trên bờ vực của cái chết”.
2. Thân bài
* Tác giả – tác phẩm:
– Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, thế giới nghệ thuật của truyện Kim Lân thường tập trung ở những quang cảnh nông thôn và cuộc sống của những người nông dân.
– Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất nằm trong tập truyện Con chó xấu xí, viết về nạn đói khủng khiếp năm 1945 và niềm tin tưởng hy vọng vào một cuộc cách mạng đổi đời của người nông dân cùng khổ thời bấy giờ.
* Giải thích:
– Nói “Vợ nhặt miêu tả sâu sắc tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945”, là đề cập đến giá trị hiện thực của tác phẩm, tái hiện lại số phận khốn khổ của những người nông dân dưới sự chèn ép tàn độc “một cổ hai tròng”, của cả thực dân Pháp và phát xít Nhật…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết đầy đủ Dàn ý bình luận những ý kiến đánh giá về truyện Vợ nhặt tại đây
II. Bài văn mẫu Bình luận những ý kiến đánh giá về truyện Vợ nhặt
Nếu xét 10 nhà văn xuất sắc nhất của nền năm học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 thì không có tên của nhà văn Kim Lân bởi số lượng tác phẩm của ông quá ít, thế nhưng nếu xét 10 tác phẩm văn học xuất sắc nhất trong giai đoạn này thì Kim Lân lại một mình ôm trọn tới hai tác phẩm, một là truyện ngắn Làng và tác phẩm còn lại là truyện ngắn Vợ Nhặt. Với nhà văn Kim Lân thì khi nhìn nhận lại hai tác phẩm xuất sắc nhất của mình, ông cũng tự thấy rằng truyện ngắn Vợ nhặt còn hay hơn Làng rất nhiều, bởi những giá trị nội dung nó mang lại quá đỗi sâu sắc, phản ánh đúng thực trạng đất nước và nhân dân Việt Nam ta những năm tháng trước cách mạng. Nhận xét về truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có ý kiến cho rằng: “Vợ nhặt miêu tả sâu sắc tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945”. Lại có ý kiến khẳng định “Vợ nhặt đã thể hiện cảm động vẻ đẹp tình người và khát vọng sống mãnh liệt của người nông dân ngay trên bờ vực của cái chết”. Đi sâu vào phân tích tác phẩm mới thấy, cả hai ý kiến trên đều đúng và là giá trị nội dung cốt lõi mà Kim Lân thực sự muốn truyền tải trong tác phẩm này.
Kim Lân (1920-2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở tỉnh Bắc Ninh. Ông chỉ học hết bậc tiểu học, rồi phải lăn lộn kiếm sống chật vật bằng rất nhiều nghề, từ năm 1944 đã bắt đầu tham gia hội văn hóa cứu quốc, liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến, phục vụ cách mạng. Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, thế giới nghệ thuật của truyện Kim Lân thường tập trung ở những quang cảnh nông thôn, về cuộc sống của những người nông dân và khi viết về người nông dân dưới lũy tre làng thì dù họ có nghèo khổ thiếu thốn nhưng bao giờ cũng sáng ngời những phẩm chất tốt đẹp là yêu đời, thật thà, chất phác, hóm hỉnh, tài hoa.
Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc được in trong tập truyện Con chó xấu xí xuất bản năm 1962, tiền thân của nó là tiểu thuyết Xóm ngụ cư (chưa hoàn thành), viết về nạn đói khủng khiếp năm 1945 và niềm tin tưởng hy vọng vào một cuộc cách mạng đổi đời của người nông dân cùng khổ thời bấy giờ.
Nói “Vợ nhặt miêu tả sâu sắc tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945”, là đề cập đến giá trị hiện thực của tác phẩm, tái hiện lại số phận khốn khổ của những người nông dân dưới sự chèn ép tàn độc “một cổ hai tròng”, của cả thực dân Pháp và phát xít Nhật. Nạn đói năm 1945 đã cướp đi sinh mạng của hơn 2 triệu đồng bào Việt Nam, gây ra những hệ lụy khủng khiếp mà người nông dân phải oằn mình gánh chịu. Tình cảnh thê thảm ấy đã được Kim Lân dùng ngòi bút hiện thực của mình tái hiện lại một cách rất tinh tế và xuất sắc thông qua những nhân vật trong tác phẩm, mà ở đó mỗi nhân vật ai cũng có những niềm đau, những nỗi bất đắc dĩ riêng, đó là Tràng, là Thị, là bà cụ Tứ.
Về ý kiến “Vợ nhặt đã thể hiện cảm động vẻ đẹp tình người và khát vọng sống mãnh liệt của người nông dân ngay trên bờ vực của cái chết”. Trái lại với giá trị hiện thực của tác phẩm thì nhận định này đã nêu lên được giá trị nhân đạo ẩn chứa bên trong Vợ nhặt. Rằng dẫu có khốn khổ, đói kém tưởng như đã rất gần với cái chết, thế nhưng con người Việt Nam ta vẫn chưa khi nào quên đi lòng yêu thương, khát vọng sống mãnh liệt, sâu xa hơn cả là niềm tin vào một tương lai tươi sáng, niềm tin vào cách mạng sẽ thay đổi cuộc đời họ, sự giác ngộ cách mạng tiềm tàng của nhân vật chính.
Trước hết cùng bàn về ý kiến: “Vợ nhặt miêu tả sâu sắc tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945”, đó là một nhận định rất đúng, cũng là một trong hai nội dung chính của tác phẩm. Nói về thời gian và không gian nghệ thuật của truyện, để làm nổi bật chủ đề tư tưởng nhà văn Kim Lân đã chọn năm Ất Dậu (1945), năm ấy đã diễn ra nạn đói khủng khiếp, để cho tới ngày hôm nay nhắc lại người ta vẫn còn cảm thấy rùng mình. Tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói được Kim Lân tái hiện lần lượt thông qua các nhân vật trong tác phẩm. Nhân vật Tràng xuất hiện ở đầu tác phẩm, dẫu không đến nỗi vật vờ sống dở chết dở nhưng hoàn cảnh lại hết sức éo le, là dân ngụ cư, nghèo rớt mồng tơi, phải đi đẩy xe thuê để kiếm sống, lại xấu trai, bên trên còn có một mẹ già phải chăm sóc. Cuộc sống vốn đã quá đỗi khó khăn vất vả, thì Tràng lại đèo bòng thêm Thị, một người vợ nhặt, từ đây cuộc sống của anh càng thêm khó khăn, bởi nuôi thân đã khó, nay lại thêm một miệng ăn, mà theo lời của dân xóm ngụ cư là “biết có nuôi nổi nhau không”. Đêm tân hôn đầy tiếng quạ, tiếng khóc than, bữa cơm đầu tiên với bát cháo cám, sau khi Tràng cưới vợ đều thật thê thảm và u tối, trái ngược hẳn với viễn cảnh hạnh phúc đáng lý ra phải có trong ngày cưới.
Nhưng có lẽ số phận rẻ rúng, bạc bẽo của con người trong nạn đói năm 1945 được thể hiện rõ nhất phải kể đến nhân vật Thị. Nạn đói đã cướp của thị tất cả, tên tuổi, quê quán, gia đình. Thị vì miếng ăn mà sưng sỉa, cong cớn, rồi cũng vì miếng ăn mà theo không người ta về làm vợ, không lễ ăn hỏi, không hôn lễ. Thị được nhặt như cọng rơm, cọng rác ven đường vậy. Nạn đói khiến con người ta không màng đến thể diện, không màng đến bất cứ một thứ gì nữa, điều quan trọng nhất là phải được sống, Thị sợ phải chết đói như những người mà Thị thấy ở dọc đường đi. Hoàn cảnh và số phận của Thị khiến người ta phải trăn trở và xót xa, buồn cho số phận con người trong những năm tháng khủng khiếp ấy. Cuối cùng là về bà cụ Tứ, một người phụ nữ nghèo đã đến tuổi gần đất xa trời, nhưng không được an hưởng tuổi già, vẫn phải chật vật trong cái đói, cái khổ cùng với mụn con trai duy nhất. Chứng kiến việc con trai bất ngờ có vợ, cụ lại càng thêm lo lắng, xót xa, cụ thương con nhưng không biết làm thế nào để giúp con.
Những chi tiết miêu tả hiện thực tuy xót xa, buồn thảm nhưng cũng không thể nào làm mờ đi nhưng giá trị nhân đạo sáng rõ trong tác phẩm, ấy là vẻ đẹp đạo lý tình người, niềm khao khát sống, hạnh phúc, niềm tin mãnh liệt vào tương lai sẽ trở nên tốt đẹp hơn trong tác phẩm.
Nhân vật Tràng tuy thô kệch, xấu xí vậy nhưng lại có một tâm hồn đẹp, anh sống vô tư, hồn nhiên, lại giàu lòng trắc ẩn, xót thương số phận cả Thị rồi dẫn về làm vợ mà không hề mảy may suy nghĩ ngày mai sẽ ra sao. Sau đêm tân hôn, Tràng thấy nhà cửa thay đổi vì có Thị quét tước, anh bỗng thấy mình phải có trách nhiệm chăm sóc gia đình, nghĩ cùng vợ sinh con đẻ cái, như vậy chính cuộc hôn nhân đã khiến Tràng thay đổi một cách tích cực, đồng thời cũng dẫn lối cho sự giác ngộ cách mạng của Tràng. Với nhân vật Thị, từ khi trở thành vợ Tràng, cô rũ bỏ cái vỏ ngoài đanh đá, sưng sỉa, trở thành vợ hiền, dâu thảo, chính Thị đã đem lại làn gió mới cho xóm ngụ cư, cho gia đình cụ Tứ, khiến Tràng trở thành người đàn ông chín chắn. Còn cụ Tứ, sau khi rõ ngọn ngành sự việc, thì lòng thương con đã khiến cụ chấp nhận Thị làm dâu, yêu thương và xót xa cho Thị. Nồi cháo cám trong bữa cơm đầu tiên Thị về làm dâu chính là niềm yêu thương là tình cảm ấm áp mà người mẹ dành cho những đứa con của mình, tuy nó có thể không ngon, nhưng lại đong đầy tình mẹ, thứ tình cảm thiêng liêng, cũng là tình người sâu sắc, thắp lên niềm tin, niềm hy vọng vào một cuộc sống mới.
Hai ý kiến trên chính là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm, cả hai vừa đối lập vừa bổ sung cho nhau, tổng hòa đã tạo nên một tác phẩm xuất sắc. Qua ngòi bút Kim Lân, xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 hiện lên một cách chân thực và tinh tế, qua những nỗi khốn khổ, bất hạnh trong cuộc sống của các nhân vật chính thì vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trong xã hội cũ lại càng được thể hiện rõ nét và thật đáng trân trọng.
————————HẾT————————–
Vợ Nhặt của Kim Lân là tác phẩm nổi bật trong văn học lớp 12, cùng với bài Bình luận những ý kiến đánh giá về truyện Vợ nhặt, lyconguan.edu.vn còn cung cấp tới độc giả các bài viết khác như: Ý nghĩa nhan đề và tình huống truyện trong Vợ nhặt, Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ nhặt, Những điểm chú ý khi phân tích nhân vật Tràng trong Vợ Nhặt, Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt, Phân tích tình huống truyện trong Vợ nhặt, Sự sống đối mặt với cái chết trong Vợ nhặt, Phân tích tác phẩm Vợ nhặtcủa Kim Lân, Cảm nhận về tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt
Bạn đang đọc : Bình luận những ý kiến đánh giá về truyện Vợ nhặt 2023 được cập nhập bởi Tekmonk.
Thông tin và kiến thức về chủ đề Bình luận những ý kiến đánh giá về truyện Vợ nhặt 2023 do Học viện Công nghệ Tekmonk chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.
Tham khảo thêm các khóa học công nghệ đỉnh cao tại: Học viện công nghệ Tekmonk
Nguồn: Internet
Có thể bạn muốn biết:
Đã đọc:
152