Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc hay nhất (15 Mẫu) 2023

Đánh giá bài này

Bạn đang tìm kiếm Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc hay nhất (15 Mẫu) 2023 phải không? Xin chúc mừng bạn đã tìm đúng chỗ rồi! Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Tekmonk

Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc hay nhất với dàn ý chi tiết cùng 15 bài mẫu được thầy cô chọn lọc từ các bài văn đạt điểm cao của các em học sinh giỏi trên toàn quốc. Hy vọng sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới để hoàn thiện bài cảm nhận theo văn phong riêng của mình trở nên sinh động, hấp dẫn.

Đề bài: Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc

Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc hay nhất

Dàn ý cảm nhận bức tranh tứ bình trong bài Việt Bắc

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và đặc điểm thơ của ông: Tố Hữu là một trong số những gương mặt tiêu biểu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông là đỉnh cao của khuynh hướng trữ tình – chính trị, mang đậm khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn và tinh thần dân tộc

– Giới thiệu về bài thơ Việt Bắc: Tiêu biểu cho đặc điểm thơ Tố Hữu

– Nêu vấn đề nghị luận: Bức tranh tứ bình trong bài thơ

2. Thân bài

a. Hai câu thơ mở đầu

– Nghệ thuật: Câu hỏi tu từ, điệp từ “ta”, cách ngắt từ “những hoa cùng người”

– Ý nghĩa: Nhấn mạnh nỗi nhớ, cùng tấm lòng thủy chung son sắt của tác giả tới thiên nhiên và con người Việt Bắc

b. Bức tranh tứ bình trong bài thơ

– Bức tranh mùa đông

Thiên nhiên: Màu sắc hài hòa gợi nên một mùa đông ấm áp, trong sáng

Con người: Khỏe khoắn, mạnh mẽ và đầy chủ động “dao gài thắt lưng”. vững chãi, sánh ngang với tầm vóc thiên nhiên.

– Bức tranh mùa xuân:

Thiên nhiên: Một mùa xuân đẹp, trong sáng, tinh khiết với gam màu trắng của hoa mơ – loài hoa đặc trưng của núi rừng Việt Bắc

Con người: Hiện lên thật lặng lẽ. Từng động tác “chuốt từng sợi giang” vừa gợi sự cẩn trọng, tỉ mỉ vừa gợi nên sự khéo léo, tài hoa của những người lao động Việt Bắc

– Bức tranh mùa hạ:

Thiên nhiên: Được miêu tả bằng cả màu sắc và âm thanh. Âm thanh và màu sắc cộng hưởng vào nhau, dường như, tiếng ve đã đánh thức màu sắc để tạo nên sự chuyển động mau lẹ “rừng phách đổ vàng”

Con người: Con người vẫn âm thầm “một mình” chăm chỉ “hái măng”. Đó chính là hình ảnh người lao động chịu thương, chịu khó lặng thầm cống hiến cho đất nước, cho kháng chiến.

– Bức tranh mùa thu:

Thiên nhiên: Bức tranh thiên nhiên hiện lên thật đẹp đẽ, êm đềm, thơ mộng với ánh trăng tỏa sáng, chiếu rọi khắp núi rừng. “Trăng rọi hòa bình” là hình ảnh gợi tới ngày mai tươi sáng

Con người: Hiện lên không phải bởi gương mặt, hình dáng mà bởi tiếng hát ân tình, thủy chung, với nét đẹp tâm hồn từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam: ân tình, thủy chung, lạc quan và luôn tin vào một ngày mai tươi sáng.

3. Kết bài

– Khái quát về bức tranh tứ bình trong bài thơ: Bức tranh đẹp đẽ, sinh động, có sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người

– Qua đó, ta thấy được tài năng của Tố Hữu trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh và tình cảm của ông với Việt Bắc.

Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc – Mẫu 1

Nhắc đến Việt Bắc là nhắc đến cội nguồn của cách mạng, nhắc đến mảnh đất trung du nghèo khó mà nặng nghĩa nặng tình – nơi đã in sâu bao kỷ niệm của một thời kỳ cách mạng gian khổ nhưng hào hùng sôi nổi khiến khi chia xa, lòng ta sao khỏi xuyến xao bồi hồi.

Và cứ thế sợi nhớ, sợi thương cứ thế mà đan cài xoắn xuýt như tiếng gọi “Ta – mình” của đôi lứa yêu nhau. Đúng như lời thơ Chế Lan Viên từng viết “Khi ta ở đất chỉ là nơi ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Vâng! Việt Bắc đã hóa tâm hồn dào dạt nghĩa yêu thương trong thơ Tố Hữu với những lời thơ như tiếng nhạc ngân nga, với cảnh với người ăm ắp những kỉ niệm ân tình có bao giờ quên được.

“Ta về mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, thơ ông diễn tả những tình cảm cách mạng thật nhẹ nhàng mà cũng thật đậm sâu. Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu nói riêng, của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Bài thơ được viết vào tháng 10/1954, khi Trung ương Đảng và Chính phủ, Bác Hồ và cán bộ kháng chiến từ giã “Thủ đô gió ngàn” về với “Thủ đô Hoa vàng nắng Ba Đình”. Cả bài thơ là một niềm hoài niệm nhớ thương tuôn chảy về những năm tháng ở chiến khu Việt Bắc rất gian khổ nhưng vui tươi hào hùng. Nhưng có lẽ để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong bài ca Việt Bắc có lẽ là đoạn thơ về bức tranh tứ bình với bốn mùa xuân – hạ – thu – đông.

Mở đầu đoạn thơ là hai câu thơ giới thiệu nội dung bao quát cảm xúc chung của đoạn thơ:

“Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

Câu thơ đầu tiên sử dụng câu hỏi tu từ “mình có nhớ ta”, câu thơ thứ hai là tự trả lời, điệp từ “ta” lặp lại bốn lần cùng với âm “a” là âm mở khiến câu thơ mang âm hưởng ngân xa, tha thiết nồng nàn. Với Tố Hữu, người cán bộ ra đi không chỉ nhớ đến những ngày tháng gian khổ “bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”, mà còn nhớ đến vẻ đẹp đáng yêu của Hoa cùng Người. Ở đây, hoa tượng trưng cho vẻ đẹp thiên nhiên Việt Bắc. Còn con người là con người Việt Bắc với tấm áo chàm nghèo khổ nhưng đậm đà lòng son. Hoa và Người quấn quýt với nhau trong vẻ đẹp hài hòa đằm thắm để tạo nên cái nét riêng biệt, độc đáo của vùng đất này. Chính điều ấy đã tạo nên cái cấu trúc đặc sắc cho đoạn thơ. Trong bốn cặp lục bát còn lại câu sáu dành cho nhớ hoa, nhớ cảnh, câu tám dành cho nhớ người. Cảnh và Người trong mỗi câu lại có những sắc thái đặc điểm riêng thật hấp dẫn.

Nhắc đến mùa đông ta thường nhớ đến cái lạnh thấu xương da, cái ảm đạm của những ngày mưa phùn gió bấc, cái buồn bã của khí trời u uất. Nhưng đến với Việt Bắc trong thơ Tố Hữu thì thật lạ. Mùa đông bỗng ấm áp lạ thường:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Điểm xuyết trên cái nền màu xanh bát ngát bao la của cánh rừng, là màu hoa chuối đỏ tươi đang nở rộ lung linh dưới ánh nắng mặt trời. Từ xa trông tới, bông hoa như những bó đuốc thắp sáng rực tạo nên một bức tranh với đường nét, màu sắc vừa đối lập, vừa hài hòa, vừa cổ điển vừa hiện đại. Cái màu “đỏ tươi” – gam màu nóng của bông chuối nổi lên giữa màu xanh bát ngát của núi rừng, làm cho thiên nhiên Việt Bắc trở nên tươi sáng, ấm áp và như tiềm ẩn một sức sống, xua đi cái hoang sơ lạnh giá hiu hắt vốn có của núi rừng. Câu thơ làm ta liên tưởng đến màu đỏ của hoa lựu trong thơ Nguyễn Trãi:

“Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tịn mùi hương”

Từ liên tưởng ấy ta thấy, mùa đông trong thơ Tố Hữu cũng lan tỏa hơi ấm của mùa hè chứ không lạnh lẽo hoang sơ bởi màu đỏ của hoa chuối cũng như đang phun trào từ giữa màu xanh của núi rừng.

Cùng hiện lên với cái lung linh của hoa chuối ấy là con người của vùng chiến khu lên núi làm nương, phát rẫy sản xuất ra nhiều lúa khoai cung cấp cho kháng chiến “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng” . Trước thiên nhiên bao la, con người dường như càng trở nên kỳ vĩ, hùng tráng hơn.Ở đây nhà thơ không khắc họa gương mặt mà chớp lấy một nét thần tình rực sáng nhất. Đó là ánh mặt trời chớp lóe trên lưỡi dao rừng ở ngang lưng. Ở đây câu thơ vừa mang ngôn ngữ thơ nhưng lại vừa mang ngôn ngữ của nghệ thuật nhiếp ảnh. Con người như một tụ điểm của ánh sáng. Con người ấy cũng đã xuất hiện ở một vị trí, một tư thế đẹp nhất – “đèo cao”. Con người đang chiếm lĩnh đỉnh cao, chiếm lĩnh núi rừng, tự do “Núi rừng đây là của chúng ta/ Trời xanh đây là của chúng ta”. Đấy là cái tư thế làm chủ đầy kiêu hãnh và vững chãi: Giữa núi và nắng, giữa trời cao bao la và rừng xanh mênh mang. Con người ấy đã trở thành linh hồn của bức tranh mùa đông Việt Bắc.

Đông qua, xuân lại tới. Nhắc đến mùa xuân ta liên tưởng ngay đến sức sống mới của cỏ cây, hoa lá, của trăm loài đang cựa mình thức dậy sau mùa đông dài. Mùa xuân Việt bắc cũng vậy:

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Bao trùm lên cảnh vật mùa xuân là màu trắng dịu dàng, trong trẻo, tinh khiết của hoa mơ nở khắp rừng: “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”. “Trắng rừng” được viết theo phép đảo ngữ và từ “trắng” được dùng như động từ có tác dụng nhấn mạnh vào màu sắc, màu trắng dường như lấn át tất cả mọi màu xanh của lá, và làm bừng sáng cả khu rừng bởi sắc trắng mơ màng, bâng khuâng, dịu mát của hoa mơ. Động từ “nở” làm sức sống mùa xuân lan tỏa và tràn trề nhựa sống. Đây không phải là lần đầu tiên Tố Hữu viết về màu trắng ấy, năm 1941 Việt Bắc cũng đón bác Hồ trong màu sắc hoa mơ:

“Ôi sáng xuân nay xuân bốn mốt

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về im lặng con chim hót

Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ”

Mùa xuân càng trở nên tươi tắn hơn nữa bởi sự xuất hiện của hình ảnh con người với hoạt động “chuốt từng sợi giang”. Con người đẹp tự nhiên trong những công việc hằng ngày. Từ “chuốt” và hình ảnh thơ đã nói lên được bàn tay của con người lao động: cần mẫn, tỉ mẩn, khéo léo, tài hoa, nhanh nhẹn, chăm chút đó cũng chính là phẩm chất tần tảo của con người Việt Bắc.

Mùa hè đến trong âm thanh rộn rã của tiếng ve, bức tranh Việt Bắc lại sống động hơn bao giờ hết:

“Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Thời điểm ve kêu cũng là thời điểm rừng phách đổ vàng. Động từ “đổ” là động từ mạnh, diễn tả sự vàng lên đồng loạt của hoa phách đầu hè. Màu của cây phách đổ vàng cả suối ngàn dường như làm cho ánh nắng của mùa hè và cả tiếng ve kêu râm ran kia nữa cũng trở nên óng vàng ra. Đây là một bức tranh sơn mài được vẽ lên bằng hoài niệm, nên lung linh ánh sáng, màu sắc và rộn rã âm thanh. Tố Hữu không chỉ có biệt tài trong việc miêu tả vẻ đẹp riêng của từng mùa, mà còn có tài trong việc miêu tả sự vận động đổi thay của thời gian và cảnh vật. Chỉ trong một câu thơ trên mà ta thấy được cả thời gian luân chuyển sống động: tiếng ve kêu báo hiệu mùa hè đến và cây phách ngả sang màu vàng rực rỡ. Đây chính là một biểu hiện đặc sắc của tính dân tộc.

Hiện lên trong cái thiên nhiên óng vàng và rộn rã ấy, là hình ảnh cô gái áo chàm cần mẫn đi hái búp măng rừng cung cấp cho bộ đội kháng chiến: “Nhớ cô em gái hái măng một mình”. Hái măng một mình mà không gợi lên ấn tượng về sự cô đơn, hiu hắt như bóng dáng của người sơn nữ trong thơ xưa; trái lại rất trữ tình, thơ mộng, gần gũi thân thương tha thiết. Hình ảnh thơ cũng gợi lên được vẻ đẹp chịu khó chịu thương của cô gái. Đằng sau đó, ẩn chứa biết bao niềm cảm thông, trân trọng của tác giả.

Thu sang, khung cảnh núi rừng chiến khu như được tắm trong ánh trăng xanh huyền ảo lung linh dịu mát:

“Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Không gian bao la tràn ngập ánh trăng, đó là ánh trăng của tự do, của hòa bình rọi sáng niềm vui lên từng núi rừng, từng bản làng Việt Bắc. Ta cũng từng biết đến mùa thu đầy ánh trăng trong thơ của Bác khi còn ở chiến khu:

“Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

Ấy tin thắng trận liên khu báo về”

Ở đây không có tiếng chuông báo thắng trận nhưng lại vang lên tiếng hát. Đó là tiếng hát trong trẻo của đồng bào dân tộc, là tiếng hát nhắc nhở thủy chung ân tình. Đây cũng chính là tiếng hát của Việt Bắc của núi rừng của tình cảm mười lăm năm gắn bó thiết tha mặn nồng.

Vâng! Bức tranh mùa thu Việt Bắc đã làm hoàn chỉnh bức tranh tuyệt mỹ của núi rừng và khép lại đoạn thơ bằng tiếng hát “ân tình thủy chung” gợi cho người về và cả người đọc những rung động sâu xa của tình yêu quê hương đất nước.

Với những nét chấm phá đơn sơ giản dị, vừa cổ điển vừa hiện đại, đoạn thơ trên của Tố Hữu đã làm nổi bật được bức tranh cảnh và người qua bốn mùa của chiến khu Việt Bắc. Cảnh và người hòa hợp với nhau tô điểm cho nhau, làm cho bức tranh trở nên gần gũi thân quen, sống động và có hồn hơn. Tất cả đã tan chảy thành nỗi nhớ nhung quyến luyến thiết tha trong tâm hồn người cán bộ về xuôi.

Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc – Mẫu 2

Tố Hữu là một trong số những gương mặt tiêu biểu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông là đỉnh cao của khuynh hướng trữ tình – chính trị, mang đậm khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn và tinh thần dân tộc. Và có thể nói, Việt Bắc là một trong số những sáng tác tiêu biểu nhất cho đặc điểm thơ Tố Hữu. “Việt Bắc” là khúc anh hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về kháng chiến và về con người. Và có lẽ, những ai đã đọc Việt Bắc sẽ không thể nào quên được vẻ đẹp của bức tranh tứ bình trong bài thơ – vẻ đẹp với sự gắn bó, hòa quyện giữa thiên nhiên và con người Việt Bắc.

Mở đầu đoạn thơ miêu tả bức tranh tứ bình trong “Việt Bắc” là một câu hỏi tu từ – một câu hỏi để lại trong lòng bạn đọc ấn tượng khôn nguôi:

Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Với hình thức câu hỏi tu từ, ngắt nhịp chẵn cùng việc sử dụng điệp từ “ta” tác giả như muốn nhấn mạnh nỗi nhớ, cùng tấm lòng thủy chung son sắt của mình. Nỗi nhớ ấy, tấm lòng ấy gửi đến “hoa cùng người”. Cách nói tách đôi “hoa” và “người” giúp người đọc nhận thấy sự kết hợp hài hòa, đan xen vào nhau giữa “hoa” – thiên nhiên Việt Bắc với “người” – những người dân Việt Bắc, những người tham gia vào cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ của dân tộc.

Những nét vẽ đầu tiên cho bức tranh tứ bình trong bài thơ là khung cảnh mùa đông đẹp đẽ, tràn đầy sức sống nơi núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Hình ảnh thiên nhiên gợi ấn tượng đậm nét với bạn đọc về khung cảnh thiên nhiên Việt Bắc vào đông với một màu xanh bạt ngàn, vô tận ánh ngời lên sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, cảnh vật nơi đây. Và để rồi, trên cái nền xanh ấy là sự điểm xuyết màu đỏ rực rỡ của những bông hoa chuối rừng. Hai gam màu ấy quyện hòa vào nhau dưới ánh nắng vàng làm cho bức tranh thêm sinh động ấm áp. Trên cái nền thiên nhiên vào đông ấy, hình ảnh con người hiện lên thật khỏe khoắn, mạnh mẽ và đầy chủ động “dao gài thắt lưng”. Con người ở đây được đặt trong không gian thiên nhiên rộng lớn, bao la, kì vĩ song vẫn nổi bật lên một cách vững chãi, sánh ngang với tầm vóc thiên nhiên.

Không chỉ là khung cảnh Việt Bắc vào đông mà hình ảnh vào xuân của thiên nhiên Việt Bắc cũng được tác giả miêu tả một cách sinh động, độc đáo:

Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Có thể nói, sắc trắng của hoa đào, hoa mận đã trở thành nét đặc trưng riêng của thiên nhiên Tây Bắc mỗi độ xuân về và ở đây, tác giả Tố Hữu đã thể hiện rõ điều đó. Đó là một bức tranh mùa xuân viên mãn và tràn đầy sức sống với sắc trắng của rừng mơ tinh khôi, trẻ trung, thơ mộng. Cái đẹp, cái quyến rũ của thiên nhiên dường như được tăng lên bội phần bởi chính cảm xúc trầm trồ, ngưỡng mộ của tác giả qua cách sử dụng từ “trắng rừng”. Trên cái nền xao xuyến ấy của thiên nhiên, hình ảnh con người hiện lên thật lặng lẽ. Từng động tác “chuốt từng sợi giang” vừa gợi sự cẩn trọng, tỉ mỉ vừa gợi sự khéo léo, tài hoa của những người lao động Việt Bắc. Dường như, bao nhiêu yêu thương, bao nhiêu ân tình được người lao động gửi trọn vào trong đấy.

Nếu như bức tranh mùa xuân được tác giả vẽ lên bằng màu sắc của thiên nhiên Việt Bắc thì bức tranh mùa hè được tác giả gợi nên từ cả màu sắc lẫn âm thanh:

Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình

Thiên nhiên có sự quyện hòa giữa sắc vàng của phách và âm thanh của tiếng ve để rồi như rộn lên những cảm xúc yêu mến, xốn xao khi phải chia li. Âm thanh và màu sắc cộng hưởng vào nhau, dường như, tiếng ve đã đánh thức màu sắc để tạo nên sự chuyển động mau lẹ “rừng phách đổ vàng”. Chữ “đổ” được tác giả sử dụng thật tinh tế, gợi nên sự căng tròn, tràn trề và cả nguồn sống rạo rực. Trong cảnh sắc ấy, con người vẫn âm thầm “một mình” chăm chỉ “hái măng”. Đó chính là hình ảnh người lao động chịu thương, chịu khó lặng thầm cống hiến cho đất nước, cho kháng chiến.

Hình ảnh kết thúc bức tranh tứ bình trong Việt Bắc đó chính là bức tranh về mùa thu – mùa thu hòa bình:

Mùa thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

Bức tranh thiên nhiên hiện lên thật đẹp đẽ trong vẻ êm đềm, thơ mộng với ánh trăng tỏa sáng, chiếu rọi khắp núi rừng. “Trăng rọi hòa bình” là hình ảnh gợi tới ngày mai tươi sáng. Có thể nói, đây là một hình ảnh thơ được tạo nên bởi sự hòa quyện giữa cảm hứng thiên nhiên và cảm hứng lịch sử. Và để rồi, trong không khí ấy, con người hiện lên không phải bởi gương mặt, hình dáng mà bởi tiếng hát, với nét đẹp tâm hồn từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam: ân tình, thủy chung, lạc quan và luôn tin vào một ngày mai tươi sáng.

Tóm lại, bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc hiện lên thật đẹp, thật sinh động bởi nó có sự gắn bó, hòa quyện giữa thiên nhiên và con người. Đồng thời, qua đó, chúng ta thấy được tài năng của Tố Hữu trong việc sử dụng ngôn ngữ, lựa chọn hình ảnh và tấm lòng ân tình, thủy chung của ông đối với quê hương cách mạng Việt Bắc.

Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc – Mẫu 3

Với giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết, những áng thơ văn Tố Hữu để để lại trong lòng người đọc nhiều xúc cảm lắng sâu. “Việt Bắc” là một bài thơ nổi tiếng tác giả viết năm 1954. Cảm xúc, hình ảnh, nghĩ suy trong tác phẩm mà nhà thơ gửi tới người đọc khiến cho ta càng thêm yêu mến và trân quý tâm hồn, tài năng Tố Hữu. Bức tranh tứ bình trong bài cũng là một nét đặc sắc đã lưu lại trong tâm trí người đọc nhiều ấn tượng.

Nỗi thơ thiết tha bồi hồi ấy đọng lại trong bức tranh tứ bình về con người và cảnh vật thiên nhiên Tây Bắc, trước hết đó là sự phác họa những nét cảnh mùa đông:

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Một mùa đông rực rỡ và ấm nồng nơi núi rừng Tây Bắc đã được nhà thơ phác họa một cách sinh động. Đó là mùa đất trời nơi đây tràn ngập sắc “đỏ”, “tươi” rực rỡ của hoa chuối rừng trên nền xanh trầm tĩnh của cỏ cây rừng lá, của ánh nắng ấm áp lửng lơ, tràn ngập khắp không gian khoáng đạt. Trên cái nền thơ mộng ấy, con người Việt Bắc xuất hiện với vẻ đẹp khỏe khoắn trong tư thế lao động: “dao gài thắt lưng”. Hai từ “nắng ánh” khiến lời thơ Tố Hữu như bừng sáng, góp phần làm nổi bật hơn vẻ đẹp của con người trong lao động, những con người đang trong tư thế vươn lên đỉnh đèo. Mùa đông trong thơ xưa thường diễn tả cái tiêu điều, hiu quạnh, những cơn gió lạnh và một bầu không khí man mác buồn. Đông Hồ từng viết:

“Em nhớ: một sáng ngày mùa đông

Gió bấc ào ào tiếng hãi hùng

Theo khe cửa sổ gió thổi rú

Chỉ nghe tiếng gió mà lạnh lùng”

Hay như nhà thơ Ngô Chi Lan từng bày tỏ:

“Lò sưởi bên mình ngọn lửa hồng

Giải buồn chén rượu lúc sầu đông

Tuyết đưa hơi lạnh xông rèm cửa

Gió phẩy mùa băng giải mặt sông”

Cái buồn, cái sầu ấy ta lại không bắt gặp ở mùa đông trong thơ Tố Hữu. Nhà thơ viết về mùa đông Tây Bắc lại thắm tươi và nồng ấm sắc màu, sức sống. Con người trong cảnh sắc ấy khỏe khoắn và chủ động.

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Đó là cặp câu thơ lục bát tiếp theo nhà thơ miêu tả về thiên nhiên và con người Việt Bắc khi xuân về. Sự dịu dàng, trong trẻo, tinh khôi của sắc trắng hoa mơ “nở trắng rừng” đã làm lòng người đọc biết bao xao xuyến. Trên nền cảnh ấy, con người hiện ra trong công việc của cuộc sống giản dị đời thường. Động từ “chuốt” đã tinh tế làm toát lên vẻ tài hoa, cần mẫn, khéo léo của con người lao động nơi đây. Sự thanh tao thơ mộng của đất trời, sự giản dị, khéo léo của con người cùng hòa điệu làm ý thơ Tố Hữu càng thêm nổi bật và ấn tượng.

Nhà thơ Bàng Bá Lân từng bày tỏ cảm nghĩ của mình qua những dòng thơ trong “Trưa hè”:

“Trời lơ lửng cao vút không buông gió

Đồng cỏ cào khô cánh lượt hồng

Êm đềm sóng lụa trên trên lúa

Nhạc ngựa đường xa lắc tiếng đồng

Quán cũ nằm lười trên sóng nắng

Bà hàng thừa khách ngủ thiu thiu

Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm

Đứng lặng trong mây một cánh diều”

Mùa hè với Bàng Bá Lân là vậy, bình yêu mà và cùng đáng nhớ. Còn với Tố Hữu, mùa hè Việt Bắc là:

“Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Sắc màu tươi sáng của rừng phách và âm thanh rộn rã của tiếng ve được nhà thơ tái hiện chân thực. Từ “đổ” trong câu thơ được xem như nhãn tự bộc lộ trọn vẹn ý nghĩ của nhà thơ. Phải chăng, nhà thơ đang muốn nói đến sự tương quan kỳ diệu của thanh âm và màu sắc đã khiến cho cảnh vật nơi đây như có linh hồn, có sự giao cảm mạnh mẽ. Người Việt Bắc hiện ra trong một vẻ gì đó thật lặng lẽ nhưng vẫn rất hiền hòa như một điểm nhấn lắng sâu giữa không khí sôi động của thiên nhiên đất trời mùa hạ.

Được nhắc đến cuối cùng, nhưng cách thể hiện của nhà thơ về mùa thu vẫn khiến người đọc không khỏi ấn tượng và lưu luyến. Một Việt Bắc trong trẻo. Một Việt Bắc thanh tịnh dưới ánh trăng. Đó là những gì ta cảm nhận được qua hai câu thơ:

“Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Trên cái nền hiền hòa của thiên nhiên ấy con người hiện ra với vẻ thắm thiết ân tình trong tiếng hát thân thương cũng là tiếng lòng thủy chung Cách mạng đượm tình sâu nghĩa thẳm.

Để có thể phác họa nên bức tranh tứ bình của cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Bắc sống động như vậy, nhà thơ đã vận dụng khéo léo đồng thời bút pháp cổ điển và hiện đại. Sự tinh tế và tài hoa ấy đã góp phần giúp cho bức tranh tứ bình trong “Việt Bắc” có một vị trí đặc biệt trong lòng người đọc bao thế hệ, góp phần làm đa dạng hơn những bài thơ, áng văn viết về “bức tranh tứ bình”.

Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc – Mẫu 4

“Việt Bắc” – bài thơ lục bát mang tầm vóc một trường ca dài 150 câu thơ, cảm xúc dâng lên mênh mông dào dạt. Bài thơ ra đời vào tháng 10 năm 1054, ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội. Qua bài thơ, Tố Hữu nói lên một cách thiết tha mặn nồng mối tình Việt Bắc, mối tình cách mạng và kháng chiến.

Đoạn thơ 10 câu dưới đây trích từ câu 43 đến câu 52 trong bài thơ “Việt Bắc” nói lên bao nỗi nhớ vô cùng thắm thiết thủy chung đối với Việt Bắc:

“Ta về mình có nhớ ta,

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.

Hai câu thơ đầu là lời hỏi – đáp của “ta”, của người cán bộ kháng chiến về xuôi, ta hỏi mình “có nhớ ta”. Dù về xuôi, dù xa cách nhưng lòng ta vẫn gắn bó thiết tha với Việt Bắc: “Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”. Chữ “ta”, chữ “nhớ” được điệp lại thể hiện một tấm lòng thủy chung son sắt. Nỗi nhớ ấy hướng về “những hoa cùng người”, hướng về thiên nhiên núi rừng Việt Bắc và con người Việt Bắc thân yêu:

“Ta về, mình có nhớ ta,

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”.

Hai chữ “mình – ta” xuất hiện ở tần số cao trong bài thơ, cũng như ở trong hai câu thơ này đã thể hiện một cách rất đẹp tình cảm lứa đôi hòa quyện trong mối tình Việt Bắc, đồng thời làm cho giọng thơ trở nên thiết tha bồi hồi như tiếng hát giao duyên thuở nào. Đó là sắc điệu trữ tình và tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.

Tám câu thơ tiếp theo, mỗi cặp lục bát nói lên một nỗi nhớ cụ thể về một cảnh sắc, một con người cụ thể trong 4 mùa đông, xuân, hè, thu.

Nhớ mùa đông nhớ màu “xanh” của núi rừng Việt Bắc, nhớ màu “đỏ tươi” của hoa chuối như những ngọn lửa thắp sáng rừng xanh. Nhớ người đi nương đi rẫy “dao gài thắt lưng” trong tư thế mạnh mẽ hào hùng đứng trên đèo cao “nắng ánh…”. Con dao của người đi nương rẫy phản quang “nắng ánh” rất gợi cảm:

“Rừng xanh, hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”.

Màu “xanh” của rừng, màu “đỏ tươi” của hoa chuối, màu sáng lấp lánh của “nắng ánh” từ con dao; màu sắc ấy hòa hợp với nhau, làm nổi bật sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của thiên nhiên Việt Bắc, của con người Việt Bắc đang làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời trong kháng chiến. Tố Hữu đã có một cái nhìn phát hiện về sức mạnh tinh thần làm chủ tập thể của nhân dân ta do cách mạng và kháng chiến mang lại. Người lao động sản xuất thì hào hùng đứng trên “đèo cao” ngập nắng và lộng gió. Đoàn dân công đi chiến dịch thì “bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”. Người chiến sĩ ra trận mang theo sức mạnh vô địch của thời đại mới:

“Núi không đè nổi vai vươn tới

Lá ngụy trang reo với gió đèo”.

(“Lên Tây Bắc”)

Nhớ ngày xuân Việt Bắc là nhớ hoa mơ “nở trắng rừng”. Chữ “trắng” là tính từ chỉ màu sắc được chuyển từ loại thành bổ ngữ “nở trắng rừng”, gợi lên một thế giới hoa mơ bao phủ khắp mọi cánh rừng Việt Bắc màu trắng thanh khiết mênh mông và bao la. Cách dùng từ tài hoa của Tố Hữu gợi nhớ trong lòng ta câu thơ của Nguyễn Du tả một nét xuân thơ mộng, trinh bạch trong “Truyện Kiều”:

“Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.

Nhớ “mơ nở trắng rừng”, nhớ người thợ thủ công đan nón “chuốt rừng sợi giang”. “Chuốt” nghĩa là làm bóng lên những sợi giang mỏng mảnh. Có khéo léo, kiên nhẫn, tỉ mỉ mới có thể “chuốt từng sợi giang” để đan thành những chiếc nón, chiếc mũ phục vụ kháng chiến, để anh bộ đội đi chiến dịch có “ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. Người đan nón được nhà thơ nói đến tiêu biểu cho vẻ đẹp tài hoa, tính sáng tạo của đồng bào Việt Bắc. Mùa xuân Việt Bắc thật đáng nhớ:

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng,

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”.

Nhớ về Việt Bắc là nhớ mùa hè với tiếng ve kêu làm nên khúc nhạc rừng, là nhớ màu vàng của rừng phách, là nhớ cô thiếu nữ đi “hái măng một mình” giữa rừng vầu, rừng nứa, rừng trúc:

“Ve kêu rừng phách đổ vàng,

Nhớ cô em gái hái măng một mình”.

Một chữ “đổ” tài tình. Tiếng ve kêu như trút xuống “đổ” xuống thúc giục ngày hè trôi nhanh, làm cho rừng phách thêm vàng. Xuân Diệu cũng có câu thơ sử dụng chữ “đổ” chuyển cảm giác tương tự: “Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá…” (Thơ duyên – 1938). Câu thơ “Nhớ cô em gái hái măng một mình” là câu thơ đặc sắc, giàu vần điệu, thanh điệu. Có vần lưng: “Gái” vần với “hái”. Có điệp âm qua các phụ âm “m”: “măng – một – mình”. Đây là những vần thơ nên họa nên nhạc, tạo nên một không gian nghệ thuật đẹp và vui, đầy màu sắc âm thanh. “Cô em gái hái măng một mình” vẫn không cảm thấy lẻ loi, vì cô đang lao động giữa nhạc rừng, hái măng để góp phần “nuôi quân” phục vụ kháng chiến. Cô gái hái măng là một nét trẻ trung, yêu đời trong thơ Tố Hữu.

Nhớ mùa hè rồi nhớ mùa thu Việt Bắc, nhớ khôn nguôi, nhớ trăng ngàn, nhớ tiếng hát:

“Rừng thu trăng rọi hòa bình,

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.

Trăng xưa “vàng gieo ngấn nước cây lồng bóng sân”. Trăng Việt Bắc trong thơ Bác Hồ là “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Người cán bộ kháng chiến về xuôi nhớ vầng trăng Việt Bắc giữa rừng thu, trăng “rọi” qua tán lá rừng xanh, trăng thanh mát rượi màu “hòa bình” nên thơ. “Ai” là đại từ nhân xưng phiếm chỉ, “nhớ ai” là nhớ về tất cả, về mọi người dân Việt Bắc giàu tình nghĩa thủy chung, đã hy sinh quên mình cho cách mạng và kháng chiến.

Đoạn thơ trên đây dào dạt tình thương mến. Nỗi thiết tha bồi hồi như thấm sâu vào cảnh vật và lòng người, kẻ ở người về, mình nhớ ta, ta nhớ mình. Tình cảm ấy vô cùng sâu nặng biết bao ân tình thủy chung. Năm tháng sẽ qua đi, những tiếng hát ân tình thủy chung ấy mãi mãi như một dấu son đỏ thắm in đậm trong lòng người.

Đoạn thơ mang vẻ đẹp một bức tranh tứ bình đặc sắc, đậm đà phong cách dân tộc. Mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là mùa đông năm 1946, đến mùa thu tháng 10 – 1954, thủ đô Hà Nội được giải phóng – Tố Hữu cũng thể hiện nỗi nhớ Việt Bắc qua bốn mùa: đông – xuân – hè – thu, theo dòng chảy lịch sử. Mỗi mùa có một nét đẹp riêng dạt dào sức sống: màu xanh của rừng, màu đỏ tươi của hoa chuối, màu trắng của hoa mơ, màu vàng của rừng phách, màu trắng xanh hòa bình. Thiên nhiên Việt Bắc trong thơ Tố Hữu rất hữu tình, mang vẻ đẹp cổ điển. Con người được nói đến không phải là ngư, tiều, canh, mục mà là người đi nương đi rẫy, là người đan nón, là cô em gái hái măng, là những ai đang hát ân tình thủy chung. Tất cả đều thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của đồng bào Việt Bắc: cần cù, làm chủ thiên nhiên và làm chủ cuộc đời trong lao động, kiên nhẫn, khéo léo, tài hoa, trẻ trung lạc quan yêu đời, ân tình thủy chung với cách mạng và kháng chiến.

See also  Thuyết minh về cây tre 2023

Một giọng thơ ngọt ngào, tha thiết bồi hồi cứ quyện lấy tâm hồn người đọc. Nỗi nhớ được nói đến trong “Việt Bắc” cũng như trong đoạn thơ này cho thấy một nét đẹp trong phong cách thơ Tố Hữu: chất trữ tình công dân và tính dân tộc, màu sắc cổ điển và tính thời đại được kết hợp một cách hài hòa.

Hình tượng đẹp, phong phú, gợi cảm. Một không gian nghệ thuật đầy sức sống, với những đường nét, âm thanh, màu sắc, ánh sáng, cấu trúc cân xứng hài hòa, để lại trong tâm hồn ta một ấn tượng sâu sắc như Bác Hồ đã viết: “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay…”

Thơ đích thực “là ảnh, là nhân ảnh…, từ một cái hữu hình nó thức dậy được những vô hình bao la” (Nguyễn Tuân). Đoạn thơ trên đây gợi lên trong lòng ta tình mến yêu Việt Bắc, tự hào về đất nước và con người Việt Nam. Đoạn thơ “nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp”, để ta thương, ta nhớ về mối tình Việt Bắc, mối tình kháng chiến.

Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc – Mẫu 5

Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng tiêu biểu của phong trào thơ ca Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Những tác phẩm của ông như một vũ khí nhằm chống lại quân xâm lược, động viên, khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân.

Bài thơ “Việt Bắc” được tác giả viết trong những ngày tác giả đóng quân ở vùng Việt Bắc. Bài thơ thể hiện tình quân dân gắn bó, thiết tha sâu sắc, khi chia tay kẻ ở người đi biết bao lưu luyến, lúc chia tay được tác giả viết lên thành những vần thơ nhiều cảm xúc, nghẹn ngào tâm tư tình cảm.

Xuyên suốt trong bài thơ là những dòng tâm sự, thể hiện tình cảm giữa mình và ta, giữa quân và dân chứa chan, sâu sắc. Tác giả Tố Hữu là người đã tham gia trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nên những vần thơ của ông vô cùng giản dị, mộc mạc gần gũi, khi đọc bài thơ lên ta có thể cảm nhận được sự thiêng liêng, nặng trĩu tâm tư trong tình cảm của người chiến sĩ

Bài thơ Việt Bắc được viết theo thể thơ lục bát truyền thống gần gũi, với người nghe. Trong bài thơ nghệ thuật so sánh, ẩn dụ được tác giả Tố Hữu sử dụng rất linh hoạt tài tình thể hiện sự tinh tế trong phong cách ngôn ngữ của tác giả. Đặc biệt bài thơ còn xúc động lòng người khi tác giả phác họa lên một bức tranh tứ bình về thiên nhiên con người Việt Bắc vô cùng tươi đẹp.

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

“Ta” và “mình” thể hiện tình quân dân, nhưng với ngôn ngữ mộc mạc, thể hiện sự gắn bó như người thân trong một gia đình, như những người bạn tri kỷ lâu năm. Nay phải cách xa biết bao tâm sự, bao nhiêu lưu luyến không nỡ rời đi

Tác giả Tố Hữu đã vô cùng khôn khéo khi dẫn dắt người đọc tới những cảnh đẹp vô cùng nên thơ lãng mạn của núi rừng Việt Bắc, vẽ lên một mùa đông ấm áp, nhưng ngập tràn tình yêu thương, niềm tin của những con người phúc hậu nơi đây.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Thiên nhiên Việt Bắc mở ra khiến cho người đọc ngẩn ngơ, bởi vẻ đẹp rất trữ tình của núi rừng Tây Bắc. Những bông hoa chuối đỏ tươi nở lên giữa mùa đông lạnh giá làm cho khung cảnh thiên nhiên tuy lạnh giá nhưng vô cùng sinh động, ấm áp lòng người bởi sắc đỏ của hoa chuối rừng chính nét quyến rũ rất riêng của núi rừng Việt Bắc. Hình ảnh người con gái đi hái măng, lấy nấm với con dao sắc nhọn là vũ khí phòng thân, công cụ làm việc thể hiện sự sinh động của con người trong công việc thường nhật của mình

Đồng thời ánh nắng mùa đông là cho không khí trở nên ấm áp hơn bao giờ hết, không phải là màu u ám, ảm đạm mà chúng ta thường thấy trong những bài thơ khác miêu tả về mùa đông. Mùa đông trong thơ của Tố Hữu vẫn đẹp, vẫn sinh động hấp dẫn lòng người hơn bao giờ hết.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Trong hai câu thơ này tác giả đã linh hoạt chuyển đổi thời gian từ mùa đông sang mùa xuân. Từ hình ảnh hoa chuối rừng đỏ tươi sang sắc hoa mơ trắng trong tinh khiết, thể hiện không khí mùa xuân đang ngập tràn trên mảnh đất Tây Bắc.

Hoa mơ chính là dấu hiệu báo trước khi mùa xuân tới, bởi loại hoa này thường chỉ ra vào mùa xuân, giống như hoa đào và hoa mai. Hình ảnh một rừng hoa mơ trắng thơm ngát quyến rũ, làm say đắm lòng người được gợi mở trong câu thơ làm cho người đọc ngây ngất trước cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đây. Hình ảnh người con gái chuốt từng sợi giang để làm dây gói bánh chưng, bánh tét, làm nón lá khiến cho không khí mùa xuân càng gần gũi ấm áp hơn bất kỳ lúc nào

Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp nhưng luôn gắn liền với những con người nơi đây. Khi tác giả Tố Hữu nhớ về thiên nhiên núi rừng Việt Bắc tác giả luôn nhớ về những con người, những hoạt động của con người nơi đây thể hiện tình cảm sâu đậm của tác giả với mảnh đất gắn bó suốt 15 năm.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Sang mùa hè tiếng ve kêu là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Mùa hè là mùa sôi động, nó khác hẳn với sự ấm áp của mùa đông, sự tinh khôi của màu xuân, khi mùa hè tới rừng núi Việt Bắc râm ran tiếng ve kêu, màu vàng của hổ phách kết hợp với tiếng ve khiến cho thiên nhiên nơi đây. Tiếng ve đã phá vỡ sự tĩnh lặng, thể hiện sự chuyển biến thời gian mạnh mẽ.

Bức tranh thiên nhiên về mùa hè của núi rừng Việt Bắc sáng rực màu vàng của hổ phách, huyên náo tiếng ve kêu. Ở mỗi bức tranh tác giả luôn kết hợp thiên nhiên với bóng dáng con người, thể hiện sự kết hợp khôn khéo giữa con người và thiên nhiên nơi đây.

Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc

Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc – Mẫu 6

Nhắc đến những nhà văn, nhà thơ cách mạng trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, ta không thể không nhắc đến Tố Hữu với một giọng thơ đầy tính chiến đấu, đầy lý tưởng, một phong cách thơ trữ tình chính trị. Tuy nhiên, trong những bài thơ ấy vẫn chất chứa những hình ảnh đậm chất trữ tình, giàu chất thơ, mượt mà và tươi sáng. Bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc chính là minh chứng tiêu biểu:

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Đoạn thơ là một bức tranh Việt Bắc qua bốn mùa và hàm chứa trong đó một nỗi nhớ nhung da diết cùng tấm lòng thủy chung của tác giả nói riêng và người cán bộ nói chung dành cho Việt Bắc:

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”

Hai câu thơ là lời hỏi và kể của người ra đi, muốn biết lòng người ở lại thế nào và tự bộc lộ tấm lòng của mình. Điệp ngữ “ta về” mở đầu cho hai câu thơ như đặt ra những nỗi niềm của người từ giã. Cái đẹp của câu thơ là hình ảnh “hoa cùng người”, phải chăng con người cũng là một bông hoa trong vườn hoa Việt Bắc. Hình ảnh tạo nên nét hài hòa giữa thiên nhiên và con người, hoa và người khi hòa vào nhau, khi tách biệt để tôn lên vẻ đẹp của nhau. Tiếp sau hình ảnh hoa và người là bức tranh bốn mùa Việt Bắc được vẽ ra hết sức chân thật cùng những màu sắc tươi tắn và âm thanh rộn ràng:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đeo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Mùa đông với màu xanh tha thiết, ngút ngàn của núi rừng trùng điệp hiện ra đầu tiên. Tác giả khắc họa mùa đông trước có lẽ bởi vì khi người cách mạng đến đây cũng vào mùa đông của đất nước và cũng chính thời điểm ấy sau mười lăm năm, người cách mạng cũng từ biệt Việt Bắc – cái nôi cách mạng Việt Nam.

Giữa cái nền xanh tươi của rừng thẳm nổi bật hình ảnh những bông hoa chuối đỏ tươi, làm cho núi rừng không lạnh lẽo hoang vu mà trở nên ấm áp lạ thường. Những bông hoa chuối ẩn trong sương như những ngọn đuốc hồng soi sáng chặng đường mà ta từng bắt gặp trong bài thơ Tây Tiến: “Mường lát hoa về trong đêm hơi”. Cái “đỏ tươi” của hoa chuối như xóa nhòa đi sự lạnh lẽo cô độc của mùa đông lạnh lẽo của núi rừng, như chất chứa, tiềm ẩn sức sống của đất trời. Sự đối lập trong màu sắc nhưng lại hài hòa trong cách diễn đạt khiến mùa đông nơi đây mang hơi hướng của mùa hè ấm áp trong thơ Nguyễn Trãi:

“Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Giữa thiên nhiên ấy, nét đẹp của con người Tây Bắc hiện lên với một nét độc đáo rất riêng:

“Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Người Việt Bắc đi rừng bao giờ cũng gài một con dao ở thắt lưng để phát quang những chướng ngại và đề phòng thú dữ. Ở đây tác giả không miêu tả gương mặt hay thần thái mà miêu tả ánh sáng phản chiếu nơi lưỡi dao gài ở thắt lưng. Ánh nắng mặt trời chiếu xuống làm cho con dao lấy lánh ánh sáng tạo nên hình ảnh con người thật đẹp không thể nào quên, tưởng chừng con người chính là nơi hội tụ của ánh sáng, vừa lung linh vừa rực rỡ. Con người được đặt giữa “đèo cao, nắng ánh”, ở vị trí trung tâm giữa núi rừng Tây Bắc, vượt lên cả không gian với hình ảnh lớn lao, làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất nước với hình ảnh kì vĩ, lớn lao.

Đông qua rồi xuân. Mùa xuân Việt Bắc hiện lên với sắc trắng của hoa mơ làm bừng sáng cả khu rừng:

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Nhắc đến mùa xuân, người ta lại nhắc đến thời điểm khí hậu mát mẻ, cỏ cây hoa lá vì thế tràn đầy sức sống, đâm chồi, nảy lộc xanh non. Ngày xuân của Việt Bắc được Tổ Hữu nhìn với cái nhìn rất độc đáo: “mơ nở trắng rừng”. Nghệ thuật đảo ngữ “trắng rừng” sử dụng từ “trắng” với vai trò động từ chứ không còn là tính từ chỉ màu sắc. Thêm vào đó, động từ “nở” như sự lan tỏa của sắc trắng, lấn át mọi sắc xanh của lá rừng, tạo nên một không gian trong lành, dịu mát của hoa mơ, khiến bức tranh trở nên thanh khiết hơn, trữ tình hơn.

Giữa cái nền trắng của hoa mơ ấy, nổi bật lên hình ảnh con người lao động cần mẫn, dịu dàng: “chuốt từng sợi giang”. Con người đẹp một cách tự nhiên trong công việc hàng ngày. Động từ “chuối” kết hợp với trợ từ “từng” đã thể hiện bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, và tài hoa của người lao động. Đó cũng chính là những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Bắc hào hùng nhưng cũng rất hào hoa.

Mùa hè đến, tiếng ve rộn rã vang lên khắp núi rừng:

“Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Âm vang của tiếng ve làm lá phách đổ vàng. Tưởng chừng chỉ cần tiếng ve ngân lên đã làm tiết trời đột ngột chuyển từ xuân sang hè. Câu thơ có nét tương đồng với ý thơ “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” của Khương Hữu Dụng. Chỉ với một câu thơ mà gợi lên cả sự vận động của thời gian, của cuộc sống. Và trên cái nền vàng của rừng phách ấy, hiện lên hình ảnh thật đáng yêu làm cho bức tranh thêm nên thơ, trữ tình. Đó là hình ảnh: “cô em gái hái măng một mình”, hái măng một mình nhưng không hề cô đơn mà lại toát lên vẻ đẹp của người phụ nữ chịu thương chịu khó. Câu thơ mang nỗi niềm cảm thông và cảm kích người Việt Bắc, mà người đi không bao giờ quên được những tình cảm chân thành ấy.

Rồi mùa thu Việt Bắc hiện lên với ánh trăng thu vời vợi làm cảnh núi rừng Việt Bắc trở nên mơ màng, êm ả đầy không khí thanh bình. Từ giữa đêm trăng thu huyền ảo ấy, những tiếng hát ân tình thủy chung của con người Việt Bắc lại được cất lên làm nồng ấm cả lòng người:

“Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Ở đây không có tin thắng trận, nhưng lại có tiếng hát nghĩa tình của đồng bào Việt Bắc, là tiếng hát của núi rừng Tây Bắc gắn bó mười lăm năm ròng rã. Tiếng hát “ân tình” khép lại bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người, gợi cho người đi, kẻ ở và cả những độc giả hiện tại có những rung động sâu xa về tình yêu Tổ quốc.

Nếu câu lục nói về cảnh thì câu bát lại nói về người. Cái đẹp của bài thơ là sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người Việt Bắc. Phong cảnh Việt Bắc đẹp, nên thơ, trữ tình giàu sức sống như cái nền để làm nổi bật hình ảnh những con người Việt Bắc thật đáng yêu, cần cù, giàu tình nghĩa, thủy chung, son sắt.

Với những nét phác họa đơn sơ, bình dị, bức tranh tứ bình Việt Bắc được vẽ ra với sự hòa quyện giữa cổ điện và hiện đại, giữa con người và thiên nhiên, tất cả tạo nên một bức tranh tổng hòa về thiên nhiên và cuộc sống. Đoạn thơ chính là một nét độc đáo trong phong cách trữ tình chính trị của Tố Hữu mà khi nhắc đến Việt Bắc, người ta lại nhớ ngay đến những tâm hồn hồn hậu, giàu nghĩa tình, thủy chung.

Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc – Mẫu 7

Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu cho nền văn Việt Nam hiện đại. Ông là một nhà thơ với tư tưởng cộng sản, một nhà thơ lớn, thơ ông gắn liền với cách mạng. Tố Hữu còn gắn bó với dân sâu sắc. Vì vậy mà trong các tác phẩm của ông luôn gần gũi với nhân dân. Ông để lại một sự nghiệp văn chương phong phú, giàu giá trị với phong các trữ tình – chính trị sâu sắc đậm đà bản sắc dân tộc. Tiêu biểu là bài Việt Bắc. Có thể nói, kết tinh của tác phẩm được lắng đọng trong mười câu thơ diễn tả nỗi nhớ của người về xuôi với cảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc hòa quyện thành bức tranh tứ bình.

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”

Việt Bắc được Tố Hữu sáng tác vào tahnsg 10 năm 1954 ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, các cơ quant rung ương Đảng và chính quyền từ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. Tố Hữu cũng là một trong những cán bộ sống gắn bó với Việt Bắc nhiều năm, nay từ biệt chiến khu để về xuôi. Bài thơ như được viết trong buổi chia tay lưu luyến ấy. Và có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ Việt Bắc là những ấn tượng không phai về sự hòa quyện của người dân với thiên nhiên núi rừng cao đẹp.

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

Mở đầu đoạn thơ là câu hỏi tu từ. Nhưng hỏi chỉ là cái cớ để thể hiện tâm tư tình cảm, nhấn mạnh nỗi nhớ da diết của người về Thủ đô. Hai câu đầu là lời hỏi đáp của ta của người cán bộ kháng chiến về xuôi. Ta hỏi mình có nhớ ta. Người cách mạng về xuôi hỏi người Việt Bắc để bộc lộ tâm trạng của mình là dù có ở nơi xa xôi, dù có xa cách nhưng lòng ta vẫn gắn bó với Việt Bắc. Chữ “ta” và “nhớ” được điệp đi điệp lại thể hiện lòng thủy chung son sắc. Nỗi nhớ hướng về “những hoa cùng người” hướng về thiên nhiên, núi rừng và con người Việt Bắc. “Hoa” là sự kết tinh của hương sắc, còn “người” là kết tinh của đời sống xã hội. Xét cho cùng, “người ta là hoa của đất”. Hoa và người được đặt cạnh nhau càng làm tôn lên vẻ đẹp cho nhau, làm sáng lên cả không gian núi rừng, Việt Bắc trùng điệp.

Những câu thơ tiếp theo tái hiện cụ thể, chân thực vẻ đẹp bốn mùa của chiến khu. Cảnh và người hòa quyện đan xen vào nhau. Cứ một câu thơ lục tả cảnh thì lại có một câu thơ bát tả người. Mỗi mùa có một vẻ đẹp nét đặc trưng riêng tạo thành một bức trannh tứ bình ngập tràn ánh sáng, màu sắc, đường nét âm thanh vui tươi, ấm áp.

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Mở đầu cho bức tranh tứ bình lại là khung cảnh mùa Đông. Chúng ta vẫn luôn thắc mắc rằng tại sao tác giả không diễn tả mùa theo trật tự quy luật tự nhiên là Xuân, Hạ, Thu, Đông lại là mùa Đông trước. có lẽ vì, thời điểm tác giả sáng tác bài thơ này là vào tháng 10 năm 1954, đó là thời điểm của mùa đông nên khung cảnh mùa đông việt bắc tạo cảm hứng để ông viết về mùa đông trước.

Nhớ về mùa đông Việt Bắc, tác gủa không nhớ về cái giá buốt, lạnh lẽo, âm u. Tố Hữu nhớ đến những ngày màu đông rực rỡ, nắng ấm. Màu xanh bạt ngàn của núi rừng Việt Bắc. nó giống như màu nên flamf nổi bật lên màu đỏ tươi của hoa chuối. Hình ảnh “hoa chuối đỏ tươi” – hình ảnh đặc trưng của rừng núi Việt Bắc vào mùa đông, nó giống như ngọn đuốc, đốm lửa rực rỡ thắp sáng bức tranh mùa đông, xua tan đi cái u tối, lạnh lẽo của núi rừng nơi đây. Cả không gian như được sưởi ấm. Tô điểm thêm nét đẹp đặc trưng của mùa Đông Việt Bắc. Đằng sau bức tranh mùa đông ấy, ẩn hiên lên hình ảnh người nông dân lao động leo lên đèo cao để đi làm nương rẫy. Một hình ảnh khỏe khoắn của người lao động như được tỏa sáng, rực rỡ hơn. Tố Hữu sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, ông không dùng “ánh nắng” là một danh từ mà lại dùng “nắng ánh” – một động từ, nhằm làm cho hình ảnh người lao động đẹp và rực rỡ hơn.

Kết thúc mùa đông lạnh giá, Tố Hữu đưa chúng ta đến với mùa Xuân ấm ấp vui hơn

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Mùa xuân – hình ảnh bông hoa “mơ nở trắng rừng” là loài hoa đặc trưng của mùa xuân nơi Việt Bắc. Hoa nở trắng xóa cả khu rừng. Màu không phải màu trăngs điểm như trong bài Truyện Kiều của Nguyễn Du “cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Đó là màu trắng tinh khiết, tinh khôi khoác lên cho núi rừng Việt Bắc. Và đằng sau mùa xuân tinh khiết, nhẹ nhàng, thơ mộng ấy. Nhà thơ nhớ đến những người đan nón. Hình ảnh “người chuốt từng sợi giang” đã làm nổi bật đức tính cần cù, tỉ mĩ, khéo léo, tài hoa của những con người nơi đây. Họ đã làm ra những sợi giang nõn nà để đan thành những chiếc nón. Đó là vật để che nắng che mưa không thể thiếu của người dân nơi đây và đó cũng có thể là thứ quà tặng dành cho những người mà họ yêu thương.

“Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Khi âm thanh của tiếng ve vang lên, đó là âm thanh đặc trưng của mùa hè. Rừng phách đột ngột đổ vàng. Đó là sự chuyển biến đột ngột làm cho người ta có cảm giác khi tiếng ve vang lên thì những lá cây của cây phách từ lá màu xanh chuyển sang màu vàng. Cả không gian Việt Bắc như được nhuộm sắc vàng rực rỡ. Thời gian mang đến cho ta màu sắc và ẩn sâu trong cái sắc vàng rực rỡ ấy là hình ảnh cô em hái măng . Ở đó, toát lên được sự cần mẫn, cần cùm siêng năng, chăm chỉ . Măng là thứ rau để nuôi sống bộ đội cách mạng. Và hình ảnh cô gái hái măng một mình cho thấy được sự yên tĩnh, thư thái. Câu thơ làm ta liên tưởng đến câu:

“Trám bùi để rụng, măng mai để già”

Nếu như đặc trưng của mùa đông là hoa mơ, mùa xuân là hoa chuối, mùa hè là hoa phách vàng. Vậy còn mùa thu là hoa gì? Mùa thu không có hoa mà mùa thu có người. mà con người là loài hoa đẹp nhất. “Người ta là hoa của đất”.

Khác với nền văn học trung đại, một nền văn học mà các nhà văn lấy thiên nhiên làm tiêu chuẩn cho cái đẹp thì nền văn học hiện đại lại lấy con người làm tiêu chuẩn cho cái đẹp. Điều này được thể hiện rất rõ ở câu thơ tả mùa thu của Tố Hữu.

“Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”

Nếu câu thơ lục là câu thơ tả hình ảnh ánh trăng thì câu thơ bát có “tiếng hát ân tình”. Cặp đôi “trăng – nhạc” góp phần tạo nên vẻ đẹp lung linh, lãng mạn. Đất nước ta lúc ấy đang trong thời kì kháng chiến khốc liệt nhưng ở nhwunxg câu thơ của Tố Hữu ta chỉ thấy được sự bình yên, hòa bình, êm ả và ân tình thủy chung

Đoạn thơ dạt dào tình thương, tha thiết nỗi nhớ bồi hồi thấm sâu vào cảnh và người. Kẻ ở người về thì “ta nhớ mình” “mình nhớ ta”. Tình cảm ấy vô cùng tha thiết, thiêng liêng, biết bao ân tình thủy chung. Năm tháng đi qua nhưng ân tình thủy chung cách mạng giữa Việt Bắc vớ con người về xuôi vẫn luôn thủy chung son sắc, in đậm trong lòng người.

Tóm lại, với 10 câu thơ, Tố Hữu đã hài hòa trong câu lục tả cảnh, câu bát tả người, Và sự hài hòa ấy tạo nên một bức tranh tứ bình tuyệt đẹp, đầy màu sắc. Qua đó, Tố Hữu bộc bạch được tình cảm của mình với thiên nhiên núi rừng Việt Bắc và sự thủy chung son sắc với những con người chất phát, hiền hòa nơi đây. Sự yêu mến và tự hào của Tố Hữu với Việt Bắc . Và ở mỗi bản thân chúng ta, cần phải biết đến những địa danh của Đất Nước mình, yêu mến và luôn tự hào về vẻ đẹp diệu kì của nó. Điều quan trọng hơn hết, chúng ta cần ghi nhớ công ơn to lớn của những chiến sĩ đã hi sinh ra sức chiến đấu dựng xây khiến chúng ta có được một đất nước yên bình, xinh đẹp như ngày hôm nay.

Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc – Mẫu 8

Tố Hữu đã từng nói: “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy”, chính những niềm thương, nỗi nhớ trào dâng ấy đã tạo ra những rung động mãnh liệt trong cảm xúc để rồi thơ ca đã trào ra bao nỗi nhớ thương vô vàn. Việt Bắc chính là những rung động mạnh liệt ấy của Tố Hữu. Bài thơ là kết tinh, là di sản của “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” giữa cán bộ cách mạng và nhân dân Việt Bắc. Tác phẩm là một khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Bài thơ được viết ra như lời hát tâm tình của một mối tình thiết tha đầy lưu luyến giữa người kháng chiến và đồng bào Việt Bắc được thể hiện qua lăng kính trữ tình – chính trị, đậm tính dân tộc và ngòi bút dạt dào cảm xúc của thi nhân. Đặc biệt là bức tranh tứ bình đươc nhà thơ khắc họa trong đoạn thơ:

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”

Việt Bắc là khu căn cứ địa kháng chiến được thành lập từ năm 1940, gồm sáu tỉnh viết tắt là “Cao – Bắc – Lạng – Thái – Tuyên – Hà”. Nơi đây, cán bộ chiến sĩ và nhân dân Việt Bắc đã có mười lăm năm gắn bó keo sơn, nghĩa tình (1940 – 1954). Sau hiệp định Giơnevơ, tháng 10.1954, Trung ương Đảng và cán bộ rời Việt Bắc. Buổi chia tay lịch sử ấy đã trở thành niềm cảm hứng cho Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Trải dài khắp bài thơ là niềm thương nỗi nhớ về những kỷ niệm kháng chiến gian khổ nhưng nghĩa tình.

Trong đoạn thơ trên, nhân vật trữ tình nhớ về cảnh thiên nhiên và con người lao động Tây Bắc bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông như một bức tranh tứ bình cổ điển mê đắm hôn người.

Đoạn thơ là một bức tranh Việt Bắc qua bốn mùa và hàm chứa trong đó một nỗi nhớ nhung da diết cùng tấm lòng thủy chung của tác giả nói riêng và người cán bộ nói chung dành cho Việt Bắc:

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”

Hai câu thơ là lời hỏi và kể của người ra đi, muốn biết lòng người ở lại thế nào và tự bộc lộ tấm lòng của mình. Điệp ngữ “ta về” mở đầu cho hai câu thơ như đặt ra những nỗi niềm của người từ giã. Cái đẹp của câu thơ là hình ảnh “hoa cùng người”, phải chăng con người cũng là một bông hoa trong vườn hoa Việt Bắc. Hình ảnh tạo nên nét hài hòa giữa thiên nhiên và con người, hoa và người khi hòa vào nhau, khi tách biệt để tôn lên vẻ đẹp của nhau. Tiếp sau hình ảnh hoa và người là bức tranh bốn mùa Việt Bắc được vẽ ra hết sức chân thật cùng những màu sắc tươi tắn và âm thanh rộn ràng:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đeo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Mùa đông với màu xanh tha thiết, ngút ngàn của núi rừng trùng điệp hiện ra đầu tiên. Tác giả khắc họa mùa đông trước có lẽ bởi vì khi người cách mạng đến đây cũng vào mùa đông của đất nước và cũng chính thời điểm ấy sau mười lăm năm, người cách mạng cũng từ biệt Việt Bắc – cái nôi cách mạng Việt Nam.

Giữa cái nền xanh tươi của rừng thẳm nổi bật hình ảnh những bông hoa chuối đỏ tươi, làm cho núi rừng không lạnh lẽo hoang vu mà trở nên ấm áp lạ thường. Những bông hoa chuối ẩn trong sương như những ngọn đuốc hồng soi sáng chặng đường mà ta từng bắt gặp trong bài thơ Tây Tiến: “Mường lát hoa về trong đêm hơi”. Cái “đỏ tươi” của hoa chuối như xóa nhòa đi sự lạnh lẽo cô độc của mùa đông lạnh lẽo của núi rừng, như chất chứa, tiềm ẩn sức sống của đất trời. Sự đối lập trong màu sắc nhưng lại hài hòa trong cách diễn đạt khiến mùa đông nơi đây mang hơi hướng của mùa hè ấm áp trong thơ Nguyễn Trãi:

“Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Giữa thiên nhiên ấy, nét đẹp của con người Tây Bắc hiện lên với một nét độc đáo rất riêng:

“Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Người Việt Bắc đi rừng bao giờ cũng gài một con dao ở thắt lưng để phát quang những chướng ngại và đề phòng thú dữ. Ở đây tác giả không miêu tả gương mặt hay thần thái mà miêu tả ánh sáng phản chiếu nơi lưỡi dao gài ở thắt lưng. Ánh nắng mặt trời chiếu xuống làm cho con dao lấy lánh ánh sáng tạo nên hình ảnh con người thật đẹp không thể nào quên, tưởng chừng con người chính là nơi hội tụ của ánh sáng, vừa lung linh vừa rực rỡ. Con người được đặt giữa “đèo cao, nắng ánh”, ở vị trí trung tâm giữa núi rừng Tây Bắc, vượt lên cả không gian với hình ảnh lớn lao, làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất nước với hình ảnh kỳ vĩ, lớn lao.

Đông qua rồi xuân. Mùa xuân Việt Bắc hiện lên với sắc trắng của hoa mơ làm bừng sáng cả khu rừng:

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Nhắc đến mùa xuân, người ta lại nhắc đến thời điểm khí hậu mát mẻ, cỏ cây hoa lá vì thế tràn đầy sức sống, đâm chồi, nảy lộc xanh non. Ngày xuân của Việt Bắc được Tổ Hữu nhìn với cái nhìn rất độc đáo: “mơ nở trắng rừng”. Nghệ thuật đảo ngữ “trắng rừng” sử dụng từ “trắng” với vai trò động từ chứ không còn là tính từ chỉ màu sắc. Thêm vào đó, động từ “nở” như sự lan tỏa của sắc trắng, lấn át mọi sắc xanh của lá rừng, tạo nên một không gian trong lành, dịu mát của hoa mơ, khiến bức tranh trở nên thanh khiết hơn, trữ tình hơn.

Giữa cái nền trắng của hoa mơ ấy, nổi bật lên hình ảnh con người lao động cần mẫn, dịu dàng: “chuốt từng sợi giang”. Con người đẹp một cách tự nhiên trong công việc hàng ngày. Động từ “chuốt” kết hợp với trợ từ “từng” đã thể hiện bàn tay khéo léo, tỉ mĩ, và tài hoa của người lao động. Đó cũng chính là những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Bắc hào hùng nhưng cũng rất hào hoa.

Mùa hè đến, tiếng ve rộn rã vang lên khắp núi rừng:

“Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Âm vang của tiếng ve làm lá phách đổ vàng. Tưởng chừng chỉ cần tiếng ve ngân lên đã làm tiết trời đột ngột chuyển từ xuân sang hè. Câu thơ có nét tương đồng với ý thơ “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” của Khương Hữu Dụng. Chỉ với một câu thơ mà gợi lên cả sự vận động của thời gian, của cuộc sống. Và trên cái nền vàng của rừng phách ấy, hiện lên hình ảnh thật đáng yêu làm cho bức tranh thêm nên thơ, trữ tình. Đó là hình ảnh: “cô em gái hái măng một mình”, hái măng một mình nhưng không hề cô đơn mà lại toát lên vẻ đẹp của người phụ nữ chịu thương chịu khó. Câu thơ mang nỗi niềm cảm thông và cảm kích người Việt Bắc, mà người đi không bao giờ quên được những tình cảm chân thành ấy.

Nhớ mùa hè rồi nhớ mùa thu Việt Bắc, nhớ khôn nguôi, nhớ trăng ngàn, nhớ tiếng hát:

“Rừng thu trăng rọi hòa bình,

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.

Trăng xưa “vàng gieo ngấn nước cây lồng bóng sân”. Trăng Việt Bắc trong thơ Bác Hồ là “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Người cán bộ kháng chiến về xuôi nhớ vầng trăng Việt Bắc giữa rừng thu, trăng “rọi” qua tán lá rừng xanh, trăng thanh mát rượi màu “hòa bình” nên thơ. “Ai” là đại từ nhân xưng phiếm chỉ, “nhớ ai” là nhớ về tất cả, về mọi người dân Việt Bắc giàu tình nghĩa thủy chung, đã hi sinh quên mình cho cách mạng và kháng chiến.

Đoạn thơ trên đây dào dạt tình thương mến. Nỗi thiết tha bồi hồi như thấm sâu vào cảnh vật và lòng người, kẻ ở người về, mình nhớ ta, ta nhớ mình. Tình cảm ấy vô cùng sâu nặng biết bao ân tình thủy chung. Năm tháng sẽ qua đi, những tiếng hát ân tình thủy chung ấy mãi mãi như một dấu son đỏ thắm in đậm trong lòng người.

Đoạn thơ mang vẻ đẹp một bức tranh tứ bình đặc sắc, đậm đà phong cách dân tộc. Mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là mùa đông năm 1946, đến mùa thu tháng 10 – 1954, thủ đô Hà Nội được giải phóng – Tố Hữu cũng thể hiện nỗi nhớ Việt Bắc qua bốn mùa: đông – xuân – hè – thu, theo dòng chảy lịch sử. Mỗi mùa có một nét đẹp riêng dạt dào sức sống: màu xanh của rừng, màu đỏ tươi của hoa chuối, màu trắng của hoa mơ, màu vàng của rừng phách, màu trăng xanh hòa bình. Thiên nhiên Việt Bắc trong thơ Tố Hữu rất hữu tình, mang vẻ đẹp cổ điển. Con người được nói đến không phải là ngư, tiều, canh, mục mà là người đi nương đi rẫy, là người đan nón, là cô em gái hái măng, là những ai đang hát ân tình thủy chung. Tất cả đều thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của đồng bào Việt Bắc: cần cù, làm chủ thiên nhiên và làm chủ cuộc đời trong lao động, kiên nhẫn, khéo léo, tài hoa, trẻ trung lạc quan yêu đời, ân tình thủy chung với cách mạng và kháng chiến.

See also  Giải bài 1, 2, 3 trang 51 Vở bài tập Toán lớp 5 tập 1 2023

Một giọng thơ ngọt ngào, tha thiết bồi hồi cứ quyện lấy tâm hồn người đọc. Nỗi nhớ được nói đến trong “Việt Bắc” cũng như trong đoạn thơ này cho thấy một nét đẹp trong phong cách thơ Tố Hữu: chất trữ tình công dân và tính dân tộc, màu sắc cổ điển và tính thời đại được kết hợp một cách hài hòa.

Hình tượng đẹp, phong phú, gợi cảm. Một không gian nghệ thuật đầy sức sống, với những đường nét, âm thanh, màu sắc, ánh sáng, cấu trúc cân xứng hài hòa, để lại trong tâm hồn ta một ấn tượng sâu sắc như Bác Hồ đã viết: “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay…”

Thơ đích thực “là ảnh, là nhân ảnh…, từ một cái hữu hình nó thức dậy được những vô hình bao la” (Nguyễn Tuân). Đoạn thơ trên đây gợi lên trong lòng ta tình mến yêu Việt Bắc, tự hào về đất nước và con người Việt Nam. Đoạn thơ “nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp”, để ta thương, ta nhớ về mối tình Việt Bắc, mối tình kháng chiến.

Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc – Mẫu 9

Chế Lan Viên đã từng nhận xét rằng “Nhà thơ này sử dụng đôi mắt tinh tường, nhà thơ khác sử dụng bộ óc kì ảo, còn Tố Hữu, anh chỉ sử dụng tình cảm và trái tim trần”. Tình cảm thiết tha, mãnh liệt cùng “trái tim trần” ấy đã được Tố Hữu thể hiện qua bài thơ Việt Bắc- tác phẩm được coi là đỉnh cao của thơ ông. Trong “Việt Bắc”, đoạn thơ được coi là hay nhất, kết tinh những tài hoa nhất của ngòi bút Tố Hữu chính là đoạn thơ về bức tranh tứ bình, một bức tranh tuyệt diệu vừa đậm đà vẻ đẹp truyền thống vừa mang nét tươi mới của vẻ đẹp hiện đại.

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ấn tình thủy chung.

Bài thơ được viết trong hoàn cảnh tháng 10- 1954, khi chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, những người kháng chiến từ chiến khu Việt Bắc trở về miền xuôi. Trung ương Đảng và Chính phủ từ quê hương cách mạng về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Đó là một cuộc chia tay lịch sử để đưa đất nước tiếp tục đi lên trong giai đoạn mới. Nhân sự kiện có tính lịch sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc để gợi về những ân nghĩa, nhắc nhớ sự thủy chung của con người đối với con người và đối với quá khứ, đối với cách mạng nói chung. Nằm trong mạch cảm xúc về nỗi nhớ ấy, bức tranh tứ bình về thiên nhiên, con người Việt Bắc hiện lên thật ấn tượng.

Đoạn thơ là nỗi nhớ của người về miền xuôi nhắn gửi với người ở lại. Đó là nỗi nhớ khôn nguôi da diết được bộc lộ một cách trực tiếp:

“Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

Thể thơ lục bát truyền thống được sử dụng linh hoạt khiến câu thơ mềm mại, điệu thơ uyển chuyển, nhịp thơ đều đặn, phối âm trầm bổng, dễ ngâm dễ thuộc. Cách xưng hô “mình-ta” tạo một bầu sinh quyển thấm đẫm không khí tâm tình, đó là cách nói tình tứ của thiếp, của chàng trong ca dao xưa. Nói tình cảm chính trị mà dẫn dắt bằng tình cảm lứa đôi, thơ Tố Hữu chính trị nhưng không khô khan, chính trị mà vẫn đậm đà màu sắc dân tộc. Câu hỏi tu từ ở đầu đoạn thơ kết hợp với phép điệp “ta” và “nhớ” càng khẳng định và nhấn mạnh thêm nỗi nhớ da diết của người về thủ đô. “Hoa” là thiên nhiên, “người” là con người Việt Bắc. Vậy nỗi nhớ của tác giả, hay của những người chiến sĩ về xuôi ấy bao trùm cả người, cả vật, nỗi nhớ về cảnh hay cũng là nỗi nhớ về ân tình cách mạng.

Sau lời mở đầu đầy da diết ấy, Tố Hữu đã vẽ lên bức tranh mùa đông rất chân thực, mang đậm hơi thở của núi rừng trong thời đại mới:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”

Mùa đông trong thơ xưa thường mang vẻ ảm đạm gắn với sương sa tuyết phủ:

“Sương như búa bổ mòn gốc liễu”

(Chinh phụ ngâm)

Còn mùa đông trong thơ Tố Hữu không tái tê, ảm đạm như thơ xưa mà ấm nóng, tươi tắn sắc màu “rừng xanh”, “hoa chuối đỏ tươi”. Cái màu “đỏ tươi”- gam màu nóng của bông chuối nổi lên giữa màu xanh bát ngát của núi rừng, làm cho thiên nhiên Việt Bắc trở nên tươi sáng, ấm áp và như tiềm ẩn một sức sống, xua đi cái hoang sơ lạnh giá hiu hắt vốn có của núi rừng. Giữa khung cảnh ấy hiện lên hình ảnh người lao động, tuy nhỏ bé nhưng họ không bị chìm lấp đi giữa bạt ngàn xanh mát:

“Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng”

Chính nắng ánh chiếu lấp lánh trên cao vào con dao người người đi rừng giắt ở thắt lưng đã khiến con người trở thành một điểm sáng di động và là trung tâm của bức tranh. Con người hiện lên không chỉ đẹp trong khung cảnh lao động và còn đẹp ở tư thế chủ động làm chủ thiên nhiên, làm chủ núi rừng ấy. Đó là hình ảnh đẹp về con người lao động mới. Vẻ đẹp ấy sau này sẽ tiếp tục được ngân vang trong thơ Huy Cận (Đoàn thuyền đánh cá), tùy bút của Nguyễn Tuân (Người lái đò sông Đà) và truyện ngắn của Nguyễn Thành Long (Lặng lẽ Sa Pa).

Đông qua, xuân lại tới. Tố Hữu đã góp vào gia tài thi liệu của mùa xuân một sắc riêng của Việt Bắc: đó là hoa mơ trắng với một không gian thoáng rộng, sáng bừng lên một màu tinh khôi thanh khiết:

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng”

Bao rùm lên cảnh vật mùa xuân là màu trắng dịu dàng, trong trẻo, tinh khiết của hoa mơ nở khắp rừng. Từ “trắng rừng” được viết theo phép đảo ngữ và từ “trắng” được dùng như động từ có tác dụng nhấn mạnh vào màu sắc, màu sắc dường như lấn át màu xanh của lá và bừng sáng cả khu rừng trong mơ màng, bâng khuâng, dịu mát của hoa mơ. Và âm điệu của hai chữ “trắng rừng” đã thể hiện được cảm giác ngỡ ngàng, hạnh phúc của nhân vật trữ tình trước vẻ đẹp tràn đầy sức sống của đất trời Việt Bắc. Từ “nở” làm cho sức sống mùa xuân lan tỏa tràn trề nhựa sống. Giữa thiên nhiên tuyệt vời như thế, con người dường như cũng khoan thai hơn:

“Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Đó vẫn là hình ảnh của con người lao động với dáng vẻ thanh mảnh, dịu dàng, đôi bàn tay khéo léo “chuốt từng sợi giang”. Cái tài của Tố Hữu nằm ở việc sử dụng từ ngữ thật chọn lọc. Chỉ một từ ” chuốt” mà làm hiện lên sự nhẹ nhàng nâng niu, vẻ đẹp tỉ mỉ cần cù cùng sự khéo léo của con người lao động mới. Con người ở đây chính là chủ nhân của mùa xuân đang tô điểm cho sắc xuân của đất trời thêm lộng lẫy.

Trong bốn bức tranh tuyệt vời của thiên nhiên Tây Bắc, có lẽ bức tranh mùa hè là sinh động nhất bởi nó xôn xao tiếng nói của cả màu sắc lẫn âm thanh:

“Ve kêu rừng phách đổ vàng”

Câu thơ độc đáo không phải ở việc chọn lựa âm thanh và sắc màu đặc trưng mà ở sự chuyển giao giữa hai thứ ấy. Tiếng ve kêu không chỉ một hay vài con mà là cả rừng ve đậm đặc. Cái âm thanh vang rền của tiếng ve làm cho màu vàng của rừng phách như rung chuyển, rung lên thành tiếng. Còn âm thanh của rừng phách lại như nhuộm vàng của tiếng ve. Các động từ “kêu”, “đổ” đã thể hiện thật tài tình không khí rạo rực và sắc màu nồng nàn đặc trưng của mùa hạ. Hiện lên trong cái thiên nhiên óng vàng rộn rã ấy, là hình ảnh cô gái áo chàm cần mẫn đi hái búp măng rừng cung cấp cho bộ đội kháng chiến:

“Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Hái măng một mình mà không gợi lên ấn tượng về sự cô đơn heo hắt như thơ xưa mà trái lại, rất trữ tình, thơ mộng, gần gũi thân thương tha thiết. Hình ảnh thơ cũng gợi lên được vẻ đẹp chịu thương chịu khó của cô gái vùng cao. Đằng sau đó ẩn chứa biết bao niềm cảm thông, trân trọng của tác giả.

Bức tranh cuối cùng được khắc họa bằng bút pháp chấm điểm tả diện của Tố Hữu là bức tranh mùa thu:

“Rừng thu trăng rọi hòa bình”

Không gian bao la tràn ngập ánh trăng, đó là ánh trăng của tự do, của hòa bình rọi sáng niềm vui lên từng ngọn núi, từng bản làng Việt Bắc. “Trăng” là một thi liệu cũ nhưng vẫn được Tố Hữu diễn tả bằng cái nhìn rất nhìn rất mới: cái nhìn tươi tắn, khỏe khoắn của con người cách mạng.

“Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Cảm xúc “nhớ” lại hiện lên lặp lại tronng câu thơ cuối. Tiếng hát ân tình thủy chung của “ai” vang vọng. Đó là tiếng hát trong trẻo của đồng bào dân tộc, là tiếng hát nhắc nhớ lẽ sống thủy chung ân tình. Đây cũng chính là tiếng hát của Việt Bắc của núi rừng của tình cảm mười năm lăm gắn bó thiết tha mặn nồng. Đó cũng chính là chủ thể trữ tình cất lên lời ân tình thủy chung với Việt Bắc, với cách mạng, với quê hương xứ sở này. Ở đây không có tiếng chuông báo thắng trận nhưng lại vang lên tiếng hát say đắm lòng người.

Tác giả đã chọn đặc trưng của bốn mùa để khắc họa khiến thiên nhiên Việt Bắc đẹp và thân thương vô cùng. Từ khi trở thành chiến khu cách mạng, Việt Bắc không u ám xa xôi nữa mà gần gũi, thân thương với mỗi người. Bằng tài năng bậc thầy về thơ ca, bức tranh tứ bình của Tố Hữu không chỉ vẽ lên hình ảnh một quê hương cách mạng tươi sáng, căng tràn sức sống, ấm áp sắc màu mà còn khắc họa được bức chân dung con người mới, con người kháng chiến trong công cuộc dựng xây, kiến thiết đất nước. Đoạn thơ vì thế mà chan chứa niềm tin, niềm tự hào, lạc quan của nhà thơ cách mạng.

Mới mẻ nhưng cũng rất truyền thống. Với kết cấu cổ điển, thể thơ lục bát, đoạn thơ là khúc hát ân tình, ân nghĩa, lời thơ gần gũi, đi vào lòng người muốn thế hệ, trở thành điệu hồn chung của dân tộc.

Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc – Mẫu 10

“Khi ta ở đất chỉ là nơi ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”

Hương sắc của hồn đất, núi, sông và con người Việt Bắc thực sự đã hóa thành tâm hồn Tố Hữu rồi. Việt Bắc đã hóa thành thứ tình cảm vấn vương để bay bổng trong từng lời thơ “Việt Bắc”, để họa lên tình người thắm đượm và thảo lại những nét tứ bình của xuân – hạ – thu – đông. Bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” tựa như một tuyệt tác để Tố Hữu lưu giữ khi rời xa, để tìm về khi nhớ và ghi lại để trao gửi yêu thương.

Đông thường lạnh lẽo, thế mà cái tình Tố Hữu lại chọn đông để mở đầu cho bộ tranh về bốn mùa Việt Bắc:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Ta thấy sắc đỏ, thậm chí là sắc “đỏ tươi”, rực rỡ giữa muôn ngàn xanh của lá và cỏ cây. Sắc đỏ như ánh lửa hồng nổi bật giữa rừng, xua đi cái lạnh lẽo mà cố nhân vẫn thường gán cho mùa đông. Nhà thơ sử dụng bút pháp chấm phá, gợi cảnh chỉ qua một sắc đỏ giữa thăm thẳm rừng xanh, một nghệ thuật ngôn từ mà thi nhân xưa thường sử dụng. Nhưng tranh và thơ của Tố Hữu lại mang thêm cả sắc hiện đại, đông không còn thê lương với sắc màu ảm đạm mà lại rực rỡ, tươi sáng, ánh sắc son thiên nhiên và ánh màu “dao gài thắt lưng”. Sự phản chiếu của ánh mặt trời vào chiếc dao là hình ảnh tả thực nhưng câu thơ không dùng để tả thực mà để gợi, gợi về một dáng người gài dao bên thắt lưng trong tư thế vươn mình lên cao. Sức sống của cây rừng cùng tư thế chủ động của con người đã làm bức tranh mùa đông khỏe khoắn và đầy nhựa sống.

Bức tranh đông thảo xong, ngòi bút lại vẽ nên bức tranh xuân tràn sinh khí. Nhưng sinh khí xuân lại không nằm ở búp nõn, không nằm ở sắc mai vàng tươi hay đào thắm mở, mà xuân Việt Bắc lại thanh thanh trong sắc trắng hoa mơ:

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Hoa mơ – thứ hoa tỏa sắc của núi rừng Việt Bắc, nay đã “nở trắng rừng”. Xuân về, muôn hoa khoe sắc, mơ cũng trổ hoa để phủ sắc trắng thanh dịu, nhẹ êm lên những dáng núi dáng sông. Con người lại một lần nữa xuất hiện ở câu bát trong công việc lao động: “chuốt từng sợi giang”. Động từ “chuốt” và chữ “từng” gợi ra đôi bàn tay tài hoa, khéo léo, tỉ mẩn. Ta còn thấy dáng vẻ của một người lao đông, nay đã hóa thành người nghệ sĩ đang tập trung thật sâu vào công việc của mình. Bức họa xuân này thanh tao, đằm thắm từ người cho đến cảnh.

Xuân qua, hạ tới. Nhắc đến mùa hạ là nhắc đến sắc vàng nắng rót mật, là tiếng ve râm ran những cung đường ngập ánh mặt trời. Sắc vàng, ve kêu cũng là hạ của Việt Bắc:

“Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Ve kêu, là mùa hạ. Song, lại không thấy nắng. Sắc vàng kia, là sắc vàng của rừng phách, những tán lá phách tựa như đổ sắc vàng xuống mặt đất. Có lẽ không phải không có nắng, chỉ là màu vàng của nắng hòa vào màu vàng của cây phách, hay cũng có thể là rừng phách đậm sắc quá nên che mất màu vàng của ánh mặt trời rồi ! Cây phách là loài cây đặc trưng của Việt Bắc, mà hồn Việt Bắc đậm đà quá, ngòi bút nhà thơ vì thế mà thảo nên sắc vàng của thứ tình cảm thắm đượm này. Câu lục là thiên nhiên, câu bát là con người, hình ảnh “cô em gái” xuất hiện nhỏ bé, cô đơn: “một mình” nhưng lại không hiu quạnh mà vẫn tràn nhựa sống. Nét vẽ phác nhỏ nhắn nhưng con người lại nổi bật giữa một vùng thiên nhiên, tư thế con người gắn với lao động vẫn luôn là tâm điểm của mọi ánh nhìn và con người luôn là đích đến của mỗi nhà văn nhà thơ.

Cũng đã sắp hoàn thành bộ tứ bình rồi, Tố Hữu vẽ nốt bức họa thu. Thu là mùa của những hoài niệm, của thanh bình và dịu êm. Thu Việt Bắc mà Tố Hữu nhớ lại cũng thanh thanh như thế:

“Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Ánh trăng, không khí hòa bình của những ngày sau cách mạng gợi ra cái yên tình, thanh bình đơn sơ. Trong không gian yên lặng ấy, bỗng vang lên tiếng hát của ai đó. Đại từ phiếm chỉ “ai” không dùng để hỏi mà để nhớ lại, để đại diện cho tấm lòng của người hát, tấm lòng “ân tình” và “thủy chung”. Chữ “nhớ” khiến câu hát như vọng lại từ miến kí ức, khiến nỗi lòng nhung nhớ như tràn đầy khắp các câu thơ, ngọn lửa lòng của quyến luyến, gắn bó và thắm nghĩa tình lại sáng lên. Vậy là bộ tứ bình đã hoàn tất.

Thiên nhiên hiện lên trong những câu lục, bao giờ cũng gắn với một chữ: “rừng”. Con người hiện lên trong những câu bát, bao giờ cũng gắn với lao động. Đó là cái tứ thơ của bộ tứ bình này, là bút pháp thơ đặc trưng của đoạn thơ miêu tả cảnh bốn mùa Việt Bắc. Bốn bức tranh, bốn nét phác họa, cùng là bút pháp chấm phá, vừa cổ điển, vừa dân gian trong câu hát “mình” – “ta”, vừa hiện đại trong xúc cảm đầy nhựa sống. Tố Hữu đã họa lên cả vùng Việt Bắc, bốn mùa đều tươi sáng bởi nghĩa bởi tình, bốn bức tranh đều là tấm lòng trao gửi nồng đượm yêu thương.

Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc – Mẫu 11

“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương?

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!”

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

Đất và con người tưởng chừng khác biệt nhau giữa một bên tĩnh tại muôn đời và một bên là đầy biến động, hữu hạn. Vậy mà vô hình chung lại gắn bó với nhau bằng một sợi dây vô hình mà dẻo dai, bền chặt. “Đất hoá tâm hồn” hay tâm hồn ta hoá đất. Dẫu thế nào thì đất và người cũng đã hòa làm một trong suốt khoảng thời gian dài mười lăm năm thiết tha, nồng đượm. Tố Hữu đã để nỗi nhớ đất và người xuyên suốt hành trình ra đi của người chiến sĩ cách mạng giã từ chiến khu Việt Bắc về xuôi. Khúc âm vang “Việt Bắc” như lời tiễn dặn chân thành mà người ở lại nhắn nhủ cùng người ra đi và cũng là lời khẳng định mà người ra đi muốn đáp lại. Tấm lòng thuỷ chung son sắt của người ra đi ẩn vào trong nỗi nhớ phong cảnh Việt Bắc nên thơ thông qua 10 câu thơ vẽ nên bức tranh tứ bình đặc sắc.

“Ta về mình có nhớ ta

….

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Theo lời nhận xét của giáo sư Trần Đình Sử thì Tố Hữu chính là “đỉnh cao thơ trữ tình chính trị”. Theo chân những sáng tác của Tố Hữu ta nhìn thấy mỗi chặng đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Dõi theo từng chặng đường cách mạng ta lại tìm thấy những vần thơ bát ngát tình của chàng trai trẻ đã được ánh sáng thời đại chiếu qua tim “Từ ấy”. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đã tạc thế đứng vững chãi của thời đại vào trong những trang thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Và tháng mười năm đó, cơ quan trung ương Đảng cùng chính phủ rời Việt Bắc về lại Hà Nội. Trước phút giây thiêng liêng của một cuộc chia tay, Tố Hữu đã nghẹn ngào trào dâng nỗi nhớ “Việt Bắc”.

Từ những ngày đầu tiên sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác Hồ về nước chọn Việt Bắc làm căn cứ địa cách mạng. Nơi đây đã trở thành cái nôi cách mạng, cội nguồn của những ân nghĩa, thuỷ chung mà nhân dân đối với cụ Hồ. Vùng chiến khu oai hùng Việt Bắc cũng là nơi ghi dấu tình cảm quân dân chân thành, chan chứa. Một củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa, mảnh chăn sui cùng đắp để qua cái giá lạnh đêm trường. Mười lăm năm kháng chiến chống Pháp cũng là mười lăm năm làm nên lịch sử dân tộc, lịch của một thời đại huy hoàng. Vậy nên chẳng ai có thể cầm lòng trước cảnh chia ly. Bao trùm cả bài thơ là cảm hứng sử thi và khuynh hướng lãng mạn được chi phối bởi các yếu tố lịch sử, thời đại, chất anh hùng ca và vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc.Vẻ đẹp ấy vừa dung dị, đời thường vừa mang tính tượng trưng và luôn vận động hướng về tương lai dân tộc. Vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng Việt Bắc được khắc họa qua bốn mùa mà mỗi mùa là một nét độc đáo riêng, trong đó không thể thiếu vắng sự sống của con người. Vậy nên có thể khẳng định bức tranh tứ bình được tạo nên do sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người, giữa con người và con người. Mở đầu đoạn thơ là một câu hỏi với cấu trúc quen thuộc “mình – ta” chi phối tình cảm của cả bài thơ.

“Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

Để trả lời cho những câu hỏi dồn dập chất chứa ân tình của người ở lại “Mình về mình có nhớ ta”, “mình về mình có nhớ không”, người ra đi đã dùng một câu hỏi tu từ tương tự “ta về mình có nhớ ta” không phải mục đích để ướm hỏi cho tường tận tấm chân tình của người ở lại mà là khẳng định lòng ta cũng nhớ mình như mình đã nhớ ta. Lối đối đáp kết hợp với đại từ nhân xưng đa nghĩa”mình – ta” như một nhịp cầu nối hai bờ mà ở đó một bờ là tấm lòng nhân dân Việt Bắc còn bờ kia là trái tim thuỷ chung của cán bộ chiến sĩ. Tuy có khác nhau về trong chuyến hành trình kẻ đi, người ở nhưng vẫn là một tấc lòng lưu luyến, bịn rịn buổi chia tay. Thế nên đại từ “mình – ta” rất khéo để diễn tả mối quan hệ khó tách rời này. “Ta” là bản thân người ra đi nhưng cũng có khi “ta” là “chúng ta”, có cả “mình” trong ấy. “Mình” là đối phương người khiến ta nhớ nhưng cũng chính là “ta” vì trong “ta” lại có “mình”. Đỉnh cao nghệ thuật ngôn từ là đây, sự kế tục văn học dân gian cũng là đây.

Trong một cặp lục bát có hai từ “về” được lặp lại cùng với “ta”. Bên cạnh cặp từ “mình – ta” nổi bật với vai trò chủ thể thì cặp từ “đi – về” cũng là một phạm trù làm nên tư tưởng của bài thơ. Tuy bên ngoài có trái ngược nhau nhưng thực ra đặt trong hành trình của cán bộ chiến sĩ thì “đi” cũng là “về”. Ngày rời Việt Bắc để trở lại miền xuôi là ngày cán bộ cách mạng tìm về với đất cố đô. “Đi – về” không còn mang ý nghĩa độc tôn một hướng mà bị xoá nhoà bởi tình cảm của người ra đi từ lâu đã xem Việt Bắc là thủ đô ngàn gió. Bởi thế nên, khi từ “về” xuất hiện trong câu mở bức tranh Việt Bắc gợi cho chúng ta cảm giác không gì chia cắt được tâm tư hai con người đang hướng về nhau, chung đường, chung lối mộng. Cũng như “ta” luôn nhớ về cảnh và người Việt Bắc.

Hai chữ “ta” lặp lại ở hai đầu một câu thơ và ở giữa là “mình” và “nhớ”. Phải chăng ấy là lời nhấn mạnh đinh ninh rằng dù ta có về thì ta vẫn còn ở lại. Ở lại trong nỗi nhớ của “ta” về “mình” và trong cả nỗi nhớ của “mình” đến “ta”. Dù “ta” có về thì vẫn ở lại trong “những hoa cùng người”. “Hoa” là những hoa lau phất phơ màu xám, là những hoa trắng bạt ngàn nơi mưa nguồn suối lũ. Hoa còn là biểu tượng cho thiên nhiên hoang dã đầy sức sống của núi rừng Việt Bắc. Vậy nên khi nhớ hoa có nghĩa là nhớ cả đất trời, từng rừng cây, núi đá, từng dòng suối, con sông. Hơn thế nữa, nhớ Việt Bắc còn là nỗi nhớ “người” vì chỉ có tình người mới làm nên sự đậm đà, bền chặt. Hai câu thơ đầu đoạn đã hoàn thành nhiệm vụ làm nền cho bốn bức tranh phong cảnh đặt cạnh nhau mà ở đó chan chứa nỗi nhớ đất và người.

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.

Bốn cặp thơ lục bát mở ra nỗi nhớ của “ta” tràn ngập không gian, xâm chiếm cả thời gian. Việt Bắc không chỉ là bấy nhiêu cảnh, bấy nhiêu vật, bấy nhiêu người mà còn là sự chuyển mình theo từng khoảnh khắc trong năm. Mỗi mùa đều là mùa của nhung nhớ, mùa của những kỷ niệm. Thế nên thứ tự bốn mùa trong năm không theo xuân, hạ, thu, đông mà bắt đầu bằng mùa đông rồi đến xuân, hạ, thu. Để lý giải cho sự lựa chọn này cũng không phải là không có lý do. Bài thơ ra đời tháng 10 nghĩa là lúc núi rừng Việt Bắc vào đông. Mùa đông mở đầu cho vòng tuần hoàn thời gian là thuận theo thời điểm hiện tại, lấy hiện tại làm cột mốc. Xuân, hạ, thu rồi lại đến đông, dòng thời gian luân chuyển không ngừng nghỉ là lời khẳng định cho sự sống bất diệt của cảnh vật và con người nơi Việt Bắc.

Mùa đông hiện lên trong nỗi nhớ thi nhân là một mùa đông mới mẻ, rạo rực sức sống trong sắc đỏ của hoa chuối rừng.

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.”

Không còn cái âm u, cô tịch nơi rừng núi vào mùa lạnh giá hay cái sương mù mịt, mưa nguồn suối lũ, hình ảnh mà người ra đi nhớ về mùa đông bừng sáng trong ngọn lửa bập bùng không bao giờ tắt của hoa chuối “đỏ tươi”. Từ ghép này mang sự tuyệt đối của sắc đỏ, một màu đỏ đẹp, sắc nét, ưa nhìn mà trong ấy có cả sự mơn mởn của hoa chuối trong độ căng tràn bung nở. Màu đỏ là điểm nhấn mạnh mẽ trên cái nền xanh của rừng, của lá. Hai sắc màu tương phản này bên cạnh nhau làm nổi bật cho nhau để xanh càng xanh của nhựa sống từ những chồi non, lộc biếc và đỏ càng thêm đỏ niềm tin, hy vọng, sự ấm áp trong cái nhìn về phía loài cây hoang dại mọc lên từ đất, đá.

Không chỉ riêng cặp câu thơ này, bốn cặp câu thơ trong bốn bức tranh đều có sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Câu thơ đầu tiên là tả cảnh với màu sắc, âm thanh, đường nét thuộc về thiên nhiên. Câu thơ bát thứ hai sẽ là sự xuất hiện của con người. Dẫu con người được đặc tả bằng vài ba đường nét nhưng trong cảm hứng của thi nhân thì con người mới thật sự là chủ nhân của bức tranh phong cảnh. Không có con người thì sẽ mất đi linh hồn của thiên nhiên. Bóng dáng con người thấp thoáng với “dao gài thắt lưng”, ấy là con người của lao động, con người khoẻ khoắn, mạnh mẽ làm chủ sự hùng vĩ, bao la của núi rừng. Sở dĩ nhìn thấy được “dao cài thắt lưng” là do “nắng ánh” chiếu vào. “Nắng ánh” cách biến tấu độc đáo của ngôn ngữ tiếng Việt làm giàu thêm những sắc thái khác nhau của sự vật. Nếu “ánh nắng” là danh từ thì khi chuyển thành “nắng ánh” lại là động từ. Chỉ “nắng ánh” mới diễn tả được sự rực rỡ của cái nắng tinh khôi, trong lành xua tan bầu đông lạnh buốt. Nắng lóe lên từ con dao gài thắt lưng như điểm hội tụ của sức sống mạnh mẽ bắt nguồn từ lao động. Ánh sáng ấy đủ bừng lên những ước mơ lấp lánh trong đôi mắt khát khao cuộc sống thanh bình, ấm no của người dân Việt Bắc. Những nét tinh tế trong cách lựa chọn hình ảnh, sử dụng từ đã tạo cho bức tranh mùa đông đầu tiên một sinh khí vui tươi, ấm cúng như cái nhìn đầu tiên thân tình của cán bộ chiến sĩ vừa đặt chân đến Việt Bắc.

Hết đông rồi lại đến xuân, khi cánh hoa mận cuối cùng rụng xuống cũng là lúc hoa mơ trắng xóa bầu trời Việt Bắc. Mùa xuân đến trên những rẻo cao cũng căng tràn nhựa sống và vui một niềm vui hồ hởi, trong lành với màu trắng tinh khôi.

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Màu trắng của hoa mơ rất dễ làm cho người ta xúc động, nhất là khi cái sắc trắng kia nhuộm một nỗi xa cách, chia lìa.

Cứ lặng rồi đi, rồi khuất bóng

rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi”

(Cô hái mơ – Nguyễn Bính)

Tuy cũng là buổi chia ly, cũng là phút giây lưu luyến nhưng màu trắng của hoa mơ trong bức tranh xuân không chất chất nỗi niềm ưu hoài mà là một niềm vui lan tỏa theo từng cánh mơ bung xòe trong gió. Xuân nơi đại ngàn gió núi không vàng rực bởi hoa mai cũng không thắm sắc đào hồng mà lại “trắng rừng” cùng sự thơ mộng của mơ rừng. Ngập đáy mắt thi nhân là không gian của một màu trắng bình yên, màu trắng dung dị và lãng mạn. Sắc trắng này không hề giống với màu áo trắng của cô gái Huế trong tâm tưởng của Hàn Mặc Tử, xa cách, chia lìa mà lại dấy lên lòng người một cảm giác rung động đến khó tả. Phải chăng chính sắc trắng này đã làm nên những khoảnh khắc trong ngần đến kỳ lạ của một những vần thơ chính trị mà vẫn nồng thắm trữ tình. Con người hiện lên trên cảnh sắc mơ mộng mùa xuân vẫn là con người lao động nhưng đã rõ ràng, cụ thể hơn hình bóng thấp thoáng ở bức tranh đầu. “Người đan nón chuốt từng sợi giang”, người tuy có say sưa với rừng mơ trắng xóa nhưng vẫn không quên công việc đan nón. Từng động tác hiện lên qua động từ “chuốt”vừa thể hiện đặc thù công việc đan nón vừa diễn tả sự cẩn trọng, khéo léo, tỉ mỉ của con người. Trong từng cử chỉ, hành động là cả một tấm lòng nâng niu, trân trọng, nguyện đem mùa xuân cá nhân để góp thêm sắc xuân tươi thắm cho quê hương mình.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi đôi mươi

Dù là khi tóc bạc”

(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

Đất trời Việt Bắc còn được mở ra trong mùa hạ tươi vui, sôi động cùng tiếng ve ngân vang và màu vàng của rừng phách đầy ấn tượng.

“Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Bức họa mùa hè không chỉ được cảm nhận bằng thị giác mà còn chiếm cả tâm hồn con người thông qua sự rung động của thính giác. Âm thanh tiếng ve phải chăng là một đặc ân của tạo hoá dành cho mùa hè nhiều nắng mà cũng đầy mưa giăng. Ve kêu suốt mùa lá thức, vang động triền miên khắp từng ngõ ngách. Âm thanh chẳng những làm náo động không gian mà như khiến không gian dày thêm, sâu thêm và rộng lớn thêm. Câu thơ tạo nên sự kỳ vĩ của núi rừng khi cảnh vật ngập tràn một màu vàng của đầu mùa hạ được tạo ra từ loại cây gỗ quen thuộc của núi cao. Cây phách cũng như những loại cây gắn bó với Việt Bắc, đem sắc xanh của mình làm thành màu của non xanh. Đến đầu hạ, lá xanh chuyển sang màu vàng đồng loạt và thời gian cũng chỉ ít ngày. Vậy nên cái khoảnh khắc rừng phách đổ vàng được nhà thơ chọn làm thời điểm tiêu biểu của mùa hè cũng là cái nhìn tinh tế, nhạy cảm trước những biến chuyển của thiên nhiên mà chỉ những ai gắn bó, hiểu rõ và yêu quý nó mới có thể nắm bắt được.

Cái hay của câu thơ còn nằm ở động từ “đổ”, “rừng phách đổ vàng” gắn với tiếng ve kêu đầu hạ như một cặp đôi song hành tạo cảm giác rằng sự chuyển mình của những chiếc lá xanh sang màu vàng là do ve thúc giục. Âm thanh của loài côn trùng này cũng như chiếc đồng hồ thời gian réo rắt không ngừng vận động để từ đó rừng “đổ” màu vàng. Cả bước đi của thời gian gom lại một từ “đổ”, sự chuyển đổi nhanh chóng, bất ngờ mang cả tâm tư rạo rực vui mừng của thi nhân khi đứng trước đất trời.

“Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá

Thu đến nơi nơi động tiếng huyền”

(Thơ duyên – Xuân Diệu)

Cũng là ngần ấy câu chữ nhưng qua khối óc người nghệ sĩ bỗng trở thành một kỳ quan ngôn ngữ khi ngôn ngữ không phải được thốt ra bằng âm thanh, chi phối ý nghĩ những khái niệm mà còn hiển hiện lên qua đường nét, hình khối của hội hoạ. Nói cách khác, Tố Hữu đã vẽ tranh bằng ngôn ngữ. Không chỉ một bức vẽ mênh mông của lá vàng mà còn có cả hình ảnh con người “cô em gái hái măng một mình”. Vẫn là con người của lao động nhưng qua mỗi bức tranh hình ảnh ấy lại hiện lên rõ nét thêm. Không phải là hình dáng con người qua ánh dao gài hay động tác đan nón, chuốt giang, con người trong bức tranh hè cụ thể là người con gái, một cô em gái hái măng một mình. Cách gọi “cô em gái” như tiếng gọi thân thương, trìu mến của người ra đi dành cho người ở lại. Phải chăng trong chính cách gọi ấy hé lộ nguyên nhân vì sao cô hái măng một mình. Không còn người chiến sĩ cạnh bên cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng lên rẫy, vào rừng thử hỏi người ở lại không chạnh lòng sao được. Rồi mai đây “trám bùi để rụng, măng mai để già” cũng vì người đã về xuôi.

See also  #10 khóa học tiếng Anh online cho người mất gốc tốt nhất 2023 nên đọc

Nỗi nhớ của nhà thơ vang lên thành một điệp khúc vang động kéo dài từ đông sang xuân rồi đến hạ về lại mùa thu. Nhớ mùa thu Việt Bắc là nhớ đến ánh trăng và tiếng hát. Từ hình ảnh, âm thanh quen thuộc gắn với thiên nhiên và sinh hoạt tinh thần của con người, ánh trăng và tiếng hát mượn đôi cánh trữ tình của thơ ca cách mạng mà trở thành hình tượng giàu sức biểu cảm.

“Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

“Rừng thu” là sự kết hợp cả không gian rộng lớn của núi rừng vào trong khoảnh khắc mùa thu đang đến. Không gian và thời gian hòa quyện vào thành một, tiếp sức cho nhau, làm nhau bừng sáng trong tiếng hát ân tình của người Việt Bắc. Ánh trăng chiếu trên bầu trời quê hương bao giờ cũng mang khát vọng ấm no, hạnh phúc. Ánh trăng năm nào soi đôi bạn tri kỷ kề vai sát cánh “đầu súng trăng treo”. Trăng bầu bạn bên người lãnh tụ “trăng vào cửa sổ đòi thơ”. Trăng lồng lộng quyện vào bóng hoa để hoa in ngần mặt đất “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng trong thơ Tố Hữu có cả sự dịu dàng của tình đồng chí, sự nồng thắm của tình quân dân, cả vẻ đẹp lý tưởng của người chiến sĩ cách mạng kiên trung và cả ước mơ cháy bỏng hướng đến ngày bình yên sẽ đến trên quê hương anh dũng.

Một đêm trăng đẹp lại được nghe tiếng hát văng vẳng của “ai” thì thử hỏi làm sao tâm tư không khỏi xúc động. Tiếng hát từ một cô sơn nữ có chất giọng ngọt ngào, trìu mến hay vọng lại từ âm thanh của núi rừng, của tiếng suối róc rách và tiếng gió đại ngàn. “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya – Hồ Chí Minh) Đại từ phiếm chỉ “ai” không định danh cụ thể người nào nhưng cũng đã khắc sâu vào tâm tưởng của người ra đi về một thanh âm trong trẻo, có sức lay động tâm tư và bám riết nỗi nhớ. Phải chăng khúc hát “ân tình thuỷ chung” và ánh trăng là một, gợi về những tháng ngày gian khổ đã trải qua, mở ra những ngày tháng tươi đẹp sắp tới và nhắc nhở các anh chiến sĩ đừng bao giờ quên nguồn cội, quên mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.

Bốn bức tranh phong cảnh là sự vận thời gian không ngừng mà mở đầu bằng mùa đông và kết thúc bằng ánh trăng hoà bình của mùa thu trong xanh. Sự vận động này gợi mở một chiều sâu liên tưởng. Cách mạng ta, nhân dân đã qua rồi những màu đông cuộn trào sức sống, những mùa đông đợi chờ. Và mùa thu đã đến, mùa thu lịch sử ngày Cách mạng tháng Tám thành công đã trở thành biểu tượng cho những mùa thu hoà bình, cho khát vọng được sống tự do khi bầu trời trên đầu xanh màu hy vọng và đất dưới chân rộng mở chan hòa. Kết thúc một chặng đường đấu tranh chống Pháp, niềm tin vào ngày mai tươi sáng khi mà đất nước ta hoàn toàn thống nhất, Nam Bắc chung nhà, xuôi ngược chẳng còn ranh giới cắt chia.

Đoạn thơ đã bộc lộ tài năng nghệ thuật điêu luyện của Tố Hữu, ở đó phảng phất âm hưởng của những bài ca dao ngọt ngào, sâu lắng qua lối đối đáp “mình – ta”. Không chỉ thế bức tranh tứ bình còn thành công bởi sự phối màu, phối âm, đường nét trong bức hoạ đều tự nhiên, hợp lý. Khép lại đoạn thơ nhưng lại mở ra trong tâm trí người đọc một vùng đất anh hùng biết mấy mà cũng xinh tươi biết mấy. Bức tranh phong cảnh hài hòa giữa thiên nhiên và con người như mối liên hệ máu thịt giữa nhân dân Việt Bắc và núi rừng cũng là lòng yêu mến, biết ơn vô hạn của người ra đi đối với đất và người, với những ân tình khắc sâu vào đá núi.

Bản anh hùng ca thời đại oanh liệt đã trở thành bất tử như sự bất tử của tình cảm nhân dân dành cho cách mạng, dành cho cụ Hồ và sự bất tử của những chiến công vang động mãi sau này. Khúc ca Việt Bắc nối kết giữa miền xuôi miền ngược, giữa người ra đi, người ở lại và kết nối tình cảm giữa những con người có chung nguồn cội. Việt Bắc nhắc nhở thế hệ chúng ta hôm nay hãy trân trọng những giá trị hiện tại, đừng bao giờ quên đi sự hy sinh, ân nghĩa mà người đi trước đã để lại. Và hơn thế nữa cần gánh vác trên vai mình trách nhiệm dựng xây tổ quốc.

Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc – Mẫu 12

“Ôi! Nỗi nhớ, có bao giờ thế!”. Nỗi nhớ đi qua thời gian, vượt qua không gian. Nỗi nhớ thấm sâu lòng người… Và nỗi nhớ ấy cứ ray rứt, da diết trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng miền xuôi khi xa rồi Việt Bắc thân yêu-nơi đã từng nuôi nấng mình trong những ngày kháng chiến gian lao….

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Trong cùng một đoạn thơ ngắn nhưng từ ” nhớ” đã được lặp lại năm lần. Nỗi nhớ xuyên suốt từ câu đầu đến câu cuối đoạn. Hai dòng đầu là lời khơi gợi, “nhắc khéo”: mình có nhớ ta không?Riêng ta, ta vẫn nhớ! Cách xưng hô gợi vẻ thân mật, tình cảm đậm đà tha thiết. Ta với mình tuy hai mà một, tuy một mà hai. Người ra đi nhớ những gì? Việt Bắc có gì để mà nhớ, để mà thương? Câu thơ đã trình bày rất rõ?

“Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”

Núi rừng, phong cảnh Việt Bắc được ví như “hoa”. Nó tươi thắm, rực rỡ và “thơm mát”. Trong bức tranh thiên nhiên ấy, hình ảnh con người hiện lên, giản dị, chân chất, mộc mạc mà cao đẹp vô cùng! Con người và thiên nhiên lồng vào nhau, gắn kết với nhau tạo nên cái phong thái riêng của Việt Bắc.

Bốn mùa đất nước đi qua trong những câu thơ ngắn gọn bằng các hình ảnh,chi tiết chắc lọc, đặc trưng. Mỗi mùa mang một hương vị độc đáo riêng.

Mùa đông, rừng biếc xanh, điểm lên những bông hoa chuối “đỏ tươi” và ánh nắng vàng rực rỡ. Xuân đến, cả khu rừng bừng sáng bởi màu trắng của hoa mơ. Hè sang, có ve kêu và có “rừng phách đổ vàng”. Và khi thu về, thiên nhiên được thắp sáng bởi màu vàng dìu dìu của ánh trăng. Đoạn thơ tràn ngập những màu sắc chói lọi, rực rỡ: xanh, đỏ, vàng, trắng… Những màu sắc ấy đập mạnh vào giác quan của người đọc. Tiếp xúc với những câu thơ của Tố Hữu, ta như được chiêm ngưỡng một bức tranh sinh động. Trong đó, những gam màu được sử dụng một cách hài hòa tự nhiên càng tôn thêm vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc.

Thời gian vận hành nhịp nhàng trong những dòng thơ. Nó bước những bước rắn rỏi, vững chắc khiến ta chẳng thể thấy phút giao mùa. Thiên nhiên Việt Bắc còn được mô tả theo chiều dọc thời gian. Buổi sáng hoa “mơ nở trắng rừng”, trưa nắng vàng rực rỡ và khi đêm về, trăng dọi bàng bạc khắp nơi… Núi rừng Việt Bắc như một sinh thể đang biến đổi trong từng khoảnh khắc….

Và cái phong cảnh tuyệt vời, đáng yêu ấy càng trở nên hài hòa, nắng ấm, sinh động hẳn lên khi xuất hiện hình ảnh của con người. Con người đang lồng vào thiên nhiên, như một đoá hoa đẹp nhất,có hương thơm ngào ngạt nhất. Mỗi câu thơ tả cảnh đi cặp với một câu thơ tả người. Cảnh và người đan xen vào nhau một cách hài hòa. Đây là những con người lao đông, gắn bó, hăng say với công việc. Kẻ “dao gài thắt lưng”, người ” đan nón”, “cô em gái hái măng một mình” và tiếng hát ân tình của ai đó vang lên giữa đêm rừng núi xôn xao… Hình ảnh con người là nét đẹp của thiên nhiên thêm rực rỡ. Chính họ đã thắp sáng thiên nhiên, làm cho thiên nhiên thêm rực rỡ. Chính họ đã gợi nên nỗi nhớ da diết cho người ra đi. Đọc đoạn thơ, ta có cảm nhận những vẻ đẹp bình dị mà trong sáng của tâm hồn người Việt Bắc. Ở đó họ đối xử với nhau bằng tình nghĩa mặn mà, chân thật, bằng sự thuỷ chung “trước sau như một”. Họ đã nuôi chiến sĩ, nuôi cách mạng, nuôi cuộc kháng chiến của dân tộc…. Những con người Việt Bắc tuy bình dị nhưng thật anh hùng.

Khơi gợi hình ảnh thiên nhiên và con người nơi đây, Tố Hữu đã thể hiện một tình cảm tha thiết, ân tình sâu nặng và nỗi nhớ thương sâu sắc.Ta với mình,mình với ta đã từng:

“Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng.”

Đã từng san sẻ những ngọt bùi, gian nan vất vả như thế! Ta, mình làm sao có thể quên nhau được. Tình cảm mến thương ấy đã ăn sâu vào tâm hồn kẻ ở, người đi. Vì thế, khi ra đi, nhớ là nỗi niềm khắc đậm sâu trong tâm khảm, tình cảm của tác giả.

Giọng thơ lục bát nhẹ nhàng mà sâu lắng. Cả khổ thơ ôm chứa niềm lạc quan,vui sống và tin tưởng vào cuộc sống. Nó mang âm điệu trữ tình, thể hiện tình yêu thiên nhiên, con người tha thiết và tấm lòng yêu nước thiết tha của Tố Hữu. Cuối đoạn thơ vang lên tiếng hát ngọt ngào khơi gợi bao kỉ niệm. Kỉ niệm ấy theo mãi dấu chân người đi và quấn quýt bên lòng kẻ ở lại….

Những câu thơ của Tố Hữu có tính khái quát cao so với toàn bài. Lời thơ giản dị mà trong sáng thể hiện niềm rung động thật sự trước vẻ đẹp của núi rừng và con người Việt Bắc. Nỗi nhớ trong thơ của Tố Hữu đã đi vào tâm hồn người đọc, như khúc dân ca ngọt ngào để lại trong lòng ta những tình cảm sâu lắng, dịu dàng…..

Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc – Mẫu 13

“Việt Bắc” của Tố Hữu không chỉ là bài ca ân tình thuỷ chung giữa những con người của cách mạng với đồng bào miền núi, Đó còn là khúc hát ngợi ca thiên nhiên và con người nơi mảnh đất xa xôi của Tổ quốc. Hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc được nhà thơ tập trung khắc hoạ ngợi ca trong những dòng thơ tươi đẹp:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhá những hoa cùng người.

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

Cảnh vật Việt Bắc được khắc họa rất điển hình. Tố Hữu đã mượn hình ảnh của hoa chuối đỏ tươi để gợi dậy một nét đặc trưng của mùa đông Việt Bắc. Có người cho rằng hình ảnh hoa chuối lần đầu tiên đi vào thơ Tố Hữu nhưng đã tạo được ấn tượng đặc biệt với người đọc. Cảnh mùa đông có nét ấm áp, rực rỡ, tươi tắn, chứ không phải là sự lạnh lẽo, hắt hiu. Bức tranh đan dệt bởi nhiều màu sắc: xanh, đỏ tươi, vàng. Nó không chỉ có nhiều sắc màu mà còn ngập tràn ánh sáng. “Anh” là một từ rất gợi, hé mở sức sống kì diệu của cảnh và người Việt Bắc. Không thấy con người hiện hữu cụ thể mà chỉ qua hình ảnh “dao gài thắt lưng”, bóng dáng của người lao động vẫn hiện lên đầy bình dị, thân thiết. Bức tranh mùa đông đẹp vẻ đẹp ấm áp từ trong lòng cảnh vật, từ trong sức sống lao động của con người.

Mùa xuân Việt Bắc được gợi ra từ sắc trắng của hoa mơ, sắc xanh của rừng, tạo nên nét đẹp tinh khôi, thơ mộng của cảnh. Màu trắng của hoa có khả năng bao chiếm không gian, nhấn mạnh sự thanh khiết của cảnh vật. Hình ảnh con người Việt Bắc hiện lên với vẻ dẹp giản dị trong công việc lao động hàng ngày. Chỉ cần hình ảnh rất nhỏ cũng làm sáng vẻ đẹp cần mẫn, bền bỉ, kiên trì của người lao động trong công việc lao động của họ.

Nếu câu thơ mùa xuân bừng sáng sắc trắng của hoa mơ thì câu thơ mùa hạ lại ngân lên tiếng ve quen thuộc của núi rừng Việt Bắc. Tiếng ve dệt thành bản đồng ca mùa hạ rộn ràng, tươi vui. Sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc đã tạo nên sự độc đáo cho cảnh vật. sắc vàng của rừng phách như muôn tràn ra ngoài, ứa nhựa sống nhờ những tác động rộn ràng của tiếng ve. Câu thơ mùa hạ tưng bừng bởi thanh âm, náo nức bởi màu sắc, nhộn nhịp của cuộc sống lao động. Hình ảnh cô em gái hái măng không gợi nên sự lạc lõng, cô đơn mà hiển hiện người lao động bình dị, làm chủ công việc của mình, đã trở thành điểm nhấn cho bức tranh mùa hạ.

Hình ảnh vầng trăng mùa thu hòa bình mát rượi và tiếng hát ân tình vang ngân của con người đã làm sáng lên bức tranh mùa thu. Bức tranh ấy lắng lại trong nét đẹp quyến rũ, gợi cảm. Khúc hát ân tình vang lên trong tâm hồn thi sĩ, vọng lại từ rừng thu Việt Bắc kháng chiến. Cái đẹp của thiên nhiên hòa quyện với cái đẹp của con người.

Đặc sắc hơn cả, bức tranh được nhìn bằng tất cả niềm yêu thương, gợi bằng nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả. Từ “nhớ” được lặp nhiều lần, Tố Hữu qua thơ đã dựng lại một bức tranh Việt Bắc giản dị mà thân thuộc tình người. Sự chọn lọc hình ảiih đầy tài nắng, sáng tạo của nhà thơ đã tạo ra một bộ tứ bình độc đáo, hoàn chỉnh. Lời thơ lục bát ngọt ngào, tha thiết làm nỗi nhớ càng thiết tha, sâu nặng.

Viết về cảnh và người Việt Bắc, Tố Hữu sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc để thể hiện tình cảm chân thành, thiết tha của mình. Chẳng những vậy, đọạn thơ sử dụng từ ngữ một cách tinh tế; hình ảnh thơ giản dị, gần gũi mà tươi đẹp diễn tả thành công hình tượng thiên nhiên và con ngứời Việt Bắc ân tình, chung thuỷ.

Đoạn thơ nói riêng và bài thơ “Việt Bắc” nói chung đã khắc vào lòng người đọc những hình ảnh đẹp đẽ nhất về cảnh và người Việt Bắc. Đọc bài thơ, không chỉ những con người của cách mạng năm xưa cảm thấy xúc động vô bờ mà cả những con người của thế hệ hôm nay lòng cũng chợt nghiêng nghiêng về một vùng gió ngàn Việt Bắc.

Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc – Mẫu 14

“Việt Bắc” là một trong những tập thơ hay nhất của đời thơ Tố Hữu. Linh hồn của tập thơ này chính là bài thơ cùng tên “Việt Bắc”. Bao trùm lên cả bài thơ là nỗi nhớ của anh bộ đội Cụ Hồ với người dân áo tràm, của người miền xuôi với người miền ngược. Đoạn thơ bình giảng là lời tâm tình của chàng trai với cô gái, khẳng định những tình cảm, những kỷ niệm, những ấn tượng không bao giờ phai cho dù phải chia xa xứ sở Việt Bắc:

“Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trắng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

Trích đoạn bình giảng bao gồm mười câu thơ đơợc chia thành năm cặp lục bát. Cặp đầu tiên là lời nói có tính chất đưa đẩy nhưng không phải không giấu kín những tình ý sâu xa. Ở đây người con trai ướm hỏi cô gái:

“Ta về mình có nhớ ta”

Nhưng khi cô gái còn chưa kịp trả lời thì chàng trai cũng đã khẳng định tình cảm của mình:

“Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

Ẩn ý của người về ở đây là: chẳng biết ta về mình có nhớ ta hay không nhưng ngay cả khi mình không nhớ ta thì ta vẫn cứ nhớ mình. Nội dung chính của trích đoạn bình giảng tập trung vào tám câu thơ còn lại. Tám câu thơ là bốn cặp lục bát, mỗi cặp là một bức tranh thiên nhiên tương ứng với một mùa nào đó ở núi rừng Việt Bắc. Bốn bức tranh hợp lại thành một bộ tứ bình hoàn chỉnh.

Có lẽ trong bộ tranh tứ bình này, Việt Bắc hiện ra đầu tiên trong bức tranh mùa đông. Gam màu chủ đạo của bức tranh này đó là gam màu xanh:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”

Đọc câu thơ này ta nhận thấy nghệ thuật quen thuộc trong thơ ca cổ điển được Tố Hữu sử dụng khá nhuận nhuyễn: nghệ thuật chấm phá. Tố Hữu nghiêng về gợi nhiều hơn tả, không hề miêu tả rừng xanh như thế nào mà chỉ gợi lên qua hai tiếng “rừng xanh”. Chúng ta có thể hình dung ra những cánh rừng già với một màu xanh vừa thâm u, vừa yên tĩnh. Trên nền xanh thâm u, trầm mặc ấy, Tố Hữu đả điểm thêm vào đó những bông hoa chuối rừng. Màu đỏ của nó làm sáng rực cả khung cảnh. Những bông hoa chuối rừng chẳng khác nào những bó đuốc đang bập bùng cháy. Màu đỏ của hoa chuối trong bài thơ này còn tượng trưng cho màu đỏ của lý tưởng của Cách mạng.

Hiện lên trên bức tranh này, người Việt Bắc đang trên đỉnh đèo cao, ánh nắng chiếu vào lưỡi dao lóe sáng làm cho cảnh càng sống động hơn:

“Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Hình ảnh người Việt Bắc trên đỉnh đèo cao đã làm toát lên phẩm chất của họ. Đó là những con người tự tin, hào hùng, đang làm chủ thiên nhiên, làm chủ núi rừng. Cũng có thể, hình ảnh con người trên đỉnh đèo cao trong câu thơ này chính là những anh bộ đội Cụ Hồ đã hơn một lần bước vào trong thơ Tố Hữu.

Trong bộ tranh tứ bình, gam màu Tố Hữu sử dụng rất linh hoạt: từ màu xanh thâm u, trầm mặc của rừng già trong những ngày mùa đông nay đã chuyển sang màu trắng thanh khiết của hoa mơ khi mùa xuân đến:

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng”

Giờ đây, trước mắt chúng ta là những cánh rừng Việt Bắc hiện lên với màu trắng thanh khiết của hoa mơ. Nó vừa gợi lên sự trang trọng, thiêng liêng nhưng không kém phần bình dị, gần gũi. Ở bức tranh Việt Bắc những ngày mùa xuân, ta không chỉ thấy màu trắng của rừng mơ mà màu trắng còn hiện ra qua những chiếc nón, màu trắng của những sợi giang. Người Việt Bắc lại hiện lên trong bức tranh này qua nỗi nhớ của người về. Đó là những con người lao động:

“Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Hai chữ “chuốt từng” đã làm toát lên phẩm chất của con người Việt Bắc: cần mẫn, tài hoa, chịu thương chịu khó.

Có lẽ bức tranh đẹp nhất trong bộ tranh tứ bình này chính là Việt Bắc với mùa hè bởi ở đây không chỉ có sắc màu của núi rừng Việt Bắc mà còn có âm thanh của mùa hạ. Đó là tiếng ve kêu:

“Ve kêu rừng phách đổ vàng”

Câu thơ chỉ có sáu âm tiết mà chứa đựng cả một chuỗi vận động liên hoàn: ve kêu gợi mùa hè đến, mùa hè nhuộm vàng rừng phách. Nhưng dường như chính tiếng ve đã nhuộm cho rừng phách ngả vàng. Nghĩa là âm thanh đã chuyển hóa thành màu sắc. Những ngày cuối xuân cả rừng phách vẫn còn non tơ đến mơ màng thế mà chỉ cần vài tiếng ve trong những ngày đầu tiên của mùa hè thì cả rừng phách nhất loạt chuyển sang màu vàng. Vì tốc độ mau lẹ như vậy, Tố Hữu sử dụng từ “đổ” là hoàn toàn chính xác. Chỉ có chữ “đổ” mới thể hiện được trong chốc lát cả rừng phách kia bỗng lênh láng sắc vàng. Chữ “đổ” đã đạt đến độ chính xác của văn chương bởi nó là những ngôn từ mô tả đúng tình, đúng cảnh, đúng người. Hiện lên trong bức tranh ấy, người Việt Bắc lại xuất hiện trong công việc:

“Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Hình ảnh cô em gái trong câu thơ này hiện lên trong nỗi nhớ của người về, được bao bọc trong cái nhìn đầy thương cảm của nhân vật trữ tình. Hai chữ “một mình” đã khắc họa hình ảnh những con người lao động Việt Bắc thầm lặng, giàu đức hi sinh, kiên trì, nhẫn nại. Kết thúc bộ tứ bình, vầng trăng hòa bình đã xuất hiện:

“Rừng thu trăng rọi hòa bình”

Nếu ba bức tranh trên Tố Hữu đều vẽ nên cảnh Việt Bắc vào ban ngày thì đến đây Việt Bắc lại hiện về trong đêm tối. Thiên nhiên Việt Bắc đã hiện lên thêm phần phong phú và đa dạng. Ta không chỉ thấy cảnh sắc hiện ra trước ánh ngày với màu vàng của nắng, màu vàng của rừng phách, màu vàng của những đọn măng, màu trắng của hoa mơ, của những chiếc nón, và màu đỏ tươi của hoa chuối rừng, … Cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc còn hiện về dưới ánh trăng lung linh, huyền ảo. Bức tranh này đã hiện ra cùng với tiếng hát:

“Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Nghe tiếng hát của những con người Việt Bắc ta lại toát lên phẩm chất mới của họ. Đó là những con người suốt cả cuộc đời thủy chung son sắt với Đảng, với Cách Mạng.

Đọc lại đoạn trích bình giảng, ta nhận thấy cặp từ xưng hô nhất quán mà Tố Hữu sử dụng là “ta” và “mình”. Ấy vậy mà ở câu thơ cuối cùng ta lại bắt gặp đại từ phiếm chỉ “ai” và “nhớ ai”. Suy đến cùng, “ai” chính là mình trong lòng ta mà thôi.

Hiện lên trong nỗi nhớ của người về là thiên nhiên với bốn mùa và con người Việt Bắc cùng bốn dáng điệu khác nhau. Tình cảm Cách Mạng đã hòa chung vào tình yêu lứa đôi. Đây là một nét đẹp, một thành công của Tố Hữu trong đoạn thơ này.

Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc – Mẫu 15

Trong những năm kháng chiến chống Pháp khi mà cánh đồng văn chương Việt Nam đang được làn gió “Thơ mới” thổi qua thì Tố Hữu lại tìm về với những vần thơ truyền thống. Khi đọc “Việt Bắc” ấn tượng ban đầu mà người đọc dễ dàng nhận thấy là tính dân tộc, tính dân gian rất đậm đà của bài thơ. Trong khi “Thơ mới’ đang chiếm ưu thế một cách tuyệt đối thì ta lại thấy xuất hiện trên thi đàn tập thơ “Từ ấy” nổi bật là bài “Việt Bắc” là đỉnh cao của sự tìm về cội nguồn văn thơ dân tộc. “Việt Bắc” là một trường ca tuyệt đẹp về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc chống thực dân Pháp. Bài thơ ra đời và đi vào lòng người bằng giọng điệu ân tình thuỷ chung như ca dao, khắc hoạ sâu sắc nỗi niềm của người con rời ” thủ đô kháng chiến” mà trong thâm tâm đầy ắp kỷ niệm nhớ thương. Trong tâm trạng kẻ ở – người đi, hình bóng của núi rừng – con người Việt Bắc vẹn nguyên cùng ký ức với bao hình ảnh đơn sơ mà cảm động. Để hôm nay những câu thơ còn rung động lòng người với những sắc màu, âm thanh tươi rói hơi thở của núi rừng chiến khu, hơi ấm của người tình lan toả:

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao ắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng,

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Rừng thu trăng rọi hoà bình,

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”

Đọc “Việt Bắc” ta thấy rằng việc tác giả chọn cho bài thơ thể lục bát, lối đối đáp với một cặp đại từ nhân xưng “mình – ta” là rất phù hợp và hiệu quả. Hẳn không ít người đọc thắc mắc trong ca dao, tục ngữ có rất nhiều cặp đại từ nhân xưng được dùng phổ biến như: “chàng-nàng”, “anh-em”, “ta-nàng”, “mình-ta”, vậy tại sao Tố Hữu lại chọn cho bài thơ cặp “mình-ta”. Ở đây dường như nhà thơ có ẩn ý. Mình là ta và ta cũng có thể là mình. Cặp đại từ nhân xưng này có khả năng bao quát hết những cặp còn lại. “Mình-ta” có thể hiểu là anh em, mẹ con, hai người đang yêu nhau hay xa hơn là mối quan hệ trừu tượng giữa con người với núi rừng Việt Bắc. Chỉ là một cặp đại từ nhân xưng thôi mà có thể nói đến nhiều khía cạnh tình cảm khác nhau. Tố Hữu quả là người biết vận dụng văn thơ truyền thống một cách tinh tế và điêu luyện đến khâm phục.

Cảm hứng chính trị xuyên suốt một đời thơ Tố Hữu. Với tâm tình lẽ sống của nhà thơ “Việt Bắc” là kết tinh của tình cảm riêng – chung. Hoà điệu tự nhiên của hai luồng tình cảm: dân tộc và cách mạng. Tiếng nói từ nhân vật trữ tình nhập vai cũng chính là những lời suy ngẫm, tình cảm của nhà thơ thật khó tách bạch chủ thể và nhân vật. Ở đó cái tôi gắn với phẩm chất và tình cảm dân tộc, tiếng nói riêng tư “mình-ta” đã nói hộ tấm lòng của nhân dân và những người con cách mạng. Chất tự sự trữ tình chính trị như những lời thầm thì tâm sự cùng mọi người thuyết phục lòng người. Nổi nhớ là cảm xúc chủ đạo của bài thơ, gắn với “mình – ta, ta – mình”, là cung bậc thiết tha của tình cảm, là miền ký ức không phai mờ của người ra đi. Nỗi nhớ ở đây mựơn nguyên màu sắc ca dao, là sự nối tiếp, là khía cạnh tinh vi trong mối quan hệ khắng khít: hoa – người. Quê hương hiện hình trong vẻ đẹp cụ thể: vẻ đẹp tinh tuý của thiên nhiên (hoa) hoà hợp với vẻ đẹp và sức sống của con người. Mỗi một hình ảnh “hoa cùng người” như đem lại ấn tượng riêng biệt về nét đẹp của núi rừng Việt Bắc. Sự nối tiếp, đan xen sắc màu làm nên mạch cảm xúc của đoạn thơ, nỗi nhớ qua từng câu thơ càng trở nên đậm đà, mãnh liệt và da diết hơn. Nhà thơ dường như hướng toàn bộ tâm tư, ngòi bút của mình về con người nơi đây với những phẩm chất bình thường mà vĩ đại.

Tố Hữu đã khéo léo vận dụng thành công đặc trưng tái hiện không gian vô cực của thi ca gói trọn bốn mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông trong những sắc màu đẹp nhất, hài hoà nhất. Mỗi bức tranh gồm hai mảng: một mảng xa, một mảng gần. Mỗi bức đều có sự gắn bó giữa thiên nhiên với con người, sự gắn bó trong nỗi nhớ những hoa cùng người của nhà thơ:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Nét son của bức tranh núi rừng ở đây là màu đỏ tươi của hoa chuối khiến cho núi rừng đã xanh lại càng thêm xanh. Chấm phá của tranh thuỷ mặc điểm một sắc đỏ trong không gian xanh bao la, không gian mang sức sống mãnh liệt.

Mùa đông trong câu thơ của Tố Hữu cũng lan toả hơi ấm mùa hè, không hề có cảm giác lạnh lẽo, bởi sắc đỏ của hoa chuối như phun trào từ giữa màu xanh của rừng. Bên cạnh nét đẹp của hoa là nét đẹp khoẻ khoắn của người. “Nắng ánh dao gài thắt lưng” là hình ảnh của người dân miền sơn cước. Cách hoán dụ không phải tình cớ ngẫu nhiên mà chọn con dao đi rừng-vật bất ly thân của người miền núi-nét đặc trưng của cuộc sống Việt Bắc. Con người nổi bật trong không gian đèo cao, càng nổi bật trong ánh nắng, thành một điểm sáng giữa khung cảnh mùa đông mang trong mình nét hiên ngang hùng vĩ của núi rừng.

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Không gian mùa xuân bừng sáng trong sắc hoa mơ. Sức sống mùa xuân lan toả khắp núi rừng Việt Bắc. Giữa nền trắng hoa mơ nổi bật “người đan nón”. Nỗi nhớ ở đây cụ thể đến từng chi tiết “chuốt từng sợi giang”. Dường như đối với Tố Hữu bao nhiêu sợi giang là bấy nhiêu sợi nhớ. Nỗi nhớ cứ liên tiếp, đan xen vào nhau và kéo dài suốt bốn mùa trong năm. Trong tả cảnh không có một âm vang nào của nùi rừng nhưng vẻ đẹp của mùa xuân vẫn sinh động nhờ hoạt động của con người. Sợi nhớ, sợi thương đan dày trong tâm tưởng, con người đẹp tự nhiên trong những công việc tỉ mẩn hàng ngày.

“Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Không gian nỗi nhớ hình như rõ nét nhất, đậm đà nhất trong bức tranh này- nỗi nhớ mùa hạ. Và cũng đọng lại hình ảnh ngọt ngào thân thương nhất của “cô em gái hái măng”. Câu thơ tả cảnh giàu sức biểu cảm, tiếng ve ran gọi màu vàng tràn ngập không gian, không gian lung linh hơn khi sắc vàng đổ xuống. Ấn tượng màu vàng đẹp như bức vẽ tả thực vừa làm xao xuyến lòng người trong tiếng ve dóng dả gọi hè, như gọi cả màu vàng đất trời về phủ kín cánh rừng.

“Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”

Không gian chuyển về đêm như hoàn chỉnh bức tranh tuyệt mĩ của núi rừng Việt Bắc. Đêm thu và ánh trăng nhẹ nhàng như lan toả vào màu xanh của núi rừng. Vẻ đẹp của khu rừng dưới ánh trăng gợi lên sự huyền ảo, khung cảnh gợi hồn thơ. Nỗi nhớ cũng mênh mang như ánh trăng trở thành “tiếng hát ân tình thuỷ chung”. Nhớ không cụ thể một đối tượng nào. Chúng ta liên tưởng đến câu ca dao:

“Nhớ ai ra vào ngẩn ngơ

Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”

Tình người bâng khuâng trong câu thơ gợi cảm xúc đồng điệu giữa kẻ ở người đi. Đọng lại trong nỗi nhớ là “ân tình thuỷ chung” dào dạt. Đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ gắn với hình ảnh của núi rừng và bốn mùa hoà chung sắc màu đa dạng làm nên vẻ hấp dẫn cho bức tranh phong cảnh trữ tình. Thời gian diễn tả tuần tự, nhưng không làm phai nỗi nhớ, mà thờ gian trôi đi càng làm nỗi nhớ thêm tha thiết,sâu lắng. mỗi mùa đến đều có một không gian đặc trưng và khi đi qua đều để lại một khoảnh khắc đẹp và đáng cất giữ trong tâm hồn – đó là khi nhà thơ bắt nhịp cùng không gian – cảnh vật. Đó là tình yêu đích thực, rung động chân thành của trái tim nhà thơ. Cũng là tấm lòng của những người con kháng chiến sâu nặng với “thủ đô kháng chiến”.

**************

Trên đây là 15 bài văn mẫu Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc lớp 12 hay nhất được thầy cô chọn lọc vô cùng kỹ càng. Hy vọng sẽ là tài liệu giúp các em trau dồi vốn từ, củng cố kỹ năng viết bài cảm nhận một cách hoàn thiện nhất.

Bạn đang đọc : Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc hay nhất (15 Mẫu) 2023 được cập nhập bởi Tekmonk.

Thông tin và kiến thức về chủ đề Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc hay nhất (15 Mẫu) 2023 do Học viện Công nghệ Tekmonk chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Tham khảo thêm các khóa học công nghệ đỉnh cao tại: Học viện công nghệ Tekmonk
 			Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc hay nhất (15 Mẫu)		 2023

Nguồn: Internet

Có thể bạn muốn biết:

Có thể bạn quan tâm More From Author

Leave a comment