Dàn ý phân tích bài thơ Viếng lăng Bác 2023

Đánh giá bài này

Bạn đang tìm kiếm Dàn ý phân tích bài thơ Viếng lăng Bác 2023 phải không? Xin chúc mừng bạn đã tìm đúng chỗ rồi! Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Tekmonk

Dàn ý phân tích bài thơ Viếng lăng Bác
 

I. Dàn ý phân tích bài thơ Viếng lăng Bác, mẫu 1 (Chuẩn)

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2. Thân bài:

a. Cảm xúc khi đứng từ xa nhìn về lăng Bác
– Bồi hồi, xúc động khi được ra thăm lăng Bác:
+ Câu thơ như lời giới thiệu, tự sự chân thành “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”.
+ Tác giả xưng “con”: thể hiện sự gần gũi, thân thiết.
+ Động từ “thăm”: cách nói giảm nói tránh, giảm bớt nỗi đau, mất mát

– Hình ảnh “hàng tre”:
+ Hình ảnh tả thực: Hàng tre xanh ngát bên lăng Bác
+ Tượng trưng cho tâm hồn, lòng kiên trung, ngay thẳng của người Việt Nam
–  Động từ “ôi”: thế hiện niềm xúc động, tự hào.

b. Cảm xúc của tác giả khi bước vào lăng Bác:
–  Hình ảnh ẩn dụ, so sánh “mặt trời”:
+  Ẩn dụ: “mặt trời” chính là Bác Hồ, là nguồn sáng chói loà và rực rỡ
+ So sánh: mặt trời thiên nhiên và “mặt trời” Bác đều tỏa sáng rạng rỡ.
– Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ”: nỗi xúc động tiếc thương của người dân đối với sự ra đi của Bác.
– Điệp từ “ngày ngày”: diễn tả sự lặp lại thường xuyên, vô tận

– Hình ảnh kết tinh “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”:
+ Hình ảnh ẩn dụ sáng tạo: “dòng người” –  tràng hoa: Là tràng hoa của lòng người, của lòng biết ơn, trân trọng của con người Việt Nam với Bác.
+ “bảy mươi chín mùa xuân”: hoán dụ số tuổi của Bác

–  Niềm biết ơn chân thành và sự xúc động nghẹn ngào của tác giả:
+ Nói giảm nói tránh về sự ra đi của Bác “Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên”
+ Hình ảnh “một vầng trăng sáng dịu hiền”: liên tưởng thú vị của nhà thơ gợi liên tưởng đến tâm hồn thanh cao, giản dị của Bác đồng thời gợi nhớ đến những bài thơ ngập ánh trăng của Người.

– Niềm xúc động mãnh liệt của nhà thơ “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/Mà sao nghe nhói ở trong tim”:
+ Nỗi đau đớn, xót xa trước sự ra đi của Bác
+ Niềm xúc động, tê tái tận trong tâm hồn “nhói trong tim”.

c. Cảm xúc của nhà thơ trước khi rời lăng Bác:
– Cuộc chia ly bịn rịn, lưu luyến của người con miền Nam:
+ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”: lời từ biệt xúc động chan chứa tình cảm sâu nặng.

– Ước nguyện chân thành của nhà thơ:
+ Điệp từ “muốn làm”: nhấn mạnh sự khao khát và ước nguyện của nhà thơ.
+ Muốn làm con chim, đóa hoa, cây tre để ngày ngày ở bên Bác.
+ Hình ảnh “cây tre” kết thúc bài thơ là ẩn dụ cho con người Việt Nam.
+ “Cây tre trung hiếu”: con người Việt Nam bất khuất, trung với Đảng, hiếu với dân

3. Kết bài:

Cảm nhận chung: Bài thơ là niềm cảm xúc chân thành, lòng thành kính của nhà thơ, của mọi người đối với Bác Hồ.
 

II. Dàn ý phân tích bài thơ Viếng lăng Bác, mẫu 2 (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
– Khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ

See also  Hình cắt, mặt cắt là gì? Hình cắt, mặt cắt dùng để làm gì? 2023

2. Thân bài

a. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được mở đầu bằng cảm xúc bồi hồi, xúc động của tác giả trước cảnh vật bên ngoài lăng Bác:
– Câu thơ mở đầu: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
+ Như một lời thông báo hoàn cảnh của cuộc viếng thăm
+ Chất chứa biết bao tình cảm thân thương trìu mến. 

– Tác giả sử dụng đại từ nhân xưng, xưng “con”, gọi “Bác” vừa thể hiện lòng tôn kính sâu sắc, vừa gợi tình cảm ruột thịt ấm áp, thân thương và gần gũi.
– Biện pháp nói giảm nói tránh đã được vận dụng thông qua việc sử dụng từ “thăm” thay từ “viếng” để vơi bớt nỗi đau thương trước sự ra đi của Người.
– Hình ảnh “hàng tre trong sương” xanh xanh, thẳng hàng:
+  Là hình ảnh bình dị, thân thương, quen thuộc đối với quê hương Việt Nam
+ Ẩn dụ cho những phẩm chất kiên cường, bất khuất của dân tộc ta qua bao gian lao, thử thách: “Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng”. 

b. Bài thơ được tiếp nối qua cảm xúc trước dòng người vào lăng viếng Bác. 

– Hình ảnh mặt trời xuất hiện hai lần qua sự sóng đôi của một hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ.
+ Mặt trời thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên, chiếu sáng và đem lại sức sống cho muôn loài.
+ “Mặt trời” thứ hai là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác, bởi Người đã tìm ra ánh sáng chân lí soi sáng con đường giải phóng dân tộc, đồng thời bất tử hóa hình ảnh của Người.
– Chi tiết “rất đỏ” đã nhấn mạnh trái tim căng tràn nhiệt huyết cách mạng và chan chứa tình yêu thương của Người đối với toàn thể nhân dân Việt Nam. 

– Biện pháp nói giảm nói tránh thông qua chi tiết “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”
– Hình ảnh “vầng trăng” gợi nhắc đến tâm hồn thanh cao, sáng trong của Bác, đồng thời gợi những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.
– Hình ảnh “trời xanh” tiếp tục là sự ẩn dụ cho sự vĩnh cửu, trường tồn của Bác.
– Dù đã khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng đó nhưng nhà thơ Viễn Phương vẫn không nén được nỗi đau thương: “Mà sao nghe nhói ở trong tim”. 

c. Bài thơ khép lại bằng những ước nguyện hóa thân chân thành, xúc động của tác giả
– Cụm từ “thương trào nước mắt” đã bộc lộ trực tiếp cảm xúc lưu luyến, bịn rịn của nhà thơ sau khi rời xa Bác để trở về miền Nam.
– Điệp ngữ “muốn làm” kết hợp biện pháp nghệ thuật liệt kê: con chim, đóa hoa, cây tre trung hiếu, chúng ta có thể thấy được ước mong được nhập vào cảnh vật trong lăng để mãi ở bên Bác.
– Hình ảnh cây tre xuất hiện ở khổ thơ cuối đã tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài thơ.
+ Ở khổ thơ đầu tiên, hình ảnh cây tre là hình ảnh thực, đồng thời là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý, tốt đẹp của toàn dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất.
+ Ở khổ thơ cuối, hình ảnh cây tre tượng trưng cho tấm lòng kính yêu và trung thành vô hạn của tác giả Viễn Phương đối với Bác. 

3. Kết bài

Khái quát ý nghĩa của bài thơ.
 

III. Dàn ý phân tích bài Viếng lăng Bác, mẫu 3 (Chuẩn)

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

2. Thân bài

a. Khổ thơ 1:
– Cách xưng hô “con –Bác” mang lại cảm giác thân thuộc, gần gũi.
– Hình ảnh hàng tre xanh:
+ Cảnh tả thực “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”- hình ảnh hàng tre bên cạnh lăng Bác.
+ Tre xanh là loài cây truyền thống của dân tộc Việt Nam, tạo không khí thân thuộc gần gũi, bộc lộ sự giản dị, chất phác từ ngàn đời, mang đến sự ấm áp, yên bình của thôn quê ngay giữa thủ đô.
+ “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” còn là ẩn dụ về tinh thần, ý chí kiên cường của con người Việt Nam khi trải qua biết bao biến động, đau thương vẫn kiên cường bất khuất.
+ Tre chính là hình ảnh đại diện cho những người con Việt Nam đang ngày ngày đứng thẳng, canh giữ cho Bác một giấc ngủ bình yên.

See also  CH4 + O2 → H2O + HCHO 2023

b. Khổ thơ thứ 2:
– Lấy hình ảnh “mặt trời” của thiên nhiên để bộc lộ tầm vóc vĩ đại của Hồ Chủ tịch.
→ Bác chính là ánh dương soi sáng con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước cho dân tộc Việt Nam.
– Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” thể hiện tấm lòng tôn kính, tiếc thương vô hạn đối với sự ra đi mãi mãi của Bác.
– Câu thơ “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” không chỉ bộc lộ tình cảm của những người ở lại trước vong linh Hồ Chủ tịch mà nó còn nhằm khẳng định nhấn mạnh những hy sinh to lớn của Bác cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ đất nước.

c. Khổ thơ thứ 3:
– Dùng cách nói giảm nói tránh, đầy trân trọng và tôn kính “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”.
– Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền”, tạo cảm giác trong trẻo, thanh tịnh đến vô ngần, đồng thời sự thật về việc Bác ra đi cũng trở nên dễ chấp nhận hơn với nhiều độc giả.
– “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/Mà sao nghe nhói ở trong tim”, dù ý thức được rằng tuy Bác đã đi xa nhưng vẫn không thể kìm nén nỗi đau xót ở trong lòng.

d. Khổ thơ cuối:
– Sau chuyến thăm viếng ngắn ngủi, tác giả phải quay trở về miền Nam công tác, điều đó cũng đồng nghĩa rằng phải xa Bác, khiến Viễn Phương tiếc nuối không thôi.
– Ước nguyện chân thành muốn được trở thành con chim hót, đóa hoa, cây tre “trung hiếu” để ngày ngày ở bên Bác.
→ Viễn Phương đã dành cho Bác những tình cảm hết sức chân thành và tôn kính, lòng mến thương ấy đã được tác giả bộc lộ thông qua những mong ước thật bình thường và giản dị.

3. Kết bài:

Nêu cảm nhận về tác phẩm.
 

IV. Dàn ý phân tích bài thơ Viếng lăng Bác, mẫu 4 (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ Viêng lăng Bác: Bài thơ Viếng lăng Bác được viết nên bởi những vần thơ thiết tha bày tỏ niềm thành kính và nỗi xúc động khi được ra thăm lăng Bác của Viễn Phương.

2. Thân bài

*4 câu đầu: 
– Lời xưng hô thân mật, gần gũi, như tình cảm của một đứa con thân yêu dành cho người cha đáng kính.
– Hàng tre xanh xanh ấy là sức sống bền bỉ, sự trường tồn của đất nước, dân tộc. 

* 8 câu tiếp:
– Hình ảnh mặt trời ẩn dụ cho hình ảnh Bác
– Niềm yêu thương, xúc động kết thành những tràng hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất dâng lên người.
– Ánh trăng sáng trong ấy như nhân cách vĩ đại của người, cao đẹp, gần gũi mà thân thương.
– Niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Bác

* 4 câu cuối:
– Ước nguyện giản dị nhưng chất chứa tình cảm lớn lao của người con gửi đến Người:
+ muốn làm con chim hót
+ muốn làm đóa hoa thơm
+ muốn làm cây tre canh giữ giấc ngủ cho Người
– Ước nguyện của mọi con dân đất Việt gửi đến Bác.

3. Kết bài

“Viếng lăng Bác” kết tinh những tình cảm lớn trong một trái tim bình dị đã chạm đến cảm xúc người đọc một cách tự nhiên, gây thổn thức lòng người.
 

V. Dàn ý phân tích bài thơ Viếng lăng Bác, mẫu 5 (Chuẩn)

1.   Mở bài

See also  Giải bài 47, 48, 49, 50 trang 14, 15 SBT Toán 9 tập 2 2023

Giới thiệu về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương

2.   Thân bài

– Khổ 1: Hoàn cảnh nhà thơ ra thăm lăng Bác và cảm xúc của ông khi mới bước đến lăng Bác.
– Khổ 2: Hình ảnh mặt trời ẩn dụ cho sự vĩ đại của Bác Hồ và tình cảm mà mọi người dân dành cho Bác
– Khổ 3: Cảm xúc của nhà thơ khi nhìn thấy di hài Bác ở trong lăng
– Khổ 4: Ước nguyện được hóa thân thành con chim, đóa hoa, cây tre để có thể ở bên cạnh Bác.

3.   Kết bài

Cảm nghĩ về bài thơ
 

VI. Bài văn mẫu phân tích bài thơ Viếng lăng Bác (Chuẩn)

Bác Hồ đã ra đi mãi mãi để lại niềm tiếc thương vô cùng cho hàng triệu con người Việt Nam. Người ra đi khi mà miền Nam còn chưa được độc lập, đất nước Việt Nam còn chưa được thống nhất. Mong muốn mãnh liệt là đi miền Nam của Bác cũng không kịp thực hiện. Vậy nên, năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ vừa kết thúc thắng lợi và lăng Bác được khánh thành thì nhà thơ Viễn Phương – một người con của miền Nam yêu dấu đã thay mặt nhân dân miền Nam ra thăm và viếng lăng Bác. Cũng ở dịp này, ông đã sáng tác nên bài thơ “Viếng lăng Bác” và in trong tập thơ Như mây mùa xuân.

Bài thơ Viếng lăng Bác là niềm cảm xúc dạt dào, chân thành của một người con từ miền Nam xa xôi lặn lội ra thăm người Cha già của dân tộc, vừa thành kính lại tha thiết, sâu nặng. Bài thơ được viết bằng thể thơ tám chữ với bốn khổ thơ…(Còn tiếp)

>> Xem Bài mẫu đầy đủ Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác tại đây.

——————HẾT———————

Viếng lăng Bác là bài thơ hay và nhiều xúc cảm khi viết về người cha già vĩ đại của dân tộc, để tìm hiểu thêm về tác phẩm mời các em tìm đọc thêm các bài viết Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ Viếng lăng Bác, Viếng lăng Bác là bài ca ân tình cảm động của Viễn Phương, Phân tích khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác, Bình giảng bài thơ Viếng lăng Bác.

Bạn đang đọc : Dàn ý phân tích bài thơ Viếng lăng Bác 2023 được cập nhập bởi Tekmonk.

Thông tin và kiến thức về chủ đề Dàn ý phân tích bài thơ Viếng lăng Bác 2023 do Học viện Công nghệ Tekmonk chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Tham khảo thêm các khóa học công nghệ đỉnh cao tại: Học viện công nghệ Tekmonk
 			Dàn ý phân tích bài thơ Viếng lăng Bác		 2023

Nguồn: Internet

Có thể bạn muốn biết:

Có thể bạn quan tâm More From Author

Leave a comment