Dương Đình Nghệ là ai? Chuyện về Dương Đình Nghệ 2023

Đánh giá bài này

Bạn đang tìm kiếm Dương Đình Nghệ là ai? Chuyện về Dương Đình Nghệ 2023 phải không? Xin chúc mừng bạn đã tìm đúng chỗ rồi! Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Tekmonk

Dương Đình Nghệ là ai?

Dương Đình Nghệ (chữ Hán: 楊廷藝), có sách như Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép là Dương Diên Nghệ (楊筵藝, 22 tháng 11 năm 874 – 937), người Ái châu, làm tướng cho Khúc Hạo. Đời Hậu Lương, vì Khúc Hạo chiếm cứ đất Giao Châu, nên Nam Hán Cao Tổ Lưu Nghiễm ở đất Quảng Châu, có cớ sai Lý Khắc Chính và Lý Tri Thuận đánh chiếm Giao Châu. Kết quả của cuộc chiến này là con trai Khúc Hạo là Khúc Thừa Mỹ bị bắt, và vua Nam Hán phong Lý Tiến thay làm Thứ sử Giao Châu. Thấy vậy, tướng Dương Đình Nghệ dấy binh lên, đánh bại được Lý Khắc Chính, và vây hãm Lý Tiến. Và khi Lý Tiến được tướng Nam Hán là Trần Bảo đem quân tới cứu, Dương Đình Nghệ một lần nữa đánh bại và chém chết được Trần Bảo. Cuối cùng là Dương Đình Nghệ đã vẻ vang giữ được thành, và oai phong tự xưng là Tiết độ sứ của Giao Châu. Tám năm sau, Dương Đình Nghệ, tuy thắng được ngoại xâm nhưng lại chết vì nội phản, bị tướng của mình là Kiều Công Tiễn làm phản, giết chết rồi lên thay.

Dương Đình Nghệ người thủ lĩnh tài năng

Tên gọi

Do chữ diên (延 hoặc 筵) và chữ đình 廷 gần giống nhau nên có sự “tam sao thất bản”.

Đại Việt sử ký toàn thư, ngoại kỷ, Quyển V chép là Dương Đình Nghệ kèm ghi chú: “Cương mục ghi Dương Diên Nghệ, người Ái Châu, tức Thanh Hóa (CMTB5, 17a). Tài liệu Trung Quốc như Tống sử (q. 488), Tư trị thông giám v.v… cũng chép là Dương Diên Nghệ. Ngũ đại sử (q. 65) chép như Toàn thư (là Đình Nghệ). Có thể nhầm nét chữ vì chữ 延 diên và chữ 廷 đình gần giống nhau.”

Trong số sách ghi họ tên ông là Dương Diên Nghệ có Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Ở phần tiền biên, Quyển V của sách này có ghi chú: “Sách An Nam kỷ yếu chép là Đình Nghệ. Nay theo sách Cương mục (Trung Quốc) đổi lại là Diên Nghệ.”

Như trên đã nói Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép là Dương Diên Nghệ. Cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh cũng chép là Dương Diên Nghệ.

Sự nghiệp

Phía Bắc nước Việt tồn tại hai nước lớn là nhà Nam Hán và nhà Lương. Năm 919, Khúc Thừa Mỹ sai sứ sang nhà Lương xin được lĩnh tiết việt, nhà Lương trao cho. Vua Nam Hán cả giận.

Mùa thu tháng 7 năm 923, vua Nam Hán Lưu Nghiễm sai tướng là Lý Khắc Chính (hoặc Lý Thủ Dung và Lương Khắc Trinh) đem quân sang đánh Giao Châu. Lý Khắc Chính bắt được Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ đem về. Vua Nam Hán phong tước cho Dương Đình Nghệ, cho Lý Tiến làm Thứ sử Giao châu, cùng với Lý Khắc Chính giữ thành.

Năm 931, Dương Đình Nghệ tìm cách báo thù cho họ Khúc. Ông nuôi 3.000 giả tử (con nuôi), đặt ra trường đánh vật, chiêu tập các hào kiệt, lấy đại nghĩa khuyến khích họ.

Lý Tiến lo sợ, sai người cấp báo cho vua Nam Hán, cùng năm ấy, Dương Đình Nghệ đem quân vây Lý Tiến. Vua Nam Hán sai Trần Bảo (hoặc Trình Bảo) đem quân sang cứu, nhưng đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã hạ được thành. Lý Tiến trốn về nước, Trần Bảo vây thành, Dương Đình Nghệ đem quân ra đánh giết chết Trần Bảo.

Dương Đình Nghệ giữ lấy thành, tự xưng là Tiết độ sứ nhận lĩnh việc châu.

Cái chết

Mùa xuân tháng 3 năm 937, Dương Đình Nghệ bị nha tướng của mình là Kiều Công Tiễn (hoặc Kiểu Công Tiễn) giết chết. Một nhà tướng khác của ông là Ngô Quyền kéo quân từ Ái Châu ra đánh Kiều Công Tiễn.

Quê hương

Dương Đình Nghệ quê ở châu cổ pháp, Bắc Ninh, năm 894 di cư vào ái châu Thanh Hóa.

Sách An Nam chí lược, Việt sử tiêu án, Đại Việt sử ký toàn thư đều chép Dương Đình Nghệ là người Ái châu. Theo soạn giả Lê Tắc, sách An Nam chí lược, quyển Đệ nhất, Ái châu là phần thuộc Thanh Hóa.

Nam-Giao đời xưa, nhà Chu gọi là Việt-Thường, nhà Tần gọi là Tượng-Quận, nhà Hán đặt làm ba quận: Giao-Châu, Cửu-Chân và Nhật-Nam. Nhà Đường lại cải Giao-Châu làm An-nam phủ, quận Cửu-Chân làm Ái-Châu, quận Nhật-Nam làm Hoan-Châu, tức là La-Thành, Thanh-Hóa và Nghệ-An ngày nay vậy.
See also  Giải bài 10, 11, 12, 13, 14 trang 103, 104 SGK toán lớp 8 – tập 2 2023

Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú:

Thanh Hoa nguyên trước là đất Tượng Quận, đời Hán gọi là quận Cửu Chân, Lương đặt là châu Ái, Tùy gọi là Cửu Chân, Đường lại đổi là châu Ái.

Dương Đình Nghệ – một hào trưởng có lòng yêu nước thương dân

Chuyện về Dương Đình Nghệ

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Dương Đình Nghệ còn có tên khác là Dương Diên Nghệ. Ông là người khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán, giải phóng thành Đại La (Thăng Long – Hà Nội), giành quyền tự chủ cho đất nước Việt được 6 năm. Dương Đình Nghệ vốn là một hào trưởng, người làng Giàng (nay thuộc xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Thời Khúc Hạo cầm quyền (907-917), Dương Đình Nghệ từng là một trong những bộ tướng của họ Khúc. Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên nối nghiệp cha. Dương Đình Nghệ tiếp tục làm bộ tướng cho Khúc Thừa Mỹ (917-930). Năm 930, Nam Hán – một tiểu vương quốc do họ Lưu lập nên đã xua quân sang bắt Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ, đánh chiếm thành Đại La, sai Lý Tiến làm thứ sử. 

Trước tình hình này, Dương Đình Nghệ đã tập hợp hơn 3.000 binh sĩ dấy quân khởi nghĩa ở Ái Châu, dùng Ngô Quyền, Đinh Công Trứ, Kiều Công Tiễn… làm nha tướng. Tháng 3-931, Dương Đình Nghệ ra quân từ Ái Châu, đánh đuổi thứ sử Lý Tiến của nước Nam Hán. Lý Tiến bỏ chạy, Dương Đình Nghệ giải phóng thành Đại La. 

Sau đó, Lưu Cung là vua Nam Hán lại sai Trần Bảo mang quân sang tiếp viện. Dương Đình Nghệ chủ động mở cửa thành nghênh đón địch, tiêu diệt viện binh Nam Hán, chém chết Trần Bảo. Sau đó ông tự lập làm Tiết độ sứ. Lưu Cung sai Trần Bảo mang quân sang tiếp viện. Dương Đình Nghệ chủ động mở cửa thành nghênh đón địch, tiêu diệt viện binh Nam Hán, chém chết Trần Bảo. Sau đập tan quân tiếp viện của kẻ thù, ông tự lập mình làm Tiết độ sứ, dựng nền độc lập tự chủ cho nước Nam.

Sau thành công này, Kiều Công Tiễn là một danh tướng được Dương Đình Nghệ tin cậy đã đắc ý sinh kiêu và âm mưu phản nghịch. Kiều Công Tiễn vốn là hào trưởng Phong Châu (Phú Thọ) từ thời họ Khúc tự chủ. Khi vua Nam Hán xâm chiếm Tĩnh Hải quân (tên gọi Việt Nam lúc đó), bắt Khúc Thừa Mỹ, tướng cũ của họ Khúc là Dương Đình Nghệ tập hợp lực lượng ở Ái Châu để chống Hán. Một số tài liệu nói rằng Dương Đình Nghệ nhận tất cả 3.000 tráng sĩ đến đầu quân làm “con nuôi” (nghĩa tử) và Kiều Công Tiễn cũng ở trong số đó. Tháng 4-937, Tiễn cùng với người em ruột là Kiều Thuận lên kế hoạch ám sát Dương Đình Nghệ, chiếm đóng thành Đại La rồi tự xưng là Tiết độ sứ và nắm quyền trị nước.

Sau khi Dương Đình Nghệ bị sát hại, một số tướng cũ của Dương Đình Nghệ mà tiêu biểu là Ngô Quyền – con rể đã quyết tâm tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Khi đó, Ngô Quyền đang trấn thủ Ái Châu đã tập hợp lực lượng và phát lời kêu gọi mọi người chống Công Tiễn. Các hào trưởng, hào kiệt nhiều nơi như Dương Tam Kha, Đinh Công Trứ, Kiều Công Hãn, Đỗ Cảnh Thạc… về theo. Lúc này Công Tiễn bị cô lập.

Sợ bị Ngô Quyền trả thù, năm 938, Kiều Công Tiễn cho người sang nhà Nam Hán để xin viện binh. Vua Nam Hán đã sai con là Vạn vương Hoằng Thao đưa quân sang xâm chiếm nước Nam. Tháng 4-938, Ngô Quyền mang quân ra Bắc. Đạo quân tiên phong do Dương Tam Kha và con trưởng Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập chỉ huy. Đạo quân này nhanh chóng hạ thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn. Khi đó quân Hán chưa kịp đến cứu giúp Tiễn và Kiều Công Tiễn xưng Tiết độ sứ chưa đầy 1 năm. Quân Nam Hán cũng bị Ngô Quyền dẹp tan trong trận Bạch Đằng nổi tiếng.

Lời bàn:

Theo sử cũ còn lưu truyền đến ngày nay, việc tổ chức quân đội đánh đuổi quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ là cuộc chiến giành lại đất đai đã mất từ tay người Bắc chứ không phải là “phòng thủ, kháng chiến” trên cơ sở đã có để chống người Bắc sang. Và với việc đánh bại liên tiếp hai đạo quân Nam Hán, hạ thành, giết tướng cứu viện, đồng thời đánh trận đối đầu và thắng ngay không cần dùng chiến thuật du kích, vu hồi, trường kỳ… Dương Đình Nghệ đã chứng tỏ rõ ông là một vị tướng thiện chiến và huấn luyện được một đạo quân tinh nhuệ dù không thật hùng hậu. Sở dĩ Đình Nghệ làm được điều đó vì ông đã nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, tận tâm thương yêu tướng sĩ khiến họ đồng lòng hết sức đánh giặc và đã thu được thắng lợi nhanh chóng.

Mặc dù chiến thắng quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ không được các sử gia đương thời cũng như ngày nay đánh giá cao như trận Bạch Đằng của người con rể là Ngô Quyền sau này, nhưng nó có tác động cổ vũ tinh thần rất lớn cho người nước Nam thời bấy giờ. Và hơn nữa, trận đánh này đã chỉ rõ cho các thế hệ sau ông thấy rằng, dù đã bị Bắc thuộc 1000 năm, nhưng người Nam vẫn hoàn toàn đủ sức đứng vững và đương đầu được với các cuộc tấn công của người Bắc để tách riêng thành một cõi độc lập và khẳng định nhân dân ta có đủ sức mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc.

Chính quyền Dương Đình Nghệ (931 – 937)

Dương Đình Nghệ bị phản tướng giết hại

Dương Đình Nghệ (?-937) là một trong những bộ tướng của họ Khúc từ năm 907 – 930. Ông vốn là một hào trưởng, người làng Dàng (nay thuộc xã Dương Xá, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa).

“Khi Lý Khắc Chính bắt được Khúc Thừa Mỹ, Dương Đình Nghệ bèn tìm cách đánh báo thù. Ông chiêu tập hào kiệt, dùng đại nghĩa để khuyến khích cùng hợp mưu để đánh đuổi tướng Nam Hán là Lý Khắc Chính. Vua Nam Hán sai Lý Tiến sang làm Thứ sử Giao Châu (thay cho Lý Khắc Chính). Dương Đình Nghệ lại đem quân vây hãm Lý Tiến. Vua Nam Hán liền sai Trần Bảo sang cứu Lý Tiến. Dương Đình Nghệ đón đánh và chém được Trần Bảo. Từ đó Dương Đình Nghệ giữ lấy châu thành tự xưng là Tiết độ sứ, nhận lãnh mọi việc của châu”.Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên nối nghiệp cha. Dương Đình Nghệ tiếp tục làm bộ tướng cho Khúc Thừa Mỹ (917 – 930). Bấy giờ, Trung Quốc đang trong thời loạn lạc, các tập đoàn thống trị không ngớt tìm cách chia bè kết cánh và xâu xé lẫn nhau. Một loạt các tiểu vương quốc lần lượt ra đời. Sử gọi đó là thời Ngũ đại thập quốc (năm đời, mười nước).

Sát biên giới phía Bắc nước ta là Nam Hán – một tiểu vương quốc do họ Lưu lập nên. Trong bối cảnh phức tạp đó, sự khôn khéo trong quan hệ bang giao có ảnh hưởng rất to lớn đối với vận mệnh quốc gia. Khúc Hạo nhận thức rất đầy đủ về vấn đề này, rất tiếc là Khúc Thừa Mỹ lại không kế thừa được kinh nghiệm quý giá đó. Khúc Thừa Mỹ thường gọi Nam Hán là “ngụy triều”, “ngụy tặc” và chính lời lẽ thiếu tế nhị đó đã có tác dụng khiêu khích Nam Hán. Sẵn có mưu đồ bành trướng từ trước, nhân được thêm cơ hội này, năm 930, Nam Hán đã xua quân sang xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến chống Nam Hán do Khúc Thừa Mỹ chỉ huy đã nhanh chóng thất bại. 

Sau thất bại của Khúc Thừa Mỹ, vai trò của họ Khúc trên vũ đài chính trị của nước nhà cũng kể như chấm dứt. Triều đình Nam Hán tuy chưa kịp thiết lập một hệ thống chính quyền đô hộ vững chắc trên toàn cõi nước ta, nhưng, nguy cơ bị ngoại bang thống trị lâu dài cũng đã thể hiện rất rõ.

Trước tình hình như vậy, Dương Đình Nghệ đã quả cảm đảm nhận trọng trách lãnh đạo nhân dân vùng lên giành lại độc lập và chủ quyền. Từ một vị hào trưởng – một bộ tướng thân tín của Khúc Hạo và Khúc Thừa Mỹ, Dương Đình Nghệ đã trở thành một vị danh tướng, có công lớn đối với nước nhà. Chỉ trong vòng chưa đầy một năm, ông đã ba lần đánh đuổi ba đạo quân lớn của Nam Hán do ba viên tướng khét tiếng khác nhau cầm đầu.

Năm 931, sau khi lập nên những võ công xuất sắc, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tự mình quản lý và điều hành các công việc của nước nhà. Tiết độ sứ là tên chức quan đô hộ của Trung Quốc đối với nước ta, được Trung Quốc đặt ra kể từ khoảng cuối thời Bắc thuộc. Đối với Dương Đình Nghệ, đây chẳng qua là một danh xưng tạm dùng, cốt tạo ra sự tế nhị cần thiết trong quan hệ bang giao. Trong thực tế, ông chính là vua của nước ta.

Tháng ba năm Đinh Dậu (937), Dương Đình Nghệ bị một kẻ phản phúc giết hại. Kẻ đó là Kiều Công Tiễn. Chua xót thay, Kiều Công Tiễn lại cũng chính là con nuôi và là một trong những nha tướng từng được Dương Đình Nghệ cưu mang và tin cậy.

Luật nay: Kiều Công Tiễn phạm tội giết người

Rõ ràng hành vi giết Dương Đình Nghệ của Kiều Công Tiễn đã được sử sách chép khá rõ. Hành vi ấy đáng phải bị trừng phạt theo pháp luật thời nay. Tuy nhiên, việc xử tử hình hay phạt tù còn tùy thuộc vào quá trình luận tội tại phiên tòa.

Pháp luật ngày nay quy định rõ, giết người là hành vi trái pháp luật cố ý làm chết người ngoài ý muốn của nạn nhân. Hành vi làm chết người được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Hậu quả của hành vi trái luật này là gây chết người. Như vậy, tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người.

Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội được coi là tội giết người chưa đạt (khi có lỗi cố ý trực tiếp) hoặc là tội cố ý gây thương tích (khi có lỗi cố ý gián tiếp). Mục đích và động cơ phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội giết người và được quy định là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt.

Chiếu theo Điều 93 BLHS, Công Tiễn có thể bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

********************

See also  Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về việc tiết kiệm nước sạch lớp 3 (17 Mẫu) 2023

Bạn đang đọc : Dương Đình Nghệ là ai? Chuyện về Dương Đình Nghệ 2023 được cập nhập bởi Tekmonk.

Thông tin và kiến thức về chủ đề Dương Đình Nghệ là ai? Chuyện về Dương Đình Nghệ 2023 do Học viện Công nghệ Tekmonk chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Tham khảo thêm các khóa học công nghệ đỉnh cao tại: Học viện công nghệ Tekmonk
 			Dương Đình Nghệ là ai? Chuyện về Dương Đình Nghệ		 2023

Nguồn: Internet

Có thể bạn muốn biết:

Có thể bạn quan tâm More From Author

Leave a comment