Hóa học 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại – Giải bài tập SGK Hóa học 9 Bài 16 2023

Đánh giá bài này

Bạn đang tìm kiếm Hóa học 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại – Giải bài tập SGK Hóa học 9 Bài 16 2023 phải không? Xin chúc mừng bạn đã tìm đúng chỗ rồi! Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Tekmonk

Hóa học 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại được Tekmonk hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 9 Bài 16

1. Tác dụng với phi kim

a) Tác dụng với oxi:

Hầu hết kim loại (trừ Au, Pt, Ag,..) tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao, tạo thành oxit.

Ví dụ:

b) Tác dụng với phi kim khác (Cl2, S, …):

Nhiều kim loại tác dụng với nhiều phi kim, tạo thành muối.

Ví dụ:

2. Tác dụng với dung dịch axit

Nhiều kim loại tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng…) tạo thành muối và H2.

Ví dụ:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2Al + 3H2SO4 (loãng) → Al2(SO4)3 + 3H2

3. Tác dụng với dung dịch muối

Kim loại hoạt động mạnh hơn (trừ các kim loại phản ứng với nước như Na, K, Ba, Ca…) tác dụng với muối của kim loại yếu hơn, tạo thành muối mới và kim loại mới.

Ví dụ:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe

Giải bài tập SGK Hóa học 9 Bài 16

Bài 1 (trang 51 SGK Hóa 9)

Kim loại có những tính chất hóa học nào? Lấy ví dụ và viết các phuwong trình hóa học minh họa với kim loại magie.

Lời giải:

Kim loại có những tính chất hóa học chung:

1. Phản ứng của kim loại với phi kim:

2Mg + O2 → 2MgO

Mg + Cl2 → MgCl2

2. Phản ứng của kim loại với dung dịch axit:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑

Mg + H2SO4loãng → MgSO+ H2 ↑

3. Phản ứng của kim loại với dung dịch muối:

Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu.

Bài 2 (trang 51 SGK Hóa 9)

Hãy hoàn thành các phương trình hóa học sau đây:

a) … + HCl -⇒ MgCl2 + H2

b) … + AgNO3 ⇒ Cu(NO3)2 + Ag

c) … + … ⇒ ZnO

d) … + Cl2 ⇒ HgCl2

e) … + S ⇒ K2S.

Lời giải:

Phương trình hóa học:

a) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑

b) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓

c) 2Zn + O2 → 2ZnO

d) Hg + Cl2 → HgCl2

e) 2K + S → K2S.

Bài 3 (trang 51 SGK Hóa 9)

Viết các phương trình hóa học xảy ra giữa các cặp chất sau đây:

See also  Viết chương trình tính chu vi diện tích hình chữ nhật bằng Pascal – Tin học 8 2023

a) Kẽm + axit sunfuric loãng.

b) Kẽm + dung dịch bạc nitrat.

c) Natri + lưu huỳnh.

d) Canxi + clo.

Lời giải:

Các phương trình phản ứng hóa học:

a) Zn + H2SO4loãng → ZnSO4 + H2 ↑

b) Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag

c) 2Na + S → Na2S

d) Ca + Cl2 → CaCl2.

Bài 4 (trang 51 SGK Hóa 9)

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại, hãy viết các phương trình hóa học biểu diễn các chuyển hóa sau đây:

Lời giải:

(1) Mg + Cl2 → MgCl2

(2) 2Mg + O2 → 2MgO

(3) Mg + H2SO4loãng → MgSO4 + H2 ↑

(4) Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag ↓

(5) Mg + S → MgS

Bài 5 (trang 51 SGK Hóa 9)

Dự đoán hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra, khi:

a) Đốt dây sắt trong khí clo.

b) Cho một đinh sắt vào trong ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2.

c) Cho một viên kẽm vào dung dịch CuSO4.

Lời giải:

a) Khối màu nâu tạo thành:

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

b) Dung dịch CuCl2 nhạt màu xanh, kim loại màu đỏ bám vào đinh sắt.

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu ↓

c) Zn tan dần, dung dịch CuSO4 nhạt màu xanh, kim loại màu đỏ bám vào viên kẽm.

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu ↓

Bài 6 (trang 51 SGK Hóa 9)

Ngâm một lá kẽm trong 20g dung dịch muối đồng sunfat 10% cho đến khi phản ứng kết thúc. Tính khối lượng kẽm đã phản ứng với dung dịch trên và nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.

Lời giải:

Theo pt: nZn = nCuSO4 = 0,0125 mol → mZn = 0,0125. 65 = 0,8125 (g)

nZnSO4 = 0,0125 mol → mZnSO4 = 0,0125. 161 = 2,0125 (g)

Theo pt nCu = nCuSO4 = 0,0125 mol ⇒ mCu= 64. 0,0125 = 0,8g

mdd sau phản ứng = mZn + mCuSO4 – mCu = 0,8125 + 20 – 0,8 = 20,0125g

Bài 7 (trang 51 SGK Hóa 9)

Ngâm một lá đồng trong 20 ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 g. Hãy xác định nổng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng).

Lời giải:

PTHH: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓

Gọi x là số mol Cu phản ứng

Theo phương trình ta có: nAg sinh ra = 2nCu pư = 2x mol

Khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52g ⇒ mAg sinh ra – mCu pư = 1,52

⇒ 108. 2x – 64x = 1,52 ⇒ x = 0,01 (mol)

Theo pt nAgNO3 = 2.nCu = 2. 0,01 = 0,02 mol

Nồng độ dung dịch AgNO3

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án)

Câu 1: Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí hiđro là:

See also  Phân tích bức tranh mùa thu qua bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến 2023

A. Đồng

B. Lưu huỳnh

C. Kẽm

D. Cacbon

Đáp án: C

Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2

Câu 2: Dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất là CuCl2 có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeCl2 trên:

A. Zn

B. Fe

C. Mg

D. Ag

Đáp án: B

Sử dụng một lượng dư kim loại Fe

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu↓

Lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch FeCl2 tinh khiết.

Câu 3: Đồng kim loại có thể phản ứng được với:

A. Dung dịch HCl

B. Dung dịch H2SO4 loãng

C. H2SO4 đặc, nóng

D. Dung dịch NaOH

Đáp án: C

Câu 4: Các kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro:

A. Na, Ca

B. Zn, Ag

C. Cu, Ag

D. Cu, Ba

Đáp án: A

Câu 5: Lấy một ít bột Fe cho vào dung dịch HCl vừa đủ rồi nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch. Hiện tượng xảy ra là:

A. Có khí bay ra và dung dịch có màu xanh lam.

B. Không thấy hiện tượng gì.

C. Ban đầu có khí thoát ra và dd có kết tủa trắng xanh rồi chuyển dần thành màu nâu đỏ.

D. Có khí thoát ra và tạo kết tủa màu xanh đến khi kết thúc.

Đáp án: C

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 (↓ trắng xanh) + 2NaCl

4Fe(OH)2 (↓) + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 (↓ nâu đỏ)

Câu 6: Hiện tượng xảy ra khi đốt sắt trong bình khí clo là:

A. Khói màu trắng sinh ra.

B. Xuất hiện những tia sáng chói.

C. Tạo chất bột trắng bám xung quanh thành bình.

D. Có khói màu nâu đỏ tạo thành.

Đáp án: D

Câu 7: Nung 6,4g Cu ngoài không khí thu được 6,4g CuO. Hiệu suất phản ứng là:

A. 100%.

B. 80%.

C. 70%.

D. 60%.

Đáp án: B

nCu = 6,4 : 64 = 0,1 mol

Khối lượng CuO theo lý thuyết tạo thành là : mCuO = 0,1.80 = 8 gam.

Hiệu suất phản ứng (tính theo CuO) là:

Câu 8: Hoà tan hết 12g một kim loại ( hoá trị II) bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Kim loại này là:

A. Zn

B. Fe

C. Ca

D. Mg

Đáp án: C

Gọi kim loại là M, tính được nkhí = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol

Vậy kim loại cần tìm là Ca.

Câu 9: Cho vào dung dịch HCl một cây đinh sắt , sau một thời gian thu được 11,2 lít khí hiđro (đktc). Khối lượng sắt đã phản ứng là:

A. 28 gam

B. 12,5 gam

C. 8 gam

See also  Giải bài 13, 14 trang 72 SGK Toán lớp 9 tập 2 2023

D. 36 gam

Đáp án: A

nkhí = 11,2 : 22,4 = 0,5 mol

→ mFe = 0,5.56 = 28 gam.

Câu 10: Cho 9,6 gam kim loại Magie vào 120 gam dung dịch HCl (vừa đủ). Nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng là:

A. 29,32%

B. 29,5%

C. 22,53%

D. 22,67%

Đáp án: B

nMg = 9,6 : 24 = 0,4 mol

Dung dịch sau phản ứng chứa MgCl2: 0,4 mol

******************

Trên đây là nội dung bài học Hóa học 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại do Tekmonk bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Tính chất hóa học của kim loại. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: chinese.com.vn/giao-duc

Bạn đang đọc : Hóa học 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại – Giải bài tập SGK Hóa học 9 Bài 16 2023 được cập nhập bởi Tekmonk.

Thông tin và kiến thức về chủ đề Hóa học 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại – Giải bài tập SGK Hóa học 9 Bài 16 2023 do Học viện Công nghệ Tekmonk chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Tham khảo thêm các khóa học công nghệ đỉnh cao tại: Học viện công nghệ Tekmonk
 			Hóa học 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại – Giải bài tập SGK Hóa học 9 Bài 16		 2023

Nguồn: Internet

Có thể bạn muốn biết:

Có thể bạn quan tâm More From Author

Leave a comment