Hóa học 8 Bài 29: Bài luyện tập 5 – Giải bài tập SGK Hóa học 8 Bài 29 2023

Đánh giá bài này

Bạn đang tìm kiếm Hóa học 8 Bài 29: Bài luyện tập 5 – Giải bài tập SGK Hóa học 8 Bài 29 2023 phải không? Xin chúc mừng bạn đã tìm đúng chỗ rồi! Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Tekmonk

Hóa học 8 Bài 29: Bài luyện tập 5 được Tekmonk hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Giải bài tập SGK Hóa học 8 Bài 29

Bài 1 (trang 100 SGK Hóa 8)

Viết các phương trình hóa học biểu diễn sự cháy trong oxi của các đơn chất: cacbon, photpho, hiđro, nhôm biết rằng sản phẩm là những hợp chất lần lượt có công thức hóa học là CO2, P2O5, H2O, Al2O3. Hãy gọi tên các chất tạo thành.

Lời giải:

C + O2 

 CO2. Cacbon đioxit.

4P + 5O2 

 2P2O5. Điphotpho pentaoxit.

2H2 + O2 

 2H2O. Nước.

4Al + 3O2 

 2Al2O3. Nhôm oxit.

Bài 2 (trang 100 SGK Hóa 8)

Những biện pháp phải thực hiện để đập tắt sự cháy? Tại sao thực hiện được các biện pháp ấy thì sẽ dập tắt được sự cháy?

Lời giải:

Những biện pháp phải thực hiện để dập tắt sự cháy:

– Hạ nhiệt độ chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

– Cách li chất cháy với khí oxi.

Các biện pháp này phải làm đồng thời và có vậy thì sẽ dập tắt được sự cháy.

Bài 3 (trang 101 SGK Hóa 8)

Các oxit sau đây thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ? Vì sao?

Na2O, MgO, CO2, Fe2O3, SO2, P2O5. Gọi tên các oxit đó.

Lời giải:

Các oxit axit: (vì là oxit của phi kim tương ứng với một axit (H2CO3, H2SO3, H3PO4)

CO2: Cacbon đioxit.

SO2: Lưu huỳnh đioxit.

P2O5: điphotpho pentaoxit.

Các oxit bazơ là:(vì là oxit của kim loại tương ứng với một bazơ(NaOH, Ca(OH)2, Fe(OH)3)

Na2O: Natri oxit.

MgO: Magie oxit.

Fe2O3: Sắt(III) oxit.

Bài 4 (trang 101 SGK Hóa 8)

Khoanh tròn ở đầu những câu phát biểu đúng:

Oxit là hợp chất của oxi với:

A. Một nguyên tố kim loại.

B. Một nguyên tố phi kim khác.

C. Các nguyên tố hóa học khác.

D. Một nguyên tố hóa học khác.

E. Các nguyên tố kim loại.

Lời giải:

Câu phát biểu đúng: D.

Bài 5 (trang 101 SGK Hóa 8)

Điền chữ S(sai) vào ô trống đối với câu phát biểu sai:

See also  Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2 + H2O 2023

A. Oxit được chia ra hai loại chính là : oxit axit và oxit bazơ.

B. Tất cả các oxit đều là oxit axit.

C. Tất cả các oxit đều là oxit bazơ.

D. Oxit axit thướng là oxit của phi kim.

E. Oxit axit đều là oxit của phi kim.

G. Oxit bazơ đều là oxit của kim loại tương ứng với bazơ.

Lời giải:

Câu phát biểu sai: B, C, E.

Bài 6 (trang 101 SGK Hóa 8)

Hãy cho biết những phản ứng sau đây thuộc loại phản ứng hóa hợp hay phản ứng phân hủy, vì sao?

a) 2KMnO4 → K2MnO+ MnO2 + O2.

b) CaO + CO2 → CaCO3.

c) 2HgO → 2Hg + O2.

d) Cu(OH)2 → CuO + H2O.

Lời giải:

Phản ứng hóa hợp: b) vì một chất mới sinh ra từ hai chất ban đầu.

Phản ứng phân hủy: a) c) d) vì một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Bài 7 (trang 101 SGK Hóa 8)

Hãy chỉ ra những phản ứng hóa học có xảy ra sự oxi hóa trong các phản ứng cho dưới đây:

a) 2H2 + O2 → 2H2O.

b) 2Cu + O2 → 2CuO.

c) H2O + CaO → Ca(OH)2.

d) 3H2O + P2O5 → 2H3PO4.

Lời giải:

Các phản ứng xảy ra sự oxi hóa: a), b).

(sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hóa)

Bài 8 (trang 101 SGK Hóa 8)

Để chuẩn bị cho buổi thí nghiệm thực hành của lớp cần thu 20 lọ khí oxi, mỗi lọ có dung tích 100ml.

a) Tính khối lượng kali pemanganat phải dùng, giả sử khí oxi thu được ở điều kiện tiêu chuẩn và hao hụt 10%?

b) Nếu dùng kali clorat có thêm một lượng nhỏ MnO2 thì lượng kali clorat cần dùng là bao nhiêu? Viết phương trình phản ứng và chỉ rõ điều kiện phản ứng.

Lời giải:

a) Đổi 100 ml = 0,1 lít

Thể tích khí oxi chứa trong 20 lọ là:

VO2 = 0,1.20 = 2 lít

Mà lượng oxi hao hụt 10% nên hiệu suất phản ứng (H) = 100% – 10% = 90%.

Áp dụng công thức tính hiệu suất phản ứng theo chất tham gia phản ứng có:

Đáp số: mKMnO4 cần dùng = 31,35 (gam)

b) Ý b) tách biệt so với ý a), ngoài ra ở ý b) không cho lượng oxi hao hụt là bao nhiêu nên ta lấy hiệu suất phản ứng đạt 100%.

Thể tích khí oxi thu được là: V = 0,1.20 = 2 (lít)

Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 29 (có đáp án)

Câu 1: Phần trăm khối lượng của Cu trong CuO là

See also  Hóa 8 bài 11: Bài tập luyện tập Lập công thức hóa học và Quy tắc tính hóa trị của nguyên tố 2023

A. 60%

B. 70%

C. 80%

D. 50%

Đáp án: C

Câu 2: Bari oxit có công thức hóa học là

A. Ba2O

B. BaO

C. BaO2

D. Ba2O2

Đáp án: B

Câu 3: Sử dụng chất nào để nhận biết 3 chất rắn Na2O, Al2O3, MgO.

A. H2SO4

B. BaCl2

C. H2O

D. HCl

Đáp án: C

Cho 3 chất rắn tác dụng với nước

+ Chất rắn tan là Na2O

Na2O + H2O → 2NaOH

+ Chất rắn không tan là Al2O3 và MgO

Cho 2 chất còn lại tác dụng với dung dịch Na OH vừa thu được

+ Chất rắn tan là Al2O3

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

+ chất rắn không tan là MgO

Câu 4: Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng ?

A. Oxi nhẹ hơn không khí

B. Oxi cần thiết cho sự sống

C. Oxi không mùi và không vị

D. Oxi chiếm chiếm 20,9% về thể tích trong không khí

Đáp án: A

Câu 5: Nhóm chất nào sau đấy đều là oxit?

A. SO2, MgSO4, CuO

B. CO, SO2, CaO

C. CuO, HCl, KOH

D. FeO, CuS, MnO2

Đáp án: B

Câu 6: Oxit là hợp chất của oxi với:

A. Một nguyên phi kim

B. Một nguyên tố kim loại

C. Nhiều nguyên tố hóa học

D. Một nguyên tố hóa học khác

Đáp án: D

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 3,2 gam lưu huỳnh trong 2,24 lít khí O2. Sau phản ứng khối lượng SO2 thu được là

A. 6,4 gam.

B. 3,2 gam.

C. 8,0 gam.

D. 4 gam.

Đáp án: A

Theo phương trình hóa học S và O2 phản ứng hết; Sau phản ứng thu được 0,1 mol SO2.

mSO2 = 0,1.(32 + 16.2) = 6,4 gam.

Câu 8: Số gam KClO3 để điều chế 2,4 g Oxi ở dktc ?

A. 18 g

B. 17,657 g

C. 6,125 g

D. 9,17 g

Đáp án: C

Theo PTHH có số mol KClO3 = 0,05 mol

Khối lượng KClO3 là:

m = n.M = 0,05. (39 + 35,5 + 16.3) = 6,125 gam.

Câu 9: Tỉ lệ khối lượng của Nito và Oxi là 7: 8. Công thức của oxit là

A. NO

B. NO2

C. N2O5

D. N2

Đáp án: A

⇒ Công thức cần tìm là NO

Câu 10: Người ta thu khí oxi bằng cách đấy không khí là dựa vào tính chất nào?

A. Oxi tan trong nước

B. Oxi nặng hơn không khí

C. Oxi không mùi, màu, vị

See also  Viết chương trình tính chu vi diện tích hình chữ nhật bằng Pascal – Tin học 8 2023

D. Khí oxi dễ trộn lẫn trong không khí

Đáp án: B

******************

Trên đây là nội dung bài học Hóa học 8 Bài 29: Bài luyện tập 5 do Tekmonk bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Bài luyện tập 5. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: chinese.com.vn/giao-duc

Bạn đang đọc : Hóa học 8 Bài 29: Bài luyện tập 5 – Giải bài tập SGK Hóa học 8 Bài 29 2023 được cập nhập bởi Tekmonk.

Thông tin và kiến thức về chủ đề Hóa học 8 Bài 29: Bài luyện tập 5 – Giải bài tập SGK Hóa học 8 Bài 29 2023 do Học viện Công nghệ Tekmonk chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Tham khảo thêm các khóa học công nghệ đỉnh cao tại: Học viện công nghệ Tekmonk
 			Hóa học 8 Bài 29: Bài luyện tập 5 – Giải bài tập SGK Hóa học 8 Bài 29		 2023

Nguồn: Internet

Có thể bạn muốn biết:

Có thể bạn quan tâm More From Author

Leave a comment